GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 81)

NƢỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

3.2.1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản:

Tiến hành rà soát lại các quy định về quy trình, thủ tục, các nguyên tắc, chế độ, định mức chi đầu tư XDCB không còn phù hợp với điều kiện thực tế, gây khó khăn cho khâu tổ chức thực hiện (ví dụ như quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư, quy định về mối quan hệ giữa cấp phát với quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, cơ chế về vai trò giám sát của cộng đồng xã hội đối với các công trình đầu tư XDCB,…); đồng thời phát hiện ra những quy định chưa được ban hành mà trong thực tế của công tác quản lý chi đầu tư XDCB cần thiết phải thực hiện để đề xuất, kiến nghị lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Điều chỉnh, bổ sung quy định cụ thể về quản lý đầu tư XDCB cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các phòng ban đơn vị; nội dung, phương pháp và hình thức giám sát tại cộng đồng…trong quản lý đầu tư XDCB.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chi thường xuyên:

để đề xuất, kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên có những điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tế, đặc biệt là định mức phân ổ ngân sách xã, thị trấn và một số định mức chi tại địa phương như: chi công tác phí, chi hội nghị...

- Hoàn thiện cơ chế chính sách về kiểm soát chi NSNN:

Hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi theo hướng công khai, minh bạch. Có các văn bản quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị trong kiểm soát chi NSNN, đặc biệt khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Công an, kiểm toan nhà nước, thanh tra…phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại đơn vị sử dụng ngân sách trong quản lý chi tiêu NSNN.

3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của huyện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của huyện

3.2.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện

Thứ nhất, xem xét, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy quản lý chi NSNN (Phòng TC-KH huyện, KBNN huyện, bộ phận kế toán của các đơn vị,…); trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh theo hướng chuyên môn hóa, tránh tình trạng chồng chéo, bỏ sót công việc, tạo kẽ hở trong công tác quản lý.

Thứ hai, thực hiện tinh giản biên chế trên cơ sở xác định lại nhu cầu biên chế gắn với chức năng, nhiệm vụ được phân công của từng đơn vị.

Thứ ba, tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trong việc trao đổi thông tin báo cáo, quyết toán các khoản chi của NSNN (có thể tăng cường sự trao đổi thông tin trực tuyến nhằm tiết kiệm về thời gian, nhân lực; đảm bảo tính chính xác, kịp thời)

Thứ tư, nâng cao chất lượng kiểm soát, quản lý chi NSNN của Phòng TC- KH và KBNN huyện. Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào công tác quản lý.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được áp dụng nhằm xây dựng quy trình hoạt động quản lý một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho người lãnh đạo kiểm soát, đánh giá được quy trình hoạt động trong nội bộ cơ quan.

Để việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Phòng TC-KH huyện ngày càng phát huy tính hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây: quán triệt và tổ chức đào tạo cho toàn thể các cán bộ trong phòng cũng như cán bộ làm công tác quản lý ngân sách của các đơn vị trực thuộc về tầm quan trọng của ISO 9001:2000, về các nội dung trong bộ tiêu chuẩn chất lượng và đặc biệt là quy định về các kỹ năng liên quan đến nhiệm vụ mà từng cán bộ phải đảm nhiệm; Xây dựng hệ thống văn bản trong đó quy định rõ hệ thống chính sách, mục tiêu chất lượng, trách nhiệm, quyền hạn và các yếu tố cần được kiểm soát cho tất cả các hoạt động của Phòng TC-KH huyện; Thường xuyên rà soát để đề xuất các phương án điều chỉnh cho các bộ phận của hệ thống chất lượng hiện hành chưa phù hợp với thực tế công việc.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả tham mưu cho các cấp lãnh đạo; triển khai thực hiện tốt hệ thống quản lý thông tin ngân sách và kho bạc (TABMIS); phối hợp và kiến nghị với Trung tâm Tin học - Sở tài chính tỉnh Phú Thọ trong việc hoàn thiện các chương trình phần mềm ứng dụng, tăng cường sự trao đổi trực tuyến với các cơ quan có liên quan, đảm bảo tiếp nhận, xử lý và chuyển tiếp các thông tin một cách chính xác, kịp thời. Hiện tại, Phòng TC-KH huyện đang ứng dụng các phần mềm quản lý ngân sách xã, phần mềm kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tiến tới cần tiếp tục việc áp dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp cho các đơn vị trực thuộc phòng giáo dục và đào tạo. Thực hiện công khai tài chính, công khai hóa các thủ tục hành chính,…

Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN huyện Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi của KBNN huyện: quá trình nhập và kiểm soát dự toán chi cần nhanh gọn và linh hoạt.

