KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở MỘT SỐ

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 35)

SỐ THÀNH PHỐ, THỊ XÃ TRỰC THUỘC TỈNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN TÂN SƠN.

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Thành phố Ninh Bình là thành phố trực thuộc tỉnh Ninh Bình, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh Ninh Bình

Công tác quản lý chi NSNN ở thành phố Ninh Bình trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Chi NSNN chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và đáp ứng các khoản chi sự nghiệp trên các lĩnh vực. Các khoản chi luôn phù hợp với

yêu cầu phát triển của thành phố. Chi đầu tư phát triển bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch. Trong thực hiện chi đầu tư phát triển còn tập trung thực hiện các chương trình KT-XH của thành phố: xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, điện chiếu sáng công cộng…Thành phố đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, đảm bảo chi cho sự nghiệp kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết kiệm, phù hợp với khả năng ngân sách.

Thành phố đã có những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển: nâng cao năng lực của các chủ đầu tư, nâng cao chất lượng công tác tư vấn, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tăng cường quản lý chất lượng các công trình…

Trong quản lý chi thường xuyên: ở tất cả các khâu như lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi đều được thực hiện với nhiều chuyển biến tích cực. Khâu lập dự toán đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách cũng như nhiệm vụ của từng đơn vị. Kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích. Công tác kiếm soát chi qua KBNN ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Trong quản lý chi NSNN đã thực hiện nghiêm túc cơ chế tự chủ tài chính và khoán kinh phí hành chính.

Tuy nhiên, công tác quản lý chi NSNN tại thành phố Ninh Bình vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Trong quản lý chi đầu tư phát triển: việc bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, phân tán; chất lượng công tác tư vấn chưa cao; tốc độ triển khai các dự án còn chậm; công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư còn chưa kịp thời, chất lượng báo cáo chưa đảm bảo…Trong quản lý chi thường xuyên: công tác lập dự toán còn chậm về mặt thời gian và thường bị phụ thuộc, việc phân bổ dự toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách chưa được thực hiện tốt, vẫn còn tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên…

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nƣớc ở thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Thị xã Cẩm Phả là một thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, một thị xã nổi tiếng với sản phẩm than của cả nước.

Thực tế cho thấy, chi cân đối ngân sách của thị xã qua các năm đều không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, đối với chi đầu tư XDCB, nguồn vốn để cân đối chi đầu tư chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất nên chi đầu tư chưa đạt được kết quả cao so với yêu cầu của nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn. Chi thường xuyên hàng năm đều tăng những cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu các nhiệm vụ thường xuyên của thị xã.

Công tác quản lý chi NSNN ở thị xã Cẩm Phả trong những năm qua cơ bản được tổ chức đúng quy định, quản lý sử dụng ngân sách ngày càng chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả.

Trong quản lý chi đầu tư XDCB: đã bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành kinh tế mũi nhọn du lịch và định hướng xây dựng cơ sở vật chất cho đô thị loại III. Năng lực quản lý của chủ đầu tư được nâng cao: Ban quản lý công trình thị xã đã được kiện toàn theo hướng tinh gọn và chất lượng, đáp ứng nhu cầu quản lý trong điều kiện mới. Trong công tác tư vấn: thị xã đã lựa chọn được các đơn vị tư vấn có uy tín, chất lượng trong tất cả các khâu như lập dự án, thẩm định dự án và giám sát thi công.

Trong quản lý chi thường xuyên: về cơ bản đã điều hành được nguồn chi, đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn. Kinh phí chi thường xuyên được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, đúng mục đích. Các đơn vị sử dụng ngân sách với việc được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí đã chủ động hơn trong điều hành ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí; các đơn vị đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, đưa ra được các phương án tiết kiệm chi thường xuyên để nâng cao thu nhập cho cán bộ và đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác quản lý chi NSNN ở thị xã Cẩm Phả vẫn còn một số điểm hạn chế.

năm chưa thực sự khoa học và chặt chẽ, việc bố trí còn dàn trải, chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm; việc đầu tư vào những công trình chưa thực sự cần thiết, nguồn vốn không đáp ứng được đã dẫn đến tình trạng nợ đầu tư XDCB khá lớn; vẫn tồn tại một số hạn chế trong khâu tư vấn làm ảnh hưởng đến chất lượng các công trình; nhiều công trình bàn giao đưa vào sử dụng đã lâu nhưng chậm quyết toán.

