Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 59)

c/ Chiến lƣợc quản trị thanh khoản cân bằng * Nội dung

2.3Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

thƣơng mại cổ phần Á Châu

2.3.1 Thành tựu

Thành tựu lớn nhất của ACB trong việc quản trị rủi ro thanh khoản mấy năm qua là đã có phối hợp kịp thời với NHNN khi có rủi ro thanh khoản phát sinh. Nếu có rủi ro thanh khoản xảy ra thì NHNN sẽ ngay lập tức can thiệp và hỗ trợ thanh khoản để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và tránh được hiệu ứng lây lan cho toàn hệ thống.

ACB trong thời gian qua đã chú trọng hơn trong công tác an toàn thanh khoản; hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro thanh khoản, thể hiện ở chỗ, hệ số CAR của ACB đã dần được nâng lên nhằm đạt đúng quy định của NHNN là 9% trở lên. Đồng thời, tỷ lệ dự trữ tiền mặt cũng được tăng lên từ năm 2009 đến năm 2011 cho thấy ACB đã chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Các chỉ số H4 – năng lực cho vay và H5 – dư nợ/tiền gửi khách hàng gần như ổn định qua các năm, chứng tỏ, ACB không chấp nhận đánh đổi giữa rủi ro thanh khoản để lấy thu nhập cho ngân hàng, có sự thận trọng trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản.

54

ACB cũng đã thành lập hội đồng quản lý TSN – TSC (ALCO). Việc ra đời của ALCO là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro thanh khoản cũng như đặt ra những yêu cầu mới cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản theo thông lệ quốc tế. Thực hiện chiến lược quản trị thanh khoản phối hợp TSC – TSN giúp ACB cân bằng giữa mức rủi ro chấp nhận được và thu nhập dự kiến. Trong đó, đặc biệt, ACB đã quan tâm hơn trong chiến lược phát triển thị trường bán lẻ nhằm tăng thu nhập và phân tán được rủi ro nếu có.

Nhu cầu thanh khoản của các TCTD được đánh giá là cấp thiết hơn các tổ chức kinh tế khác vì TCTD có những cam kết phải thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài các biện pháp đo lường, phân tích và kiểm soát rủi ro thanh khoản, ACB đã chủ động có các biện pháp tài trợ cho rủi ro thanh khoản để đề phòng trường hợp thanh khoản xấu nhất xảy ra thì nó cũng không ảnh hưởng quá nặng nề đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua việc ACB trích lập quỹ dự trữ thanh khoản, ký kết với quỹ bảo hiểm tiền gửi Việt Nam các điều khoản đặc biệt. Bên cạnh đó, bằng việc quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính đã góp phần giúp ACB giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho các chi nhánh.

Rủi ro thanh khoản xảy ra có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. Ngân hàng xem quản lý rủi ro thanh khoản có liên quan mật thiết đến những yếu tố khác như hệ số an toàn vốn, chất lượng tài sản có và mức độ lợi nhuận. Quan điểm của ngân hàng là quản lý thanh khoản phải mang tính chất tổng thể liên quan đến tất cả các nguồn tạo thanh khoản và sử dụng thanh khoản như cho vay, đầu tư, nhận tiền gửi và vay nợ. ACB nhận thức rằng rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro mà ngân hàng phải quản lý tốt. Do vậy, chính sách quản lý rủi ro thanh khoản sẽ cần phải phối hợp với các mục tiêu quản lý khác và chính sách quản lý thanh khoản của ACB được

55

xây dựng dựa trên các nội dung của Hiệp ước về vốn BASEL 1,2,3 trong mối tương quan giữa thanh khoản, mức độ lợi nhuận và rủi ro lãi suất để đưa ra phương thức thực hiện tốt nhất, mang lại lợi ích cho khách hàng, cổ đông và cộng đồng.

