Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay KHCN như: số lượng các khoản cho vay KHCN, dư nợ cho vay KHCN, chất lượng cho vay KHCN, lợi nhuận từ cho vay KHCN, số lượng các sản phẩm cho vay KHCN.
* Các chỉ tiêu phán ánh quy mô cho vay:
- Số lượng KHCN và số lượng các khoản cho vay KHCN
Số lượng KHCN tăng lên thể hiện ngân hàng đã quan tâm, trú trọng tới đối tượng này và số lượng các khoản cho vay KHCN tăng cho thấy ngân hàng đang gia tăng thị phần KHCN trên địa bàn hoạt động của mình và cũng phán ánh các sản phẩm đưa ra có tính thực tế cao, thu hút được sự quan tâm của thị trường.
- Dư nợ cho vay KHCN
Đây là chỉ tiêu hiện thực nhất để đánh giá kết quả mở rộng cho vay KHCN. Dư nợ cho vay KHCN tăng chứng tỏ cho vay KHCN của ngân hàng đã đạt kết quả tốt. Tuy vậy, kết quả mở rộng cho vay KHCN chỉ thực sự đạt
20
hiệu quả nếu dư nợ cho vay KHCN tăng cả về số lượng tuyệt đối, lẫn số lượng tương đối (tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN so với tổng dư nợ).
Dư nợ cho vay năm nay =
Dư nợ cho vay năm trước +
Doanh số cho vay năm nay -
Doanh số thu nợ cho vay năm nay
Tốc độ tăng trưởng = Tổng dư nợ cho vay tại thời điểm này x 100% Tổng dư nợ cho vay tại thời điểm trước
- Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN
Tỷ trọng cho vay
KHCN =
Tổng dư nợ cho vay KHCN
x 100% Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này cho thấy sự tăng trưởng của cho vay KHCN so với sự tăng trưởng cho vay chung của cả ngân hàng. Tỷ trọng càng lớn thì quy mô càng được mở rộng và cho vay KHCN càng chiếm vị trí cao trong hoạt động của ngân hàng.
* Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay: - Lợi nhuận từ cho vay KHCN
Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả việc mở rộng cho vay KHCN. Mở rộng cho vay KHCN của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Việc tăng doanh số cho vay KHCN phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng doanh số cho vay thì mở rộng cho vay mới được coi là đạt hiệu quả. Lợi nhuận cho vay KHCN năm sau phải cao hơn năm trước.
Lợi nhuận cho vay
KHCN =
Doanh thu cho vay
KHCN -
Chi phí cho vay KHCN Doanh thu cho vay
KHCN =
Dư nợ cho vay
KHCN x
Lãi suất cho vay KHCN
21
Chi phí cho vay KHCN là phần chi phí bao gồm: Lãi suất huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay cho các kỳ hạn vay, chi phí quảng cáo, chi phí hoạt động… Chi phí này được phân bổ trong từng thời kỳ.
Dư nợ cho vay là số tiền khách hàng nhận nợ tại ngân hàng.
Lãi suất cho vay ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cho vay KHCN. Lãi suất cho vay được áp dụng cho các khoản vay và thay đổi từng thời kỳ căn cứ vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Lãi suất cho vay KHCN còn phụ thuộc thời hạn vay vốn, thời hạn vay càng cao thì lãi suất cho vay càng cao, do ngân hàng phải bù đắp rủi ro và chi phí khi cho vay như: Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn; chi phí thẩm định khách hàng; Chi phí quản lý khoản vay trong thời gian dài…. Do những đặc điểm về chi phí và rủi ro trên nên lãi suất cho vay cá nhân thường được định giá cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, người vay thường quan tâm đến số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất phải trả cho món vay đó. Khi cho vay ngân hàng cũng phải tính toán mức lãi suất tối thiểu để áp dụng cho các khoản vay, mức lãi suất này đảm bảo ngân hàng bù đắp chi phí cho vay và có lãi một chút.
Tỷ lệ lợi nhuận cho
vay KHCN =
Lợi nhuận cho vay KHCN
x 100% Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận cho vay KHCN trong năm so với Tổng lợi nhuận của ngân hàng và đồng thời phản ánh qua các năm, tỷ lệ đó là bao nhiêu %, tỷ lệ đó tăng lên bao nhiêu phản ánh lợi nhuận cho vay KHCN tăng lên và hiệu quả đạt được gắn liền hiệu quả việc mở rộng KHCN.
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Ngân hàng hoạt động với mục đích an toàn và hiệu quả do đó việc mở rộng cho vay đối với ngân hàng cũng phải đảm bảo hiệu quả. Chỉ tiêu này
22
không phản ánh trực tiếp mở rộng cho vay KHCN nhưng rất quan trọng để đánh giá sự an toàn và hiệu quả mở rộng cho vay KHCN.
Tỷ lệ nợ xấu KHCN = Nợ xấu KHCN x 100% Dư nợ KHCN Tỷ lệ nợ xấu theo sản phẩm KHCN = Nợ xấu theo sản phẩm x 100% Dư nợ KHCN
Nếu tỷ lệ này ở mức quá cao chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng là thấp kém. Có thể ngân hàng đã vi phạm một số nguyên tắc cơ bản khi cấp tín dụng là cho vay không phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản thế chấp không đúng quy định, thiếu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ…và nhất là vi phạm các nguyên tắc về phân tán rủi ro tín dụng, tập trung vốn quá quy định vào một nhóm khách hàng hoặc một ngành kinh tế.
Nếu tỷ lệ này ở mức quá thấp so với định mức của ngân hàng, thể hiện quan điểm của ngân hàng khi cho vay là nếu không đủ tin tưởng thì không cho vay, cho vay đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng, nguyên tắc phân tán rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng.
Nếu tỷ lệ này ở mức vừa phải, thể hiện chiến lược kinh doanh táo bạo của ngân hàng là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để có thể đạt được lợi nhuận cao. Ngân hàng thực hiện chiến lược này đã thể hiện khả năng quản lý cao trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của mình. Như vậy để hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được rủi ro cho ngân hàng thì các ngân hàng thương mại cần khống chế tỷ lệ này ở mức nào đó có thể chấp nhận được.
- Mở rộng số lượng các sản phẩm cho vay KHCN
Để mở rộng cho vay KHCN, ngân hàng cần thiết phát huy thế mạnh những sản phẩm đã có và tìm kiếm, bổ sung những sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
23