Trong quản lý chi thường xuyên: trình độ lập dự toán của các đơn vị còn hạn chế, chủ yếu dựa vào số liệu năm trước và số áp đặt chỉ tiêu của cấp trên; phương án phân bổ ngân sách còn cứng nhắc; việc chấp hành dự toán chi thường xuyên vẫn còn một số sự nghiệp chi chưa hiệu quả như sự nghiệp chuyển giao kỹ thuật, sự nghiệp môi trường - công cộng; vẫn còn tồn tại tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên và chủ yếu ở lĩnh vực hành chính; công tác kiểm soát chi của KBNN đôi khi còn cứng nhắc, gây khó khăn cho các đơn vị trong quan hệ giao dịch…

1.2.3. Bài học rút ra cho huyện Tân Sơn trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc nƣớc

Quản lý chi NSNN cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đều tập trung chủ yếu vào hai nội dung: quản lý chi đầu tư phát triển (trong đó tập trung vào chi đầu tư XDCB) và quản lý chi thường xuyên.

Mặc dù phụ thuộc về nguồn ngân sách được phân bổ từ cấp tỉnh nhưng các địa phương đều có những biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN.

Trong quản lý chi đầu tư XDCB: chú trọng thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Nhà nước về đầu tư XDCB trong tất cả các khâu; coi trọng việc bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý trong đó có xác định lĩnh vực được ưu tiên phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Công tác quản lý của chủ đầu tư, công tác tư vấn giám sát ngày càng được quan tâm, chú ý để không ngừng nâng cao chất lượng.

Trong quản lý chi thường xuyên: luôn bám sát theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong thực hiện quy trình quản lý; việc thực hiện công khai tài chính các cấp luôn được coi trọng để tăng cường sự giám sát của cán bộ,

công chức và nhân dân trong quản lý sử dụng ngân sách ở các địa phương, đơn vị; đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi NS, nâng cao ý thức tiết kiệm để tăng thu nhập cho chính bản thân của các cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, cần chú ý khắc phục một số tồn tại sau trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh:

Thứ nhất, đối với quản lý chi đầu tư phát triển: cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, tránh tình trạng dàn trải, nên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng chất lượng của công tác quản lý và tư vấn để nâng cao chất lượng các công trình; đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án và nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán.

Thứ hai, đối với quản lý chi thường xuyên: cần có các biện pháp để nâng cao chất lượng của công tác lập dự toán; khắc phục tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên; nâng cao công tác kiểm soát chi của KBNN, tránh gây khó khăn trong giao dịch cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN TÂN

SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tân Sơn là huyện miền núi được thành lập theo Nghị định số 61/2007/NĐ- CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện: Thanh Sơn và huyện Tân Sơn.

Vị trí địa lý:

Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 75km.

Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La.

Là huyện miền núi xa sôi hẻo lánh, xa trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Phú Thọ, xa những trung tâm kinh tế của các tỉnh bạn và các vùng lân cận là điều kiện khó khăn cho việc giao thương, phát triển kinh tế xã hội

Địa hình, khí hậu, thủy văn và sông ngòi:

Tân Sơn là huyện vùng núi cao có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông suối và núi đồi, khe lạch….có độ dốc cao; sông Bứa chảy từ Sơn La qua nhiều xã trong huyện, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn nên tạo ra các vùng tiểu khí hậu gần như riêng có của huyện Tân Sơn.

Tân Sơn nằm trong vùng khí hậu Trung du Bắc Bộ nhưng có ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Bắc, có nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm là 23,3°C (nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,3 °C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3,1°C), mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng 4, 5, 6, 7 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, nhiệt độ trong các tháng này nhiều khi lên tới 39-40°C; tháng 8, 9 thường có mưa bão, lốc xoáy gây lũ quét, lũ ống sạt lở đất; mùa đông có sương muối, giá rét, nhiệt độ xuống dưới 5°C.

Hệ thống sông Bứa và các chi lưu của nó tỏa rộng ra khắp vùng, các chi lưu lớn phân bố đều là sông Chôm (xã Văn Luông), sông Giày (Minh Đài), sông Gôm (Thu Ngạc).

Đồi núi, sông suối, khe lạch nhiều thuận lợi cho phát triển cây lâm nghiệp và nông nghiệp, nhưng giao thông đi lại khó khăn, khí hậu giá rét, sương muối nên ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp, trồng trọt một năm chỉ canh tác được 2 vụ lúa và thường phải cấy muộn, chăn nuôi thì thường sảy ra hiện tượng trâu, bò, lợn, gà chết rét hàng loạt. Nên có thể nói địa hình, khí hậu, thủy văn, sông ngòi không phải là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội giảm nghèo nhanh và bền vững.

