Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hưng Yên (Trang 100)

Ngân hàng cần chủ động có những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Cần đầu tư chú trọng vào việc nghiên cứu mở rộng các sản phẩm hiện có trên thị trường, tìm hiểu các nhu cầu mới của khách hàng để tìm ra các sản phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất các nhu cầu đó của khách hàng. Một số bước trong quy trình còn quy định chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc vận dụng của các chi nhánh khác nhau, ảnh hưởng đến tính thống nhất trong toàn hệ thống. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần xây dựng một kế hoạch phát triển sản phẩm bán lẻ cụ thể, trong đó có chuẩn hoá các sản phẩm hiện có và bổ sung các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Đồng thời, cần từng bước chuẩn hoá tính chuyên nghiệp, chủ động trong việc bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ ngân hàng, tổ chức các sự kiện lớn nhằm quảng bá hình ánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Cần quan tâm tới hoạt động và có cơ chế động lực đối với các chi nhánh phát triển cho vay bán lẻ tốt.

93

KẾT LUẬN

Thị trường cho vay KHCN tại Việt nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Do đó mở rộng hoạt động cho vay KHCN là một hướng đi đúng và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc đẩy mạnh hoạt động này cũng sẽ giúp các NHTM có thêm nguồn thu, nhất là khi môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Các KHCN cũng sẽ được hưởng lợi nếu ngân hàng đẩy mạnh, mở rộng hoạt động này vì họ sẽ có tiền để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh của họ. Còn đối với nền kinh tế: nền kinh tế sẽ phát triển hơn khi nhu cầu mua hàng của người dân được đáp ứng nhanh hơn, cuộc sống của người dân cũng sẽ trở lên đầy đủ hơn, ngân hàng sẽ thực sự trở thành trung gian tài chính quan trọng không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là của cả người dân.

Để có thể mở rộng hoạt động cho vay KHCN thì việc tạo ra một quy trình cho vay thông thoáng là quan trọng hàng đầu đối với mỗi ngân hàng, ngoài ra ngân hàng cũng cần đa dạng hoá các sản phẩm cho vay KHCN, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, thực hiện marketing đối với các sản phẩm này và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của ngân hàng.

Trong quá trình làm luận văn sẽ còn nhiều nội dung chưa đề cập tới, còn nhiều vấn đề chưa thật sâu sắc, vì vậy, rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của Quý thầy cô cũng như ý kiến trao đổi đóng góp của đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện thêm.

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Frederic S. M (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb khoa

học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế

Quốc Dân, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, Nxb thống kê, Hồ Chí

Minh.

4. Nguyễn Thị Mùi (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb tài chính,

Hà Nội.

5. Peter S.R (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà Nội

6. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên, Báo cáo

kinh doanh cán năm 2009, 2010, 2011

7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên, Báo cáo

định hướng phát triển Tín dụng bán lẻ giải đoạn 2010-2015.

8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Quy trình cho vay khách hàng cá nhân và các hướng dẫn.

9. Quốc hội nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam: Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 06 năm 2010, khóa XII, kỳ họp thứ 7

10. Tạp chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ trong năm 2011 11. Tạp chí Ngân hàng trong năm 2011

12. Website: http/www.vietinbank.vn

Một phần của tài liệu Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hưng Yên (Trang 100)