NHÀ NƢỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
3.1.1. Dự báo nhu cầu chi ngân sách nhà nƣớc của huyện Tân Sơn
- Định hướng phát triển KT- XH của huyện Tân Sơn:
Tập trung chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với đẩy mạnh phát triển văn hoá, xã hội đảm bảo và an sinh xã hội, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 17-18%. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xã hội để tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá về đầu tư kếu cấu hạ tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển kinh tế phục vụ du lịch. Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đến năm 2015.
- Một số mục tiêu phấn đấu:
* Các chỉ tiêu về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm đạt từ 16-18%
- Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 7,0%
- Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 22%
- Giá trị tăng thêm ngành thương mại, dịch vụ tăng 27%
- Tổng thu ngân sách địa phương 216.093 triệu đồng, trong đó: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 12.355 triệu đồng, bổ sung từ ngân sách tỉnh 188.738 triệu đồng, thu khác 15.000 triệu đồng; Chi ngân sách huyện 212.088 triệu đồng.
* Các chỉ tiêu về xã hội
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt 20% - Mức giảm tỷ suất sinh 0,22%o
- Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt >30%, lao động được dạy nghề từ 2.000- 2.500 người
- Số lao động được giải quyết việc làm mới >1.500 người - Xuất khẩu lao động >200 người
* Các chỉ tiêu về môi trường
- Tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 72% - Tỷ lệ hộ có công trình hợp vệ sinh 20%
- Độ che phủ rừng đạt 77%
3.1.2. Định hƣớng ƣu tiên chi ngân sách nhà nƣớc của huyện Tân Sơn
- Chi đầu tư XDCB: Tiếp tục bố trí tăng chi đầu tư XDCB để tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT phục vụ cho các mục tiêu phấn đấu về hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, dịch vụ
Tuy nhiên về nguồn vốn: Ngoài nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, huyện cần tranh thủ tối đa nguồn vốn chương trình mục tiêu từ ngân sách trung ương, nguồn vốn XDCB tập trung từ ngân sách tỉnh và bố trí sắp xếp một phần từ nguồn thu thường xuyên để chi đầu tư XDCB (dự báo nguồn thu tiền sử dụng đất có xu hướng giảm do quỹ đất hạn chế và ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu).
- Chi thường xuyên: Tiếp tục bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý,; đảm bảo đáp ứng được yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trong đó tiếp tục ưu tiên chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo theo chỉ đạo chung của Chính phủ; tập trung bố trí nguồn kinh phí phục vụ phát triển kinh tế, phát triển du lịch, làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, chi đảm bảo an sinh xã hội, dạy nghề, giải quyết việc làm. Đồng thời, cần tiết kiệm đến mức tối đa chi hành chính, đặc biệt là các khoản chi công tác phí, chi hội nghị, tiếp khách...
3.1.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc huyện Tân Sơn
3.1.3.1. Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý, nâng cao tính công khai, minh bạch
sách phát triển KT-XH của tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Tân Sơn nói riêng. - Rà soát lại hệ thống định mức chi NSNN cũng như các chính sách, chế độ liên quan để đề xuất, kiến nghị các cơ quan cấp trên điều chỉnh kịp thời.
- Điều chỉnh, cơ cấu lại chi NS, phân bổ nguồn chi một cách hợp lý: Tăng tỷ trọng chi cho đầu tư XDCB, bố trí hợp lý chi thường xuyên; Tập trung chi đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm, làm động lực phát triển kinh tế (tập trung phát triển du lịch ở vườn Quốc gia Xuân Sơn bao gồm các xã Xuân Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Tân Sơn) ; đồng thời ưu tiên đầu tư xây dựng CSHT ở các xã nằm trong vùng đặc biệt khó khăn: Bao gồm 14 xã nằm trong dự án 135 giai đoạn II, ; đảm bảo kinh phí cho sự hoạt động của bộ máy nhà nước tại địa phương; ưu tiên chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Bố trí kinh phí để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
- Đẩy mạnh xã hội hoá một số khoản chi như chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; chi sự nghiệp văn hoá thông tin, hoạt động bảo trợ xã hội…
Huy động các khoản đóng góp trong nhà trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập. Tuy nhiên việc huy động đóng góp phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện và việc quản lý, sử dụng nguồn thu đóng góp phải tuân thủ theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả.
Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị lồng ghép với việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh dịch vụ trên địa bàn; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý thu, chi sự nghiệp tại các đơn vị sự nghiệp như Trung tâm Văn hóa, Trung tâm dạy nghề Tân Sơn, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể của huyện...).
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ vì người nghèo”...để hỗ trợ các gia đình chính sách, các đối tượng khó khăn trên địa bàn, đặc biệt là phong trào vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát.
- Tăng cường tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thực hiện nghiêm túc việc khoán chi hành chính và thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị; tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong sử dụng ngân sách theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho
người lao động.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính và nếu phát hiện sai phạm thì xử lý triệt để.
3.1.3.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện
- Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ cán bộ quản lý chi NSNN phải phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, phân cấp quản lý kinh tế, tài chính giữa các cấp chính quyền trên địa bàn huyện.
Đối với Phòng TC-KH huyện: Kiện toàn đủ số lượng cán bộ công chức, bố trí phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách và cán bộ chuyên môn quản lý ngân sách đối với từng lĩnh vực (công tác kế hoạch; quản lý chi đầu tư; quản lý chi thường xuyên của các đơn vị dự toán trực thuộc; quản lý giá, quản lý thị trường; quản lý tài sản công; quản lý ngân sách xã, thị trấn...)
Đối với xã, thị trấn: Tiếp tục tuyển chọn cán bộ kế toán ngân sách đảm bảo đủ số lượng quy định.
- Thu gọn đầu mối quản lý; lược bỏ những khâu trung gian không cần thiết; tập trung nhân lực vào những mảng, lĩnh vực còn thiếu và yếu như quản lý chi đầu tư XDCB.
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN: xây dựng quy chế quản lý điều hành ngân sách cấp huyện để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị trong quản lý ngân sách huyện: Phòng TC-KH, Chi cục Thuế, KBNN; UBND các xã, thị trấn, các đơn vị thụ hưởng ngân sách...
- Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN: Tổ chức các lớp tập huấn; thường xuyên cập nhật vản bản pháp luật, tăng cường trao đổi, thảo luận về chuyên môn nghiệp vụ; tạo điều kiện cho cán bộ được đi đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị cũng như chuyên môn nghiệp vụ (đào tạo thạc sĩ chuyên ngành TC-KH).
3.1.3.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát chi NSNN trên địa bàn huyện
- Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN nhằm phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN
- Bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đúng mục đích tiền của Nhà nước - Phân rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các đơn vị trong việc tham gia quản lý kiểm soát chi NSNN
- Quy trình, thủ tục kiểm soát đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ àang công khai minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát và người thụ hưởng.
- Công khai hoá thủ tục kiểm soát chi NSNN.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ NƢỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
3.2.1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản:
Tiến hành rà soát lại các quy định về quy trình, thủ tục, các nguyên tắc, chế độ, định mức chi đầu tư XDCB không còn phù hợp với điều kiện thực tế, gây khó khăn cho khâu tổ chức thực hiện (ví dụ như quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư, quy định về mối quan hệ giữa cấp phát với quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, cơ chế về vai trò giám sát của cộng đồng xã hội đối với các công trình đầu tư XDCB,…); đồng thời phát hiện ra những quy định chưa được ban hành mà trong thực tế của công tác quản lý chi đầu tư XDCB cần thiết phải thực hiện để đề xuất, kiến nghị lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Điều chỉnh, bổ sung quy định cụ thể về quản lý đầu tư XDCB cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các phòng ban đơn vị; nội dung, phương pháp và hình thức giám sát tại cộng đồng…trong quản lý đầu tư XDCB.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chi thường xuyên:
để đề xuất, kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên có những điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp với điều kiện thực tế, đặc biệt là định mức phân ổ ngân sách xã, thị trấn và một số định mức chi tại địa phương như: chi công tác phí, chi hội nghị...