Ban hành quy trình thủ tục tại KBNN huyện về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB và kiểm soát chi thường xuyên; xác định rõ về hồ sơ, thủ tục cần có và thời hạn giải quyết; niêm yết công khai tại nơi giao dịch để các đơn vị liên quan có khả năng đối chiếu, kiểm tra, giám sát.

Thứ sáu, nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong quản lý chi NS, đặc biệt là chi đầu tư XDCB; kiện toàn tổ chức ban thanh tra nhân dân tại các

xã, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước; nâng cao năng lực, trình độ và tạo các điều kiện thuận lợi để tổ chức này thực hiện tốt vai trò giám sát của mình.

3.2.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Để đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách trong tình hình mới, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý cần phải nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý chi NSNN, đồng thời phải sâu sát thực tế và phải có phẩm chất đạo đức.

Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN huyện Tân Sơn:

Thứ nhất, tiêu chuẩn hóa cán bộ theo chức danh; xây dựng và ban hành các văn bản quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn nghiệp vụ, các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ tài chính các cấp, cụ thể tới từng vị trí công việc. Thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, gắn với nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt là trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.

Thứ hai, tổ chức tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN một cách rộng rãi, công khai nhằm lựa chọn được những người thực sự có năng lực.

Thứ ba, xây dựng quy hoạch cán bộ, tạo nguồn cán bộ lãnh đao quản lý đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đề ra theo quy định; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc diện quy hoạch.

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại theo chức danh và theo từng công việc (đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức bổ trợ khác: ngoại ngữ, tin học,…). Trong đó chú trọng đến việc đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ kế toán cơ sở (kế toán các xã, thị trấn, kế toán các trường học).

- Đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý chi đầu tư XDCB: các cán bộ tư vấn, thẩm định, xét duyệt thiết kế, chỉ đạo thi công, giám sát thi công và thanh quyết toán công trình; rà soát lại các vị trí làm việc để bổ sung thêm số lượng cán bộ tham gia quản lý chi đầu tư XDCB.

- Chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra: phải nắm vững quy trình quản lý, luôn cập nhật các quy định mới trong công tác quản lý chi NSNN, nắm vững các chế tài xử lý khi phát hiện sai phạm,…; đồng thời tăng cường cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực tài chính, ngân sách, về đầu tư XDCB cho Thanh tra huyện.

3.2.3. Nâng cao ý thức, trình độ của đối tƣợng sử dụng ngân sách nhà nƣớc

3.2.3.1. Nâng cao ý thức, trình độ của đối tượng sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự toán chi, thưc hiện các quy định về đầu tư XDCB; tiếp tục thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm định quyết toán vốn đầu tư XDCB, kiên quyết loại bỏ những nội dung chi không phù hợp với thực tế, không đúng theo quy hiện hành nhằm đảm bảo: đầu tư hiệu quả, chất lượng, chống thất thoát, lãng phí; ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các sai phạm, khi phát hiện sai pham phải xử lý nghiêm minh để làm gương cho các đối tượng khác.

- Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình và chế tài xử phạt nếu có vi phạm lớn về mặt tiến độ.

- Yêu cầu UBND các xã và các đơn vị chủ đầu tư thực hiện lập báo cáo quyết toán các công trình, dự án hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng thời gian quy định. Đối với những đơn vị thực hiện không nghiêm túc, UBND huyện xem xét tạm ngừng cấp vốn đầu tư XDCB để hoàn tất hồ sơ quyết toán.

- Tăng cường hơn nữa công tác tư vấn đầu tư XDCB: tăng cường cán bộ làm công tác tư vấn cho từng công trình, dự án; thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về công tác chuyên môn cho cán bộ trực tiếp làm tư vấn.

