Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy nâng cao năng

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy TNCs hỗ trợ doanh nghiệp nội địa phát triển năng lực công nghệ ở Trung Quốc kinh nghiệm và bài học (Trang 55)

lực quản lý vĩ mô của Nhà Nƣớc và xây dựng hệ thống pháp luật về chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ

Mọi hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tƣ đều có liên quan trực tiếp tới cơ chế điều hành và quản lý của nƣớc chủ nhà. Nếu cơ chế quản lý tốt sẽ tạo đƣợc sự tin tƣởng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào môi trƣờng đầu tƣ của nƣớc ta. Ngƣợc lại, nếu cơ chế quản lý chậm đƣợc hoàn thiện và không phát huy đƣợc đầy đủ vai trò quản lý của nó sẽ là trở lực lớn đối với việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là các TNCs tầm cỡ thế giới. Vì công ty xuyên quốc gia là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại, hoạt động thị trƣờng theo những quy tắc, thông lệ và thể chế quốc tế, nên khi đầu tƣ vào bất cứ nƣớc nào, chúng rất cần một môi trƣờng đầu tƣ đồng dạng để hoạt động. Do

54

vậy, muốn thu hút đƣợc vốn đầu tƣ từ các TNCs loại này thì cần phải chú trọng đến xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành của bộ máy quản lý Nhà Nƣớc, để vừa tăng sức hấp dẫn đầu tƣ, vừa thực hiện hiệu quả việc quản lý hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài.

Ngoài ra, là thành viên của WTO, Việt Nam cũng phải tuân theo các quy định đặc biệt là các quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đã đƣợc quy định trong các hiệp định TRIPs và TRIM. Điều này giúp các nhà đầu tƣ có niềm tin và hệ thống quản lý và chính sách pháp luật của Việt Nam khi tiến hành đầu tƣ vốn vào trong nƣớc, đồng thời cũng có động lực chuyển giao công nghệ cho các ngành trong nƣớc.

Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam có thể coi là luật đầu tƣ thông thoáng, tuy nhiên còn nhiều văn bản dƣới luật có sự chồng chéo, mâu thuẫn. Vì vậy, cần nhanh chóng rà soát, loại bỏ cũng nhƣ bổ sung, sửa đổi luật, các quy định, thể chế pháp luật đƣợc thực thi có hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, cần thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cƣờng giám sát, xử lý nghiêm khắc và kịp thời các vi phạm pháp luật; việc kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy Nhà Nƣớc, nhất là bộ máy quản lý Nhà Nƣớc về đầu tƣ đang là những vấn đề đòi hỏi bức bách hiện nay.

Bộ máy quản lý đầu tƣ của nƣớc ta trong những năm qua đã từng bƣớc đƣợc cải tiến, song còn nhiều hạn chế, sơ hở trong quá trình tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt, cấp giấy phép đăng ký, thủ tục sau giấy phép và cả việc quản lý hoạt động đầu tƣ. Trong thời gian tới, việc xây dựng bộ máy quản lý đầu tƣ cần đƣợc cải thiện theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ nhƣng đảm bảo nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy này. Thực hiện nguyên tắc một cửa, một đầu mối cho toàn bộ quá trình từ tiếp nhận đến việc cấp giấy phép đầu tƣ. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát tiến độ đầu tƣ để kịp thời hỗ trợ điều chỉnh hoạt động đầu tƣ khi cần thiết. Việc phân cấp, cấp giấy phép đầu tƣ và quản lý hoạt động đầu tƣ là cần thiết song cần có cơ chế điều phối, kiểm soát kế hoạch từ một trung tâm là Bộ Kế Hoạch và Đầu Tƣ để đảm bảo quản lý thống nhất, hạn chế những tiêu cực và cạnh tranh không lành mạnh. Tăng cƣờng công tác thông tin, tƣ vấn, tận dụng thành

55

quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, cập nhật thông tin, nắm chắc tình hình hoạt động của TNCs để có những quyết định quản lý kịp thời, thống nhất. Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ đội ngũ cán bộ làm việc trực tiếp với TNCS.

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy TNCs hỗ trợ doanh nghiệp nội địa phát triển năng lực công nghệ ở Trung Quốc kinh nghiệm và bài học (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)