Đây là các nhân tố thuộc về chính ngân hàng, gây tác động trực tiếp tới việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng. Việc mở rộng cho vay KHCN phụ thuộc rất lớn vào chính sách cho vay, năng lực tài chính của ngân hàng, chất lượng cho vay KHCN, số lượng, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng, hoạt động marketing của ngân hàng và mạng lưới của ngân hàng.
Thứ nhất: Chính sách cho vay của ngân hàng
Chính sách cho vay của ngân hàng là hệ thống các chủ trương, quy định trong hoạt động cho vay đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Chính sách cho vay là cẩm nang hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến tài trợ một khoản cho vay nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách cho vay của ngân hàng như: Đối tượng khách hàng, mục đích cho vay, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, thủ tục cho vay, lãi suất và phí suất cho vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo.
24
Những yếu tố trong chính sách cho vay đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc mở rộng cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Một ngân hàng chỉ có thể mở rộng hoạt động cho vay KHCN khi có mục tiêu mở rộng rõ ràng được thể hiện như một định hướng trong chính sách cho vay. Và chỉ khi ngân hàng đó xác định mở rộng cho vay KHCN thì ngân hàng mới dồn nỗ lực và khả năng để tập trung phát triển lĩnh vực này. Mặt khác, khi một ngân hàng đã có sẵn các hình thức cho vay KHCN đa dạng thì việc mở rộng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm đơn giản.
Thứ hai: Năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng quản lý của
ngân hàng
Một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn, khả năng huy động vốn trong ngắn hạn lớn, danh mục tài sản thanh khoản nhiều, nợ quá hạn ít thì ngân hàng đó có thể gọi là có sức mạnh về tài chính và ngân hàng đó có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng hướng tới và hoạt động cho vay được mở rộng trong đó cho vay KHCN sẽ được phát triển, ngược lại ngân hàng mà năng lực tài chính thấp thì sẽ không có đủ số vốn để tài trợ cho các danh mục mà ngân hàng quan tâm, do đó hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, cho vay KHCN sẽ không được mở rộng. Vì vậy, đây là một nhân tố giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra quyết định mở rộng hay hạn chế việc cho vay trong đó có hoạt động cho vay KHCN.
Thứ ba: Số lượng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng, vì vậy có thể coi họ chính là hình ảnh của ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay KHCN, thúc đẩy hoạt động cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chất lượng
25
cho vay cao, hạn chế được rủi ro tạo ấn tượng cho khách hàng, nhờ đó thu hút khách hàng, mở rộng được cho vay KHCN. Đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp cũng góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng.
Thứ tư: Hoạt động Marketing của ngân hàng
Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũng như các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thông qua các phương thức như: Quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ trên các phương tiện truyền thông, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, xúc tiến hỗn hợp ( PR, quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền…). Đây cũng là một hoạt động quan trọng góp phần mở rộng cho vay KHCN. Từ hoạt động marketing, khách hàng sẽ hiểu về ngân hàng cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn. Từ đó KHCN sẽ tìm đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng cho vay KHCN. Thị trường cho vay KHCN còn rất tiềm năng ở Việt Nam, vì vậy, công tác marketing tốt và phù hợp sẽ quyết định đến việc ngân hàng đó có một miếng bánh thị phần lớn ở thị trường màu mỡ này. Hoạt động marketing một mặt phải luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của thị trường và môi trường nhưng đảm bảo có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm mục tiêu cuối cùng là an toàn, lợi nhuận và sức mạnh trong cạnh tranh.
Thứ năm: Mạng lưới của ngân hàng
Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch nói lên quy mô của một ngân hàng, để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, các ngân hàng thường mở rộng các chi nhánh và các phòng giao dịch, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với ngân hàng, việc mở rộng cho vay đối với KHCN càng trở nên thuận lợi. Ngân hàng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời ngân hàng nắm bắt được thông tin từng
26
khách hàng trên cơ sở đó tiến hành thẩm định, giải ngân và thu hồi nợ. Do đó, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của NHTM.
Thứ sáu: Phương thức giao dịch
Nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ mà phương thức giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng trở lên dễ dàng. Ngoài phương thức giao dịch truyền thống là trực tiếp thì còn có các phương thức khác như: Giao dịch qua máy ATM, dịch vụ Internet Banking, dịch vụ Mobile Banking, Trung tâm hỗ trợ 24/24…Vì vậy việc mở rộng phương thức giao dịch cũng ảnh hưởng đến cho vay KHCN của NHTM