2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên nhánh Hưng Yên
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-TCCB ngày 13/06/1997 và chính thức khai trương đi và hoạt động ngày 20/08/1997. Với chức năng là một NHTM hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp trên lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng: Huy động vốn, bảo lãnh, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng như: thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thẻ ATM, nhắn tin (BSMS), nạp tiền điện thoại, chuyển tiền kiều hối, thanh toán lương tự động, dịch vụ bảo hiểm…
Sau gần 15 năm hoạt động với bao khó khăn và thách thức, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên đã ghi đậm nét cho sự phát triển, những thành quả đóng góp đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà. Nhìn lại ngày mới thành lập, nguồn vốn trong tay không có đồng nào: tổng dư nợ bàn giao 22 tỷ đồng, cán bộ cũ chỉ có 3 người và 3 người từ tỉnh khác chuyển về. Hoạt động trong môi trường hoàn toàn mới mẻ, là tỉnh mới được tái lập, cơ sở vật chất còn khó khăn, điểm xuất phát kinh tế thấp…, vì vậy, Chi nhánh đã phải rất cố gắng để vượt qua những khó khăn: vừa phải hoạt động, vừa nhanh chóng triển khai kiện toàn bộ máy tổ chức, từ phương tiện cơ sở vật chất tới con người, đủ đảm bảo cho các bộ phận, chuyên môn hoạt động được. Song được sự chỉ đạo
31
và hỗ trợ của tỉnh, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và sự cố gắng không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Vị thế Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên nhanh chóng được xác lập, ngày càng được củng cố và phát triển. Các năm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao cho.
Với những lợi thế đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên không ngừng mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực cạnh tranh, là ngân hàng luôn tiên phong trong lĩnh vực hiện đại hóa ngân hàng. Đến nay, ngoài trụ sở chính là ở số 1, Điện Biên 1, thành phố Hưng Yên, chi nhánh có 5 phòng giao dịch (02 Thành phố Hưng yên, 01 huyện Kim Động, 01 huyện Phù Cừ, 01 huyện Tiên Lữ), với 130 cán bộ nhân viên. Với mạng lưới rộng, cán bộ nhân viên trẻ, chuyên môn giỏi, lòng nhiệt tình cao và được đào tạo bài bản, bên cạnh đó công nghệ ngân hàng hiện đại tin tưởng rằng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên ngày một phát triển lớn mạnh trên địa bàn, tạo sự tin tưởng của các cấp, lòng tin của nhân dân.
* Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên
Tổ chức cán bộ:
32
Hình 2.1: Trình độ cán bộ nhân viên Vietinbank-Hưng Yên đến ngày 31/12/2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của Vietinbank - chi nhánh Hưng Yên)
Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên:
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên hiện nay có một trụ sở chi nhánh chính và năm phòng giao dịch chi tiết như sau: Chi nhánh Hưng Yên: Số 1, Đường Điện Biên I, Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên
Phòng giao dịch Chợ Gạo: Chợ Gạo, Phường Hiến Nam, Thành phố Hưng Yên
Phòng giao dịch Phố Hiến: Số 58, Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hưng Yên Phòng giao dịch Kim Động: Thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Phòng giao dịch Tiên Lữ: Thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên Phòng giao dịch Phù Cừ: Thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Nhân sự năm 2011 Trình độ cao đẳng, đại học 89% Trình độ phổ thông 3% Trình độ trên đại học 2% Trình dộ trung cấp 6%
33
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank – chi nhánh Hưng Yên
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của Vietinbank Hưng Yên
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011 của Vietinbank - chi nhánh Hưng Yên)
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua có những diễn biến phức tạp: Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam mở cửa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới theo cam kết gia nhập tổ chức thương mại quốc
Phòng KH-TH Phòng Quản trị TD PGD Phù Cừ Khối QHKH Khối tác nghiệp Khối quản lý Phòng QLRR Khối trực thuộc Khối QLRR Phòng QHKH DN Phòng GDKH Phòng TC -KT PGD TP Chợ Gạo Phòng QL&DV Kho qũy Phòng Tổ chức hànhchính PGD Phố Hiến PGD Kim Động PGD Tiên Lữ Ban lãnh đạo 1 giám đốc, 3 phó giám đốc Phòng QHKH CN
34
tế WTO, kinh tế thế giới và trong nước có diễn biến phức tạp. Năm 2008 là năm nền kinh tế Việt nam cũng có thể coi là một năm lịch sử với những biến động ngược chiều liên tiếp trong vòng 12 tháng: đầu tiên là sự leo thang kịch tính của chỉ số giá cả trong 8 tháng đầu năm xuất phát từ chính những bất ổn nội tại nền kinh tế và kế đó là giảm phát và đình trệ từ ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng trong những tháng cuối năm. Nguy cơ giảm phát đối với nền kinh tế trở lên đáng lo ngại hơn. Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh, xuất khẩu gặp khó khăn, giá xuất hầu hết các mặt hàng (dầu thô, gạo... ) vẫn đang trong xu thế giảm. Năm 2009 - 2011, nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhất là các ngành như bất động sản. Để thực hiện tốt chương trình hành động của Chính phủ, của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đề ra, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên đã duy trì và triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào kết quả chung của toàn hệ thống. Các kết quả kinh doanh chủ yếu năm 2009 đến năm 2011 được thể hiện trên các mặt sau:
Tổng tài sản
Bảng 2.1 Tổng tài sản năm 2009-2011
Đơn vị: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 20010 Năm 2011
Tổng tài sản 1,017 1,214 1,596
- Tài sản sinh lời 1,001 1.196 1.574
- Tài sản khác 16 18 22
- Tỷ suất lợi nhuận/TTS 1.65% 2.28% 2.99%
35
Tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên tăng lên qua các năm, do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên đang trong giai đoạn đầu tư phát triển, nhiều tài sản mới được đầu tư, ngoài ra tăng trưởng nhanh hoạt động tín dụng đã góp phần tăng tài sản của ngân hàng.
