SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
2.2.1. Quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản
2.2.1.1. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Phòng TC-KH huyện là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện (Ban quản lý dự án đầu tư XDCB; Phòng Kinh tế- hạ tầng; UBND các xã, thị trấn) tham mưu cho UBND huyện xây dựng phương án phân bổ vốn đầu tư XDCB cho từng dự án do huyện quản lý. UBND huyện tiến hành thảo luận, thống nhất trình HĐND huyện phê chuẩn, ra nghị quyết, UBND huyện căn cứ nghị quyết của HĐND huyện ra quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm, báo cáo UBND tỉnh, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ và cơ quan KBNN.
Sau đó, Phòng TC-KH huyện thông báo kế hoạch vốn đầu tư cho KBNN huyện theo tháng, quý để làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn cho các dự án và gửi cho các đơn vị chủ đầu tư để tổ chức thực hiện.
Định kỳ 6 tháng hoặc cuối quý IV, Huyện ủy, UBND huyện rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư. Trong trường hợp có sự điều chỉnh, Phòng TC-KH tham mưu cho UBND huyện quyết định điều chỉnh và thông báo danh mục, kế hoạch vốn đầu tư điều chỉnh đối với từng dự án.
Bảng 2.6: Dự toán chi đầu tƣ XDCB của huyện Tân Sơn (2008 - 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Dự toán chi đầu tƣ XDCB Chi GPMB và đầu tƣ xây dựng CSHT Chi đầu tƣ XDCB các công trình khác Dự toán Tỷ trọng Dự toán Tỷ trọng Năm 2008 30.321 18.250 60,2% 12.071 39,8% Năm 2009 58.100 32.418 55,8% 25.682 44,2% Năm 2010 70.350 49.500 71,4% 20.850 29,6% Năm 2011 120.225 71.458 59,4% 48.767 40,6% Năm 2012 132.215 75.800 57,3% 56.415 42,7%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2008-2012)
Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy: Dự toán chi đầu tư XDCB có xu hướng tăng lên qua các năm: năm 2008 số dự toán chi là 30.321 triệu đồng; đến năm 2012 là 132.215 triệu đồng; gấp 4,3 lần so với năm 2008.
Trong dự toán chi đầu tư XDCB, tỷ lệ phân chia giữa chi GPMB và đầu tư xây dựng CSHT và chi đầu tư XDCB các công trình khác không đồng đều trong các năm từ 2008 đến năm 2012; đặc biệt năm 2010, tỷ lệ chi GPMB và đầu tư xây dựng CSHT chiếm tới 71,4%.
Nguyên nhân: Tỷ lệ chi GPMB và đầu tư xây dựng CSHT được tính theo tỷ lệ % trên tổng số thu tiền sử dụng đất và được HĐND tỉnh quy định. Năm 2010 là năm tổng số thu tiền sử dụng đất của huyện đạt cao và đầu tư lại vào cơ sở hạ tầng của địa phương.
Dự toán chi đầu tư XDCB được xây dựng dựa trên yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho lộ trình nâng cấp mạng lưới cơ sở vật chất khu trung tâm huyện lỵ Tân Sơn, đồng thời phải đảm bảo khả năng thanh toán vốn đầu tư XDCB, hạn chế tình trạng nợ đọng vốn đầu tư với giá trị lớn.
2.2.1.2. Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Tại Phòng TC-KH huyện:
Phòng TC-KH huyện căn cứ vào quyết định của UBND huyện xây dựng kế hoạch cấp phát vốn đầu tư XDCB theo quý, gửi KBNN huyện và các đơn vị để thực hiện theo kế hoạch.
Tuy nhiên, do đặc thù nguồn vốn đầu tư chủ yếu là từ nguồn thu sử dụng đất nên việc cấp phát vốn đầu tư phải căn cứ vào tiến độ thực hiện thu tiền sử dụng đất trên địa bàn và tốc độ triển khai thực hiện dự án.
- Tại KBNN huyện:
Căn cứ vào dự toán ngân sách năm được giao, giá trị khối lượng công việc đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán kèm theo các tài liệu cần thiết gửi KBNN huyện.
