Xét tới cả các yếu tố bên trong ngân hàng và bên ngoài (liên quan tới thị trường)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 75)

c/ Chiến lƣợc quản trị thanh khoản cân bằng * Nội dung

3.2.2 Xét tới cả các yếu tố bên trong ngân hàng và bên ngoài (liên quan tới thị trường)

thị trường)

Nhận diện rủi ro là quá trình ngân hàng xác định các nguồn có khả năng phát sinh rủi ro, từ đó nhận biết và định rõ các rủi ro thanh khoản. Một hệ

70

thống nhận diện rủi ro hiệu quả yêu cầu tất cả những rủi ro thanh khoản trọng yếu có thể ảnh hưởng đến những mục tiêu chiến lược của ngân hàng phải được xác định rõ ràng và thường xuyên được xem xét, đánh giá.

Rủi ro thanh khoản được chia thành hai nhóm cơ bản dựa vào nguyên nhân gây ra rủi ro:

- Rủi ro thanh khoản do các yếu tố bên trong ngân hàng (bank-specific risk), ví dụ ngân hàng tập trung cho vay/huy động quá nhiều vào một hoặc vài nhóm khách hàng liên quan, khách hàng chuyển dịch mạnh tiền gửi từ một loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác…Do đó, ngân hàng cần có những quy định về mức độ tập trung hay phụ thuộc đối với một nguồn vốn, đối tượng khách hàng hay sản phẩm bất kỳ. Bên cạnh đó, ngân hàng cần thiết xây dựng quy định về quản lý khách hàng lớn và đảm bảo có đội ngũ chuyên trách thực hiện việc duy trì và củng cố mối quan hệ với các khách hàng này. Ban lãnh đạo cần ý thức được thành phần, đặc điểm và mức độ tập trung của các tài sản nhằm có chiến lược cụ thể để đa dạng hóa nguồn huy động và sử dụng vốn, tránh tình trạng phụ thuộc kéo dài. Chiến lược đó cần được cập nhật thường xuyên nhằm phù hợp với sự thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh.

- Rủi ro thanh khoản do các yếu tố bên ngoài (market-wide risk), ví dụ các ngân hàng đối tác của ACB mất khả năng thanh toán các khoản vay đến hạn, khủng hoảng kinh tế xảy ra làm tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đối tác… Mỗi ngân hàng đều có những đặc thù riêng trong kinh doanh. Những công cụ mang tính chiến thuật cần được xây dựng nhằm hạn chế những rủi ro thanh khoản gây ra bởi những chiến lược kinh doanh đặc thù này. Khi tình hình thanh khoản gặp khó khăn, ngân hàng có thể sử dụng một số tài sản làm tài sản đảm bảo để vay vốn từ các thị trường. Do đó, việc quản lý tốt các tài sản mang tính thanh khoản cao giúp ngân hàng đưa ra quyết định kịp thời và đúng

71

đắn trong việc sử dụng tài sản nào trong từng trường hợp tùy vào mức độ ưu tiên của tài sản, mức độ thiếu hụt thanh khoản và chi phí thực hiện. Ngân hàng phải luôn xem xét các khía cạnh khác như khả năng tham gia vào các thị trường vốn khi cần, giá trị thị trường của các tài sản mang tính thanh khoản cao, việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định NHNN…

Ngân hàng trong thời gian qua không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên, ngoài việc tính toán chi phí – lợi nhuận mang lại khi mở các chi nhánh, phòng giao dịch, ngân hàng phải tính đến việc luân chuyển vốn giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính như thế nào để đảm bảo tính thanh khoản của cả hệ thống với chi phí thấp nhất. Điều này được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại được đầu tư thích hợp.

Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết, hợp lý, cân đối so với quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng. Xây dựng và đảm bảo chỉ số CAR phù hợp với đặc điểm của ngân hàng.

Tiếp tục xây dựng và thực hiện phương pháp quản lý rủi ro vững chắc nhằm đảm bảo sự vững mạnh về tài chính và sự ổn định trong mô hình hoạt động của ngân hàng. Hoàn thiện và củng cố hoạt động của Hội đồng quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO). Đây là hội đồng chịu trách nhiệm chính về việc phát triển, thực thi và xem xét các quy chế, chiến lược và chính sách liên quan đến việc quản lý bảng cân đối kế toán, quản lý vốn và quản lý rủi ro thị trường cũng như rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Ngày càng hoàn thiện các Quy chế, quy trình để giải quyết một cách khoa học và hiệu quả bài toán cân đối kỳ hạn, hạn chế rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất.

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là một trong số ít các ngân hàng tham gia vào thị trường các công cụ phái sinh, song tỷ trọng tham gia so với tổng tài sản còn rất hạn chế. Vì thế, ngân hàng nên tham gia nhiều hơn vào thị

72

trường này, bởi vì đó là các công cụ khá hiệu quả trong việc tạo ra tính thanh khoản cao cho các chứng khoán nợ nhằm hạn chế rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá, từ đó hạn chế rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 75)