- Hoàn thiện cơ chế chính sách về kiểm soát chi NSNN:
Hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi theo hướng công khai, minh bạch. Có các văn bản quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị trong kiểm soát chi NSNN, đặc biệt khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Công an, kiểm toan nhà nước, thanh tra…phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại đơn vị sử dụng ngân sách trong quản lý chi tiêu NSNN.
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của huyện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của huyện
3.2.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện
Thứ nhất, xem xét, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy quản lý chi NSNN (Phòng TC-KH huyện, KBNN huyện, bộ phận kế toán của các đơn vị,…); trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh theo hướng chuyên môn hóa, tránh tình trạng chồng chéo, bỏ sót công việc, tạo kẽ hở trong công tác quản lý.
Thứ hai, thực hiện tinh giản biên chế trên cơ sở xác định lại nhu cầu biên chế gắn với chức năng, nhiệm vụ được phân công của từng đơn vị.
Thứ ba, tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trong việc trao đổi thông tin báo cáo, quyết toán các khoản chi của NSNN (có thể tăng cường sự trao đổi thông tin trực tuyến nhằm tiết kiệm về thời gian, nhân lực; đảm bảo tính chính xác, kịp thời)
Thứ tư, nâng cao chất lượng kiểm soát, quản lý chi NSNN của Phòng TC- KH và KBNN huyện. Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào công tác quản lý.
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 được áp dụng nhằm xây dựng quy trình hoạt động quản lý một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho người lãnh đạo kiểm soát, đánh giá được quy trình hoạt động trong nội bộ cơ quan.
Để việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại Phòng TC-KH huyện ngày càng phát huy tính hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây: quán triệt và tổ chức đào tạo cho toàn thể các cán bộ trong phòng cũng như cán bộ làm công tác quản lý ngân sách của các đơn vị trực thuộc về tầm quan trọng của ISO 9001:2000, về các nội dung trong bộ tiêu chuẩn chất lượng và đặc biệt là quy định về các kỹ năng liên quan đến nhiệm vụ mà từng cán bộ phải đảm nhiệm; Xây dựng hệ thống văn bản trong đó quy định rõ hệ thống chính sách, mục tiêu chất lượng, trách nhiệm, quyền hạn và các yếu tố cần được kiểm soát cho tất cả các hoạt động của Phòng TC-KH huyện; Thường xuyên rà soát để đề xuất các phương án điều chỉnh cho các bộ phận của hệ thống chất lượng hiện hành chưa phù hợp với thực tế công việc.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả tham mưu cho các cấp lãnh đạo; triển khai thực hiện tốt hệ thống quản lý thông tin ngân sách và kho bạc (TABMIS); phối hợp và kiến nghị với Trung tâm Tin học - Sở tài chính tỉnh Phú Thọ trong việc hoàn thiện các chương trình phần mềm ứng dụng, tăng cường sự trao đổi trực tuyến với các cơ quan có liên quan, đảm bảo tiếp nhận, xử lý và chuyển tiếp các thông tin một cách chính xác, kịp thời. Hiện tại, Phòng TC-KH huyện đang ứng dụng các phần mềm quản lý ngân sách xã, phần mềm kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Tiến tới cần tiếp tục việc áp dụng phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp cho các đơn vị trực thuộc phòng giáo dục và đào tạo. Thực hiện công khai tài chính, công khai hóa các thủ tục hành chính,…
Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN huyện Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi của KBNN huyện: quá trình nhập và kiểm soát dự toán chi cần nhanh gọn và linh hoạt.
Ban hành quy trình thủ tục tại KBNN huyện về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB và kiểm soát chi thường xuyên; xác định rõ về hồ sơ, thủ tục cần có và