KBNN huyện kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và thực hiện thanh toán khi có đủ các điều kiện theo quy định.
Hiện nay, UBND huyện Tân Sơn áp dụng cả hai phương pháp cấp phát, đó là: cấp phát tạm ứng và cấp phát thanh toán cho khối lượng XDCB hoàn thành.
Bảng 2.7: Thực hiện chi đầu tƣ XDCB của huyện Tân Sơn (2008 - 2012) Đơn vị tính: Triệu đồng Thời gian Tổng chi đầu tƣ XDCB Chi GPMB và đầu tƣ xây dựng CSHT Chi đầu tƣ XDCB các công trình khác Thực hiện Thực hiện/Dự toán Thực hiện Thực hiện/Dự toán Thực hiện Thực hiện/Dự toán Năm 2008 31.321 103% 19.245 105% 12.076 100% Năm 2009 65.757 112% 37.862 117% 27.895 109% Năm 2010 76.291 108% 51.263 104% 25.028 120% Năm 2011 138.153 115% 78.157 109% 59.996 123% Năm 2012 140.233 106% 79.452 105% 60.771 108%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2008-2012)
Qua bảng số liệu 2.5 cho thấy: Trong thời gian qua, việc thực hiện dự toán chi đầu tư XDCB ở huyện Tân Sơn tương đối tốt, các khoản chi qua các năm đa số đều vượt dự toán và mức vượt là tương đối nhỏ.
Xét cụ thể trong năm 2011: tổng chi đầu tư XDCB huyện là 138.153 triệu đồng, bằng 115% dự toán, trong đó: Chi đầu tư XDCB và các công trình khác tăng 123%. Nguyên nhân: do phát sinh kinh phí GPMB và xây dựng CSHT tuyến đường nội thị từ UBND huyện Tân Sơn đến Công an huyện Tân Sơn dài
khoảng 700m và kinh phí bổ sung cho các công trình trọng điểm, công trình đột xuất khác từ nguồn vượt thu tiền sử dụng đất năm 2009.
Số liệu chi vượt dự toán chi đầu tư xây dựng ở mức cthấp qua các năm thể hiện sự chủ động và dự báo trước được các khoản chi trong quản lý điều hành chi ngân sách.
2.2.1.3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Thực trạng quyết toán vốn đầu tư năm:
Kết thúc năm ngân sách, chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán nguồn vốn sử dụng, quyết toán nguồn vốn ngân sách, tình hình sử dụng vốn và giá trị khối lượng hoàn thành đã được quyết toán trong năm, gửi KBNN huyện, Phòng TC-KH huyện.
KBNN huyện có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu xác nhận số vốn đã cấp phát trong năm và luỹ kế từ khi khởi công đến hết niên độ ngân sách cho từng dự án; đồng thời tổng hợp báo cáo số vốn cấp phát và thực hiện thanh toán cho từng dự án gửi Phòng TC-KH huyện.
- Thực trạng quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:
Khi hạng mục công trình, tiểu dự án, dự án thành phần và dự án đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán.
Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện: gửi báo cáo quyết toán tới Phòng TC-KH huyện để thẩm định (trong trường hợp Phòng TC- KH huyện không bố trí thẩm tra được có thể thuê đơn vị có chức năng để tiến hành: trung tâm tư vấn dịch vụ tài chính công của Sở Tài chính). Căn cứ kết quả thẩm định, Phòng TC-KH trình UBND huyện phê duyệt.
Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh: gửi báo cáo quyết toán lên Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
KBNN huyện có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số vốn đầu tư đã cấp phát đối với dự án trong phạm vị quản lý; nhận xét, đánh giá, kiến nghị với đơn vị thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về việc chấp hành trình tự XDCB, chấp hành định mức đơn giá và chấp hành các chính sách chế độ theo quy định của nhà nước trong quá trình đầu tư dự án.
Tuy nhiên, thực tế quyết toán vốn đầu tư XDCB cho thấy còn một số vấn đề tồn tại: chất lượng báo cáo quyết toán của một số đơn vị còn ở mức hạn chế, các loại hồ sơ, sổ sách còn được lập chưa đúng quy định, vẫn còn tình trạng gửi
quyết toán chậm so với thời gian quy định.