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là khâu quan trọng, làm nền tảng tiếp theo cho quá trình kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được điều đó, trong 3 năm qua hoạt động dưới bối cảnh nền kinh tế có những diễn biến phức tạp và khó khăn, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhưng với vị trí và uy tín đã tạo dựng được qua nhiều năm, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đóng góp vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Các kết quả huy động vốn của ngân hàng trong những năm qua đạt được như sau :
36
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn năm 2009- 2011
Đơn vị: tỷ VNĐ
( Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank – Chi nhánh Hưng Yên )
Bảng số liệu trên cho ta thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần trong việc đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, nhưng chi nhánh đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt mềm dẻo về chính sách lãi suất, chính sách khách Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 09/10 So sánh 10/11 ST % ST % ST % ST % ST % Tổng nguồn vốn huy động 545,5 100 552,5 100 794,7 100 7,0 1.28 242,2 43.8
Theo đối tượng KH 1.TG của các TC TCTD khác 70,7 12.9 72,3 13.1 80,0 10.08 1,6 2.3 7,8 10.7 2. TG TCKT 134,5 24.6 139,5 25.2 155,2 19.5 4,9 3.7 15,7 11.2 3. TG dân cư 335,6 61.5 335,7 60.7 498,7 62.7 0,2 0.02 163,0 48.5 4. Các nguồn khác 4,7 0.8 5,0 0.9 60,8 7.6 0,3 7.3 55,7 1.109
Theo loại tiền
5. VNĐ 396,7 72.7 397,0 71.9 630,5 79.3 0,3 0.07 233,0 58.8
6. Ngoại tệ qui đổi
37
hàng, tăng cường đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn khác nhau, đưa ra các sản phẩm với các hình thức khuyến mãi hấp dẫn. Năm 2011 với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, chi nhánh luôn bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, diễn biến lãi suất của các TCTD trên cùng địa bàn để có chính sách lãi suất hợp lý. Do đó nguồn vốn huy động của chi nhánh trong các năm qua liên tục tăng trưởng và ổn định, đặc biệt là năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn là 43.84 % so
năm 2010.
Vốn huy động từ tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhưng không lớn. Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động cũng không cao. Năm 2009 chiếm tỷ lệ 24.66% tổng vốn huy động, năm 2010 chiếm 25.2% tổng vốn huy động, năm 2011 chiếm 19.5% tổng vốn huy động. Hoạt động của các Tổ chức kinh
tế được quay vòng thường xuyên khi lượng tiền được chuyển qua Ngân hàng.
Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, thì nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn dân cư ổn định, có xu hướng tăng hàng năm. Ngân hàng thực hiện nhiều biện pháp, nhiều chương trình để tăng nguồn vốn huy động từ dân cư như: tiết kiệm dự thưởng trúng lớn, tri ân khách hàng và nhiều chính sách nhằm thu hút lượng
tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ thấp hơn so với vốn huy động bằng VNĐ, nhưng vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng tăng hàng năm, năm 2011 tốc độ tăng trưởng của vốn huy động bằng ngoại tệ lớn hơn so với
vốn huy động bằng VNĐ.
Nói chung, công tác huy động vốn của Chi nhánh tương đối tốt, tạo ra được nguồn tín dụng lớn đáp ứng phần lớn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngoài công tác huy động vốn thì công tác điều hành vốn cũng được chi nhánh sử dụng linh hoạt, luôn đảm bảo đủ tiền phục vụ cho thanh toán, chi trả,
38
không để trường hợp khất chi, hoãn chi đối với khách hàng, tôn trọng kỷ luật
thanh toán, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, an toàn.