Năm 2009 và năm 2010, ngân hàng hàng ngày phải đối mặt với những yêu cầu rút vốn từ các khoản tiền gửi qua đêm của khách hàng, các tài khoản tiền gửi vãng lai, các khoản tiền gửi đến hạn, rút vốn vay, các khoản bảo lãnh, các khoản ký qũy chứng khoán và các nghĩa vụ thanh toán bằng tiền cho các công cụ tài chính phái sinh. Ngân hàng không duy trì nguồn tiền mặt để đáp ứng tất cả các nhu cầu đó vì kinh nghiệm cho thấy có thể dự đoán với một mức độ chính xác cao một lượng vốn tối thiểu có thể dùng để tái đầu tư. Ban Tổng giám đốc thiết lập giới hạn về mức vốn tối thiểu các khoản vốn đến hạn có thể dùng để đáp ứng những yêu cầu rút vốn này và mức tối thiểu các khoản vay liên ngân hàng và các khoản vay để đáp ứng những nhu cầu rút vốn ngoài dự kiến. Các khoản tài sản và nợ của ngân hàng theo nhóm kỳ hạn tính từ ngày kết thúc năm tài chính đến ngày đáo hạn có mức chênh thanh khoản ròng là dương đối với nhóm quá hạn; âm đối với nhóm trong hạn có kỳ hạn trong vòng 1 tháng và từ 1-3 tháng; dương đối với nhóm trong hạn có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên.

Năm 2011, quy trình chủ yếu quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng bao gồm:

- Kiểm soát hoạt động huy động vốn và cho vay hàng ngày.

- Duy trì danh mục đầu tư bao gồm các chứng khoán dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, và

- Kiểm soát các chỉ số thanh khoản dựa trên báo cáo tình hình tài chính đảm bảo tuân thủ theo các quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

56

Cũng như hai năm 2009 và 2010, các khoản tài sản và nợ của ngân hàng theo nhóm kỳ hạn tính từ ngày kết thúc năm tài chính đến ngày đáo hạn có mức chênh thanh khoản ròng là dương đối với nhóm quá hạn; âm đối với nhóm trong hạn có kỳ hạn trong vòng 1 tháng và từ 1-3 tháng; dương đối với nhóm trong hạn có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên.

2.3.2 Hạn chế

Hoạt động tín dụng của ngân hàng tập trung vào địa bàn các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng là chủ yếu, trong khi nhu cầu về tín dụng của các vùng miền khác là không nhỏ.

Thị phần huy động và cho vay của ACB chiếm phần tương đối trong hệ thống ngân hàng thương mại: trung bình ba năm 9% và 6%; Tiền gửi của khách hàng tính đến cuối tháng 6/2012 tại ACB là 145,616 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu gồm tiền gửi tiết kiệm 101,298 tỷ đồng, tiền gửi có kỳ hạn 23,667 tỷ đồng, tiền gửi không kỳ hạn 14,415 tỷ đồng, phần còn lại là tiền gửi ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dụng là 6,236 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy nguồn tiền huy động chủ lực của ACB đến từ khu vực dân cư khi tiền gửi tiết kiệm chiếm tới 70% tổng vốn huy động khách hàng (trung bình ba năm nghiên cứu khoảng 60%). Đây là điều khá bất lợi cho ACB khi khu vực dân cư thường dễ nhạy cảm với thông tin xấu. Phát hành giấy tờ có giá đến cuối tháng 6/2012 là 53,968 tỷ đồng, tăng nhẹ 6.4% so với cuối năm 2011. Khoản mục này bao gồm Trái phiếu có kỳ hạn từ 2-10 năm có tổng giá trị là 5,790 tỷ đồng và đáng lưu ý là chứng chỉ tiền gửi vàng dưới 12 tháng là 48,104 tỷ đồng và từ 12 tháng-5 năm là gần 74 tỷ đồng .Với việc chứng chỉ tiền gửi vàng dưới 12 tháng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong khoản mục phát hành giấy tờ có giá, thì rủi ro bị rút nguồn tiền huy động ở khoản mục này cũng khá cao. Ngoài ra, trong trường hợp giá vàng tăng cao thì không loại trừ khả năng ACB cũng sẽ phát sinh khoản thua lỗ. Nhìn vào thuyết minh báo cáo tài chính thì có thể thấy, ACB đang có tỷ lệ chứng chỉ tiền gửi bằng vàng so với tổng tiền gửi của khách hàng ở mức cao nhất so với các NHTM

57

khác. Con số lên tới hơn 38% cho thấy ACB có một rủi ro lớn so với các NHTM khác, đó là rủi ro thanh khoản bằng vàng nếu vàng đột ngột bị rút mạnh.