Việc thực hiện thanh quyết toán trong đầu tư XDCB vẫn còn xảy ra tình trạng một số dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng chưa hoàn thành hồ sơ quyết toán để thẩm định theo quy định.
2.2.2. Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên
Tình hình quản lý chi thường xuyên của huyện Tân Sơn được phản ánh thông qua Phụ lục 1, 2.
2.2.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên
Dự toán chi thường xuyên được xây dựng trên cơ sở định mức phân bổ ngân sách được áp dụng theo quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP, nguồn NSĐP được hưởng theo phân cấp và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện.
* Căn cứ xây dựng, lập dự toán chi thường xuyên:
- Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động an ninh - quốc phòng và các hoạt động xã hội khác.
- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH của huyện, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến đến việc bố trí kinh phí tổ chức thực hiện trong năm.
- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên trong năm.
- Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN hiện hành và phải dự đoán được những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch.
- Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên của năm trước.
* Quy trình lập dự toán chi thường xuyên:
Các phòng ban chức năng căn cứ vào nhiệm vụ được giao, số biên chế, quỹ lương, định mức chế độ chi tiêu để lập dự toán gửi Phòng TC-KH huyện.
Phòng TC-KH huyện căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách và nhiệm vụ phát triển KT-XH để xây dựng phương án phân bổ ngân sách (trong đó có dự toán chi thường xuyên) theo các lĩnh vực và chi tiết dự toán của từng đơn vị, sau đó trình HĐND huyện phê duyệt, ra nghị quyết. Sau khi có nghị quyết phê
chuẩn của HĐND huyện, Phòng TC-KH tham mưu cho UBND huyện ra quyết định phê duyệt dự toán.
Qua phụ lục 1 cho thấy: dự toán chi thường xuyên có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008 dự toán chi thường xuyên là: 84.762 triệu đồng; đến năm 2012 dự toán chi thường xuyên là: 179.054 triệu đồng, tăng 2,11 lần so với năm 2008.
Xét cụ thể năm 2011 so với năm 2010: dự toán chi thường xuyên năm 2011 là 154.512 triệu đồng, tăng 16,6% so với dự toán năm 2010( với số tuyệt đối là 18.980 triệu đồng) trong đó:
- Chi sự nghiệp kinh tế là 8.947 triệu đồng, tăng 83,1% so với dự toán năm 2010. Đây là năm bắt đầu triển khai thực hiện bê tông hoá đường giao thông nông thôn nên ngân sách chi tăng đột biến( Dự toán chi cho sự nghiệp giao thông năm 2011là 6.972 triệu đồng ).
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo: 95.434 triệu đồng, tăng 18,2% so với dự toán năm 2010, số tăng chủ yếu do tiền lương tăng thêm theo các nghị định số 33, 34/NĐ-CP và bổ sung kinh phí do tăng biên chế.
- Chi Quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể: 32.064 triệu đồng, tăng 40,5% so với dự toán năm 2010, nguyên nhân do năm 2011 phát sinh kinh phí phụ cấp tăng thêm 70% đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng đặc biệt khó khăn( Có hiệu lực từ mùng 01/03/2011).
Dự toán các khoản chi thường xuyên tăng lên do nhu cầu chi NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên trên địa bàn huyện.
Các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong dự toán: chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; chi sự nghiệp kinh tế; chi quản lý hành chính (QLHC), Đảng, đoàn thể; chi đảm bảo xã hội.
Các khoản chi còn ở mức thấp: chi sự nghiệp khoa học công nghệ, chi y tế, chi sự nghiệp thể dục thể thao.
Việc phân bổ các khoản chi như trong dự toán cơ bản đã đảm bảo hợp lý, trong đó chủ yếu là chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; chi sự nghiệp kinh tế. Tuy nhiên, chi QLHC còn tương đối cao.
2.2.2.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên
theo từng quý, gửi Phòng TC-KH huyện thẩm định, ra thông báo dự toán, gửi KBNN và các đơn vị để tổ chức thực hiện.
