Chính sách của Trung Quốc về quyền sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy TNCs hỗ trợ doanh nghiệp nội địa phát triển năng lực công nghệ ở Trung Quốc kinh nghiệm và bài học (Trang 27)

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, về phía Hiệp định TRIPs, Trung Quốc đã đƣa ra nhiều cam kết thực hiện các điều khoản của Hiệp định. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào tháng 12 năm 2001, có nhiều đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau về tình hình thực hiện quyền SHTT ở nƣớc này. Song, nhìn chung, Trung

26

Quốc đã có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT nhằm thực hiện các cam kết của mình thông qua các biện pháp khác nhau.

- Tăng phổ bao quát các quy định về SHTT

Xét về tính đầy đủ trong thực thi Hiệp định TRIPs, Trung Quốc đã tham gia vào tất cả các điều ƣớc quốc tế liên quan trong khuôn khổ Hiệp định này. Để hỗ trợ cho đàm phán gia nhập WTO về lĩnh vực quyền SHTT, Trung quốc đã củng cố cơ chế về quyền SHTT của mình. Từ năm 1991, nƣớc này đã cải thiện đáng kể chế độ bảo hộ quyền SHTT bằng việc ban hành những luật lệ mới về bản quyền, phát minh sáng chế, nhãn hiệu thƣơng mại và bí mật thƣơng mại. Trung Quốc cũng gia nhập một số công ƣớc về quyền SHTT nhƣ Công ƣớc Berne và Công ƣớc về Bản quyền quốc tế, Công ƣớc Gieneva, Hiệp định về hợp tác phát minh và Thỏa ƣớc Madrid về Bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa. Ngoài ra, Trung quốc và Mỹ cũng đã ký một loạt hiệp định trong giai đoạn 1992-1996 nhằm tăng cƣờng nghĩa vụ của Trung Quốc về bảo vệ quyền tác giả nhƣ Hiệp định về tăng cƣờng bảo hộ phát minh và bản quyền năm 1992, Hiệp định về tăng cƣờng quyền SHTT năm 1995,… Trong các cuộc đàm phán đa phƣơng với các Nhóm Công tác của WTO, Trung quốc cũng đƣa ra các cam kết sẽ thực hiện các yêu cầu của Hiệp định TRIPs ngay khi gia nhập mà không cần có giai đoạn chuyển tiếp.

Sau khi trở thành thành viên của WTO, Trung Quốc đã tiến hành bổ sung và chỉnh sửa toàn diện các luật có liên quan đến bảo vệ quyền SHTT và ban hành một số quy định mới nhằm cung cấp nền tảng pháp lý mạnh hơn cũng nhƣ nêu bật lên vấn đề quyền SHTT trong phát triển khoa học- công nghệ và trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Trong 5 năm 2001-2005, Trung quốc đã tiến hành sửa đổi và xây dựng rất nhiều luật và quy định liên quan đến quyền SHTT nhƣ Luật Sáng chế, Luật Bản quyền tác giả, Luật Nhãn hiệu thƣơng mại, các quy định về bảo hộ SHTT hải quan, bảo hộ phần mềm máy tính, bảo hộ thiết kế mạch tích hợp, biểu tƣợng Olympic,... Những văn bản pháp quy này đã cho phép Trung quốc tạo ra một hệ thống pháp luật quyền SHTT hoàn chỉnh phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và là cơ sở quan trọng cho việc thiết lập hệ thống thực thi quyền SHTT của nƣớc này.

