Để có thể mở rộng cho vay KHCN, việc đầu tiên ngân hàng cần làm là thay đổi cách nghĩ trong hoạt động cho vay KHCN. Không nên quá coi trọng rủi ro mà hạn chế phát triển cho vay cá nhân thông qua công cụ là các chính sách tín dụng như: thời hạn vay ngắn, không chú trọng dài hạn, quyết định phê duyệt cuối cùng có nhiều ràng buộc phức tạp để hạn chế rủi ro, dẫn đến khó khăn cho khách hàng. Đối với khoản vay lớn, do không phải khách hàng tìm hiểu trực tiếp nên thực sự chưa hiểu hết khách hàng nên đã đưa ra các quyết định an toàn, nhiều khoản vay nhiều khi bị từ chối, mục đích vay vốn cá nhân đa dạng, nhưng sản phẩm thì hạn chế, chưa bao chùm hết.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên cần thay đổi cơ cấu tín dụng hợp lý, nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc chung của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, giữa cho vay cá nhân và cho vay doanh nghiệp. Khi cho vay KHCN thì việc bán chéo sản phẩm sẽ
83
được thực hiện thông qua nhiều dịch vụ tiện ích khác đi kèm như: các dịch vụ ngân hàng: BSMS, Internet banking, bảo hiểm... Hiện tại dư nợ cho vay KHCN chiếm khoảng 31% trên tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hưng Yên, tỷ lệ này cao hơn tập trung toàn ngành, song đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch cho vay bán lẻ mà Hội sở giao cho chi nhánh. Trong giai đoạn tới, xu thế ngân hàng bán lẻ sẽ phát triển tại Việt nam, thời kỳ này ngân hàng sẽ đặt trọng tâm đưa các dịch vụ với nhiều sản phẩm đa dạng để phục vụ nhu cầu giao dịch qua ngân hàng của người dân, xu thế này đã được thể hiện rõ tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, các nước trong EU. Hơn nữa khi thị trường chứng khoán và công cụ tài chính phát triển, các doanh nghiệp có xu hướng ít vay ngân hàng hơn đối với các dự án dài hạn, khi đó tỷ lệ cho vay KHCN sẽ chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ. Do vậy cần xem việc mở rộng KHCN là trọng tâm trong hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới và trong dài hạn.