Trường hợp có điều chỉnh, bổ sung: Phòng TC-KH thực hiện điều chỉnh, trình UBND huyện quyết định, ra thông báo bổ sung dự toán.
Qua số liệu ở phụ lục 2 cho thấy: mức chi của đa số các khoản trong chi thường xuyên còn vượt dự toán lớn. Đặc biệt ở một số khoản chi, mức vượt dự toán là rất lớn như: chi đảm bảo xã hội, chi QLHC, Đảng, đoàn thể, chi trợ giá cước và chi an ninh quốc phòng .
Chi đảm bảo xã hội: năm 2008 vượt dự toán ở mức: 483,6%, năm 2009 mức vượt là 216,4% và ở các năm tiếp theo, thường xuyên vượt dự toán ở mức từ 53% đến 96%. Chủ yếu là do phát sinh từ công tác trợ cấp hộ nghèo và trợ cấp do ảnh hưởng của lũ quét, mất mùa…
Chi đảm bảo QLHC: năm 2008 vượt dự toán ở mức: 152,9%, năm 2011 mức vượt là 181,8%; nguyên nhân: Do tăng lương 70%( Phụ cấp thu hút vùng đặc biệt khó khăn, do phát sinh đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội và điều chỉnh tăng mức trợ cấp xã hội hàng tháng, do thực hiện một số chính sách an sinh xã hội từ nguồn huy động đóng góp như: hỗ trợ sửa chữa nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo sản xuất.
Chi an ninh, quốc phòng: thường xuyên vượt dự toán ở mức từ 68% đến 248%. Nguyên nhân là do địa bàn là cửa ngõ của tỉnh, địa hình đồi núi nên việc xây dựng, tập huấn khu vực phòng thủ và các chi phí khác tăng cao và đột xuất, dự toán không đáp ứng kịp.
Nguyên nhân của hiện tượng tăng so với dự toán trong thực hiện các khoản chi thường xuyên: do tình hình thực tế và nhu cầu của nhiệm vụ xây dựng phát triển KT-XH của huyện trong từng năm.
Xét cụ thể năm 2011: chi thường xuyên đạt 216.630 triệu đồng, bằng 140,5% so với dự toán trong đó số tăng chủ yếu là kinh phí tiền lương tăng thêm theo nghị quyết 30a của chính phủ; kinh phí trợ cấp khó khăn và trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội; kinh phí hỗ trợ mua bảo hiểm y tế hộ cận nghèo; kinh phí thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, kinh phí hoạt động đảm bảo an ninh trật tự từ nguồn bổ sung từ ngân sách tỉnh, nguồn dự phòng và nguồn vượt thu ngân sách huyện.
Chi tiết mức vượt dự toán của các khoản chi thường xuyên trong năm 2011 như sau:
- Chi sự nghiệp kinh tế bằng 194,8% dự toán, do phát sinh kinh phí làm đường giao thông nội thị huyện lị Tân Sơn, đường bê tông cho các xã trên địa bàn.
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo bằng 122,7% dự toán, do phát sinh kinh phí tiền lương tăng thêm theo nghị quyết 30a của chính phủ trong lĩnh vực này.
- Chi sự nghiệp truyền thanh bằng 149,2% dự toán, do việc bổ sung kinh phí tiền lương tăng thêm và phát sinh kinh phí tuyên truyền các hoạt động lớn trên địa bàn.
- Chi sự nghiệp thể dục thể thao bằng 202,3% so với dự toán, nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh kinh phí mua sắm trang thiết bị thể dục thể thao và kinh phí tham gia các giải thể thao từ nguồn chuyển nguồn ngân sách năm 2010 và nguồn vượt thu thường xuyên năm 2011.
- Chi đảm bảo xã hội bằng 196,2% so với dự toán, nguyên nhân do phát sinh kinh phí trợ cấp hộ nghèo và cứu trợ nhân dân bị lũ quét tại xã Đồng Sơn, Lai Đồng.
- Chi QLHC, Đảng, đoàn thể bằng 181,8% so với dự toán do phát sinh