27

- Tăng cường hiệu lực thực thi các quy định về quyền SHTT

Xét về tính hiệu lực, để thực thi có hiệu quả Hiệp định TRIPS, Trung quốc đã cho sửa đổi Luật Hình sự, đƣa vấn đề vi phạm quyền SHTT vào trong Bộ Luật này, cung cấp khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hải quan trong việc bảo vệ quyền SHTT và tăng thêm quyền hạn cho Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại (IAC) và các văn phòng ủy viên công tố trong việc phát hiện các sản phẩm sao chép. Bên cạnh đó, nƣớc này còn thành lập một bộ phận phụ trách về quyền SHTT trong Tòa án tối cao. Trung Quốc cũng đã tiến hành nhiều đợt ra quân chống nạn vi phạm bản quyền tác giả và buôn lậu qua biên giới. Tuy vậy, hiệu quả thu đƣợc không cao. Trung Quốc hiện nay cũng đồng thời là nƣớc đứng đầu thế giới về vi phạm quyền tác giả. Tính đến nay đã 5 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO và thực thi Hiệp định TRIPS theo các điều khoản đã cam kết, tỷ lệ vi phạm bản quyền tác giả Trung Quốc vẫn ở mức báo động. Số liệu thống kê của cơ quan quản lý bản quyền qua các năm 2002, 2003, 2004 và 2005 cho thấy mức độ vi phạm bản quyền của Trung Quốc lên tới 90%, nghĩa là cứ 10 bản sao chép trên thị trƣờng thì có tới 09 bản là trái phép.

Chính phủ Trung Quốc nhận thức rất rõ việc vi phạm bản quyền tràn lan không chỉ ảnh hƣởng đến hình ảnh của nƣớc này trên thƣơng trƣờng quốc tế, mà còn làm hại tới sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nƣớc. Vì vậy, cùng với những áp lực thực thi các điều khoản của Hiệp định TRIPS và để hạn chế các tổn thất về kinh tế do các vi phạm quyền SHTT gây ra, Trung Quốc đã nỗ lực không ngừng trong việc bảo hộ quyền SHTT. Để tăng cƣờng hiệu lực thực thi hiệp định TRIPS của mình, bên cạnh việc hoàn thiện một hệ thống pháp luật đầy đủ và chặt chẽ về SHTT, Trung Quốc đã đƣa ra một loạt biện pháp:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức SHTT cho công chúng.

Quyền SHTT dƣờng nhƣ vẫn là một khái niệm tƣơng đối mới ở Trung Quốc và hầu hết ngƣời dân không có kiến thức về vấn đề này. Hơn 50% sinh viên đại học Trung Quốc dùng các sản phẩm vi phạm bản quyền tác giả vì những lý do về giá cả. Không chỉ giới trẻ mà giới doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng nhƣ lãnh đạo các cấp, các

28

ngành cũng chƣa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Một khi nhƣ vậy, Chính phủ hiểu rằng, các doanh nhân, các nhà quản lý, các công dân của mình sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi mà Trung Quốc đã gia nhập vào sân chơi thế giới. Vì vậy, Chính phủ Trung quốc trong những năm qua đã đặc biệt chú trọng tới việc tuyên truyền những kiến thức và pháp luật về quyền SHTT. Trong suốt kế hoạch 5 năm 2001-2005, các chƣơng trình đào tạo trên phạm vi rộng tiến hành cho các cán bộ ở các cấp, các ngành trên toàn quốc, cho những ngƣời dân về quyền SHTT đƣợc khuyến khích rất nhiều. Từ năm 2004, Chính phủ quyết định tài trợ cho tuần lễ quyền SHTT từ 20-26/4 hàng năm để tuyên truyền phổ biến kiến thức về quyền SHTT, bao gồm: các hội thảo, các cuộc thi hiểu biết về quyền SHTT, các báo cáo chuyên môn và các quảng cáo công cộng về quyền SHTT trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng nhƣ các phƣơng tiện khác.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là nƣớc đi tiên phong trên thế giới về giáo dục bảo vệ quyền SHTT cho học sinh tiểu học. Dạy cho học sinh tiểu học về bảo vệ quyền SHTT có thể giúp ngăn các em không phạm luật và khuyến khích các em trở thành những nhà sáng chế và nhà khoa học khi chúng lớn lên. Môn học về quyền SHTT cũng đã đƣợc đƣa vào giảng dạy ở các trƣờng đại học để hỗ trợ việc đào tạo những chuyên gia trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng cƣờng tuyên truyền về quyền SHTT thông qua các hoạt động tuyên truyền tập trung quy mô lớn: triệu tập hội nghị công bố tin tức; chế tác tiết mục đặc biệt

(Chƣơng trình truyền hình đặc biệt về quyền SHTT); xuất bản sách và in tờ rơi; tăng cƣờng tuyên truyền trên mạng; tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề và hội nghị nghiên cứu thảo luận.