Tài nguyên thiên nhiên:

- Đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha, trong đó 57.958 ha là đất nông, lâm nghiệp (chiếm 84,17%); 2.119,45 ha là đất phi nông nghiệp (chiếm 3,07%); 8.779 ha đất chưa sử dụng (chiếm 12,74%). Trong số hơn 52.577,51 ha đất lâm nghiệp có 15.048 ha thuộc vườn Quốc gia Xuân Sơn với hệ động thực vật phong phú, nhiều hang động độc đáo, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm, nghỉ dưỡng.

- Khoáng sản: Một số loại quặng đang được khảo sát, thăm dò là Sắt, Than, Chì, Đá xây dựng, cát sỏi, chủ yếu ở các xã Thu Cúc, Thu Ngạc, Đồng Sơn, Long Cốc, Thanh Kiệt, Tân Phú, Mỹ Thuận và Văn Luông.

- Tài nguyên nước: Tân Sơn có hệ thống sông Bứa và các chi lưu, có 02 hồ lớn là hồ Sận Hòa (Tân Sơn) và hồ Xuân Sơn.

- Tiềm năng du lịch: Tân Sơn không có nhiều các di tích lịch sử, văn hóa nhưng với trên 82% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể mang tính đặc thù của địa phương như:hát Ví, hát Rang dân tộc Mường; lễ Lập tĩnh dân tộc Dao; múa khèn, kèn lá dân tộc H’Mông…là tiềm năng giữ gìn và phát triển văn hóa phi vật thể.

Vườn Quốc gia Xuân Sơn hiện tại là địa điểm du lịch nổi bật nhất của Tân Sơn, với diện tích là 15.048 ha. Hệ động, thực vật phong phú với 69 loài thú; 240 loài chim cùng với 134 họ và 726 loài thực vật khác nhau.

Ngoài ra huyện còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: Khu Vượng (xã Xuân Đài), Bản Dù (xã Xuân Sơn) đang được qui hoạch

và đầu tư phát triển loại hình du lịch này.

Diện tích đất rộng, tài nguyên thiên nhiên khá là đa dạng phong phú, có tiềm năng du lịch, nhưng bị hạn chế bởi các yếu tố khác nên hiện nay những tiềm năng này vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu quả, tăng thu cho ngân sách.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Đơn vị hành chính: Huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền. Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận là các xã thuộc khu vực II miền núi. 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II. Cả 17 xã đều là những xã nghèo có điều kiện kinh tế khó khăn cơ sở hạ tầng thấp kém cần được hỗ trợ bởi chương trình giảm nghèo.

- Dân số - Dân tộc: Tính đến 31/12/2010 toàn huyện có 18.536 hộ dân với dân số 76.630 người. Trong đó 7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 87%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 79%, Dao 7%, H'mông 1% ...). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,26 %. Mật độ dân số trung bình là 111 người/km2. [9]

Bảng 2.1: Thực trạng phân bố dân cƣ STT Tên xã Diện tích đất tự nhiên (ha) Tổng số hộ (hộ) TĐ: Số hộ DTTS (hộ) Tổng số dân (ngƣời) TĐ: Dân tộc thiểu số (ngƣời) Mật đô dân số (Ngƣời/km2 ) 1 Thu Cúc 10.040,73 2.232 1.897 9.369 8.442 93 2 Thạch Kiệt 5.234,13 954 728 3.796 3.322 73 3 Thu Ngạc 4.507,85 1.198 1.195 5.586 5.606 124 4 Kiệt Sơn 1.697,14 790 630 3.404 2.956 201 5 Đồng Sơn 4.319,68 712 702 3.286 3.220 76 6 Lai Đồng 1.996,48 726 705 3.208 3.261 161 7 Tân Phú 2.097,88 1.227 876 4.238 4.063 202 8 Mỹ Thuận 3.821,91 1.822 1.482 7.484 6.155 196 9 Tân Sơn 2.889,14 868 860 3.931 3.980 136 10 Xuân Đài 6.606,04 1.354 1.178 5.500 5.070 83 11 Minh Đài 1.876,25 1.514 673 5.748 2.958 306 12 Văn Luông 2.787,08 1.717 974 6.799 4.003 244

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 35)