Ngoài ra, nghĩa vụ nợ của ACB còn có 19,672 tỷ đồng. Tiền gửi của các TCTD khác 22,471 tỷ đồng và các khoản nợ khác. Như vậy, có thể thấy với việc huy động vốn chủ yếu đến tư khu vực dân cư cũng như phát hành giấy tờ có thời gian đáo hạn ngắn thì áp lực chi trả của ACB là không hề nhỏ.

Có một vấn đề được cho là đang gây áp lực lên thanh khoản của ngân hàng hiện nay đó là xu hướng gửi tiền của người dân tập trung vào các kỳ hạn ngắn. Tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn (1 - 3 tháng) chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu huy động vốn. Nguyên nhân là bởi lãi suất cào bằng ở mức 9% (thời điểm nửa cuối năm 2012) cho các kỳ hạn từ 1 – 12 tháng khiến nhiều người có tâm lý gửi kỳ hạn ngắn để có thể rút ra bất cứ lúc nào. Do vậy, vấn đề thanh khoản tại ngân hàng vẫn đang tiềm ẩn rủi ro, phản ánh tình trạng căng thẳng tiềm tàng khi nguồn vốn mỏng, khả năng sinh lợi thấp, chất lượng tài sản có xu hướng suy giảm. Bên cạnh đó, những thách thức về môi trường kinh doanh trong nước cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến năng lực tín dụng của ACB trong ngắn và trung hạn.

Số lượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng còn thua kém khu vực và thế giới, chưa đủ để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, cũng như chưa thể đáp ứng được những nhu cầu đặc thù của khách hàng, chưa có định hướng theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, thời gian phục vụ vẫn còn chiếm khá nhiều thời gian của khách hàng.

Việc đo lường, phân tích và kiểm soát rủi ro thanh khoản có thể được tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Sự tổng hợp tất cả những khía cạnh này sẽ tạo nên một cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản toàn diện hơn với những công cụ đi từ tổng thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ ngắn đến dài hạn cho đến chi tiết từng danh mục của Bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, cơ chế này

58

cho phép kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản trong cả điều kiện bình thường và căng thăng thanh khoản. Mỗi khía cạnh tiếp cận sẽ được định lượng hóa thông qua những phương pháp và hạn mức cụ thể. Các khía cạnh tiếp cận đối với việc đo lường, phân tích và kiểm soát rủi ro thanh khoản bao gồm: Phân tích luồng tiền; Kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản và các kịch bản; Dự phòng thanh khoản; Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn; Rủi ro tập trung; Những công cụ mang tính chiến thuật; Quản lý các tài sản mang tính thanh khoản cao và các khía cạnh khác. Tuy nhiên tại ngân hàng hiện nay việc thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản theo chuẩn mực chung theo phương pháp chỉ số là cơ bản, chưa nghiên cứu các phương pháp đo lường để đảm bảo dự báo chính xác hơn nhu cầu về thanh khoản của ngân hàng để có biện pháp quản trị phù hợp.

Từ phân tích các chỉ số ở trên, hệ số CAR cũng như các chỉ số trạng thái tiền mặt và lượng dự trữ thanh khoản tăng dần trong từng năm, nhưng so với khu vực và một số ngân hàng trên thế giới thì các chỉ số này còn rất thấp. Thời điểm đầu năm 2010, khi NHNN chủ trương chính sách tiền tệ thắt chặt bằng việc quy định trần lãi suất huy động là 14%, ACB cũng vẫn có những biện pháp thêm lãi suất nhằm tăng nguồn vốn cho bản thân ngân hàng. Đây là một dấu hiệu cho thấy ACB có thể đang gặp phải rủi ro thanh khoản, và là dấu hiệu chứng tỏ ACB vẫn còn bị động trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Hoạt động kinh doanh của ACB vẫn còn chịu nhiều tác động của chu kỳ kinh doanh và chính sách quản lý vĩ mô của nền kinh tế. Do công tác dự phòng, kiểm soát rủi ro chưa được quan tâm đúng mực nên ngay khi thị trường có biến động bất lợi, ACB cũng tham gia cuộc đua lãi suất như một động thái hiển nhiên nhằm tăng cung thanh khoản. Bên cạnh đó, quản lý TSN còn chưa phát huy hết năng lực, điển hình nguồn vốn huy động chưa đa dạng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn khá ít so với khu vực và thế giới.

59

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 59)