- Tích cực tuyên truyền sâu rộng luật NSNN và các văn bản, quy định mới trong lĩnh vực quản lý chi đầu tư XDCB tới các đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB: có thể bằng hình thức phát tờ rơi, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức vể luật NSNN,…

3.2.3.2. Nâng cao ý thức, trình độ của đối tượng sử dụng các khoản chi thường xuyên

quy định, đảm bảo tính chính xác, sát với thực tế, theo đúng quy định của luật NSNN. Các đơn vị khi triển khai lập dự toán phải thực hiện theo đúng hướng dẫn và quy định của Phòng TC-KH huyện, tuân thủ hệ thống các chính sách, chế độ và định mức chi hiện hành. Dự toán phải đảm bảo tính chi tiết, cụ thể, đảm bảo sự hợp lý và thuận tiện cho việc phân bổ dự toán.

Đồng thời yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng, đầy đủ chế độ thông tin báo cáo đã được quy định, đảm bảo về thời điểm và chất lượng báo cáo.

- Đẩy mạnh thực hiện công khai tài chính công và quy chế dân chủ:

+ Làm tốt công tác tuyên truyền để các cán bộ, các tầng lớp nhân dân và các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội nhận thức được vai trò của công khai tài chính công và việc thực hiện quy chế dân chủ trong công tác quản lý chi NSNN, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm trong khâu giám sát thực hiện.

+ Nội dung công khai cần cụ thể, chi tiết, rõ ràng và dưới nhiều hình thức: thông qua văn bản, niêm yết công khai và tiến tới khuyến khích việc sử dụng hình thức cung cấp thông tin qua trang thông tin điện tử của đơn vị để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát của chính đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong nội bộ đơn vị.

+ Khi phát hiện những sai phạm trong thực hiện quy chế công khai tài chính và dân chủ trong các đơn vị cần xử lý một cách nghiêm túc, triệt để, tránh sự tái phạm.

- Tiếp tục thực hiện khoán biên chế và khoán chi hành chính:

+ Nhân rộng việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và khoán chi hành chính đối với các đối tượng thụ hưởng ngân sách.

+ Làm tốt công tác tư tưởng: tuyên truyền, quán triệt về lợi ích của việc thực hiện cơ chế khoán tới các đơn vị và mọi cán bộ, công chức để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ.

+ Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan phải được xây dựng và ban hành trên cơ sở sự đồng thuận, nhất trí của tất cả các cán bộ, công nhân viên. Tất cả các khoản chi phát sinh đều phải được thanh quyết toán dựa trên quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được thực hiện thường xuyên, cụ thể hơn nữa để kịp thời ngăn chặn và phát hiện các sai phạm.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công:

+ Mở rộng đối tượng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho tất cả các đơn vị sự nghiệp công của huyện.

+ Tăng cường việc trao quyền cho các thủ trưởng đơn vị để họ chủ động trong việc bố trí cán bộ, bố trí nguồn ngân sách được cấp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công tới tất cả các cán bộ, công chức, viên chức.

- Tăng cường công tác thanh tra tài chính ngân sách:

+ Quy trình thanh tra cũng như các hệ thống các văn bản quy định cho công tác thanh tra cần được đổi mới, cập nhật cho phù hợp với các chế độ, chính sách tài chính mới.

+ Nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và việc cập nhật những kiến thức mới cho các cán bộ thanh tra tài chính thông qua các hình thức: đào tạo, tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, thảo luận chuyên đề,…

+ Thực hiện có hiệu quả việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng thanh tra tài chính, tránh hiện tượng chồng chéo trong công tác thanh tra gây lãng phí về thời gian và nhân lực.

+ Tiếp tục triển khai thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực, nội dung nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm (như lĩnh vực chi đầu tư XDCB; GPMB; mua sắm tài sản, trang thiết bị).

+ Khi phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm minh, đúng quy định, tránh hiện tượng bao che, nể nang trong xử lý.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến luật ngân sách và nâng cao ý thức tiết kiệm của các đối tượng sử dụng các khoản chi thường xuyên.

Việc tuyên truyền, phổ biến luật ngân sách có thể thực hiện dưới nhiều

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)