Hoạt động sử dụng vốn.
Song song với công tác huy động vốn từ nền kinh tế, nhiệm vụ đầu tư cho nền kinh tế là trọng yếu của chi nhánh. Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, chi nhánh đã phục vụ mọi thành phần kinh tế đủ điều kiện vay vốn theo quy chế 1627/ NHNN của NHNN. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh năm 2009 theo QĐ 131, 443 của Chính phủ. Chi nhánh luôn đáp ứng đầu tư mọi dự án hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình. Các khách hàng vay vốn tại chi nhánh ngày càng nhiều và hầu hết là sử dụng đồng vốn có hiệu quả cao. Trong hoạt
động sử dụng vốn thì cho vay là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Hưng yên đạt được như sau:
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn năm 2009- 2011
Đơn vị: tỷ VNĐ
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10
ST ST ST ST % ST %
Doanh số cho vay 1.095,6 1.358,0 1.626,1 262,4 23.9 268,1 19.7 Doanh số thu nợ 1.007,6 1.275,5 1.347,2 267,9 26.6 71,7 5.6 Dư nợ 1.090,0 1.296,2 1.674,7 206,2 18.9 378,5 29.2 Trung, dài hạn 372,0 466,2 491,1 94,2 25.3 24,9 5.4 Ngắn hạn 718,0 830,0 1.183,6 12,0 1.7 353,6 42.6
39
Qua bảng tổng kết trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên tăng qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, năm 2009 chiếm 65.8%, năm 2010 chiếm 64.03%, năm 2011 chiếm 70.7% tổng dư nợ vay.
Mặc dù, hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến nhanh, phức tạp, khủng hoảng suy thoái,..Chi nhánh luôn thực hiện tốt các chỉ đạo của TW, NHNN, quan tâm đảm bảo an toàn và chất lượng tín dụng, kết quả là quy mô tín dụng tăng, nợ quá hạn và nợ xấu giảm đáng kể.
Các hoạt động khác
Với chức năng là ngân hàng thương mại, trong các năm qua chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như : thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ bảo lãnh, ngân quỹ. Các hoạt động này được chi nhánh thực hiện tương đối có hiệu quả, tạo được niềm tin với khách hàng.
* Tổng thu dịch vụ ròng
- Năm 2010 đạt 6.16 tỷ, năm 2009 đạt 4.25 tỷ, tăng 1.9 tỷ với tỷ lệ tăng là 45% so với năm 2010.
- Năm 2011 đạt 12.5 tỷ đồng, tăng 6.34 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 102.9% so với năm 2010.
* Thanh toán trong nước: Hoạt động thanh toán trong nước luôn đảm
bảo an toàn, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chuyển tiền của khách hàng.
- Năm 2009, thu phí thanh toán trong nước đạt 1.2 tỷ; năm 2010 đạt 1.4 tỷ tăng 0.2 tỷ và tỷ lệ tăng là 17 % so với năm 2009.
- Năm 2011, thu phí thanh toán trong nước đạt 1.8 tỷ đồng, tăng 0.4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 28.5 % so với năm 2010.
40
* Thanh toán quốc tế:
- Năm 2009: Trong năm số món giao dịch thanh toán quốc tế là 1.461 món, tổng số phí thu được là 1.6 tỷ đồng chiếm 37.6 % trong tổng thu dịch vụ của chi nhánh, tổng doanh số hoạt động thanh toán đạt 75 triệu USD.
- Năm 2010: Trong năm số món giao dịch thanh toán quốc tế là 1.700 món, tăng 239 món so với năm 2009, tổng số phí thu được là 2.4 tỷ đồng, chiếm 39% trong tổng thu dịch vụ của chi nhánh. Tổng doanh số hoạt động thanh toán đạt 126 Triệu USD tăng 69 % so với năm 2009.
- Năm 2011, số món giao dịch là 2.214 món, tổng số phí thu được là 3 tỷ đồng, chiếm 24 % trong tổng thu dịch vụ của chi nhánh, tổng doanh số hoạt động thanh toán đạt 237 triệu USD; tăng 514 món, 0.6 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng là 83% so với năm 2010.
* Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh tăng trưởng qua các năm,
tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của hoạt động này trong các năm chưa tương xứng với vị thế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và nhu cầu của khách hàng trên địa bàn.
- Năm 2009: Doanh số bảo lãnh đạt 137 tỷ đồng, thu phí bảo lãnh đạt 880 triệu đồng.
- Năm 2010: Doanh số này đạt 292 tỷ đồng, thu phí bảo lãnh đạt 921 triệu đồng, tăng 41 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4.7 % so với năm 2009.
- Năm 2011: Doanh số bảo lãnh đạt 250 tỷ đồng, thu phí bảo lãnh đạt