- Thiết lập hệ thống bảo vệ quyền SHTT hải quan.

Vấn đề này đƣợc Chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm bởi lẽ, song hành cùng nạn hàng giả, hàng nhái, hàng sao chép lậu thì việc chuyển những luồng hàng này qua biên giới tiêu thụ đang là một vấn nạn. Thị trƣờng các sản phẩm nghe nhìn đƣợc quan tâm trƣớc nhất vì đây là thị trƣờng có số vụ vi phạm bản quyền nhiều nhất.

29

Hải quan Trung Quốc, bên cạnh việc ngăn chặn các hoạt động xuất nhập khẩu trái phép còn đảm đƣơng nghĩa vụ bảo vệ các nhãn hiệu thƣơng mại, bản quyền và các quyền có liên quan, bằng sáng chế và nhãn hiệu Olympic theo các bộ luật và quy định liên quan. Sau khi Trung quốc gia nhập WTO, công tác bảo vệ quyền SHTT càng đƣợc tăng cƣờng, kể từ năm 2001 số hàng hoá bị bắt giữ hàng năm trung bình tăng 30%. Theo con số chính thức, trong nửa đầu năm 2006, hải quan nƣớc này đã giải quyết 1.076 vụ vi phạm quyền SHTT với tổng trị giá hơn 68 triệu nhân dân tệ, thu giữ 39 triệu món hàng giả, qua đó lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu Trung Quốc và ngƣời nƣớc ngoài đƣợc bảo vệ một cách hiệu quả.

Nhận thức đƣợc rằng cần có sự ủng hộ và hỗ trợ từ phía xã hội, Hải quan Trung quốc luôn trung thành với nguyên tắc công khai và minh bạch, cả trong các hoạt động thực thi cụ thể cũng nhƣ trong quá trình soạn luật. Nguyên tắc này đƣợc cụ thể hoá bằng các hoạt động nhƣ: i- giới thiệu tới công chúng các bộ luật và quy định liên quan đến công tác thực thi bảo vệ quyền SHTT, cung cấp dịch vụ thông tin và trả lời thắc mắc qua mạng nhằm hƣớng dẫn và khuyến khích chủ sở hữu tìm đến sự bảo vệ của ngành Hải quan; ii- khuyến khích ngƣời dân tham gia vào công tác soạn luật, mời đại diện của các doanh nghiệp đóng góp ý kiến trong quá trình sửa đổi các quy định về Bảo vệ quyền SHTT của Hải quan; và iii- giáo dục cộng đồng về bảo vệ quyền SHTT thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động giáo dục khác nhau nhằm giới thiệu kiến thức liên quan đến bảo vệ quyền SHTT cho các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trƣờng thƣơng mại quốc tế.

- Thiết lập các trung tâm khiếu kiện về quyền SHTT và một đƣờng dây nóng để ngƣời dân có thể gọi đến khi có những vi phạm quyền SHTT. Thông qua các trung tâm khiếu kiện và đƣờng dây nóng, các vi phạm về quyền SHTT nhanh chóng đƣợc phát hiện và giải quyết. Biện pháp này đang tỏ ra rất hiệu quả và đƣợc Trung quốc tiến hành nhân rộng trên phạm vi lớn. Tính đến cuối tháng 8/2006, có khoảng 50 thành phố có các trung tâm nhƣ vậy ở Trung Quốc.

30

Hiện nay, Trung Quốc đƣợc đánh giá là quốc gia có tốc độ đăng ký bản quyền cao nhất nhì thế giới và là quốc gia "mạnh tay" nhất trong lĩnh vực quản lý internet và chống lại nạn sao chép lậu các sản phẩm nghe nhìn và phần mềm. Hải quan Trung Quốc đƣợc Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) nêu gƣơng điển hình về thành tích trong thời gian qua.

4.3.Tác động của chiến lƣợc thúc đẩy TNCs chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp nội địa Trung Quốc – trƣờng hợp ngành ô tô, điện tử viễn

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy TNCs hỗ trợ doanh nghiệp nội địa phát triển năng lực công nghệ ở Trung Quốc kinh nghiệm và bài học (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)