Bài học rút ra cho huyện Tân Sơn trong quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 38)

nƣớc

Quản lý chi NSNN cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đều tập trung chủ yếu vào hai nội dung: quản lý chi đầu tư phát triển (trong đó tập trung vào chi đầu tư XDCB) và quản lý chi thường xuyên.

Mặc dù phụ thuộc về nguồn ngân sách được phân bổ từ cấp tỉnh nhưng các địa phương đều có những biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN.

Trong quản lý chi đầu tư XDCB: chú trọng thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Nhà nước về đầu tư XDCB trong tất cả các khâu; coi trọng việc bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý trong đó có xác định lĩnh vực được ưu tiên phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Công tác quản lý của chủ đầu tư, công tác tư vấn giám sát ngày càng được quan tâm, chú ý để không ngừng nâng cao chất lượng.

Trong quản lý chi thường xuyên: luôn bám sát theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong thực hiện quy trình quản lý; việc thực hiện công khai tài chính các cấp luôn được coi trọng để tăng cường sự giám sát của cán bộ,

công chức và nhân dân trong quản lý sử dụng ngân sách ở các địa phương, đơn vị; đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả của các khoản chi NS, nâng cao ý thức tiết kiệm để tăng thu nhập cho chính bản thân của các cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, cần chú ý khắc phục một số tồn tại sau trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh:

Thứ nhất, đối với quản lý chi đầu tư phát triển: cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, tránh tình trạng dàn trải, nên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng chất lượng của công tác quản lý và tư vấn để nâng cao chất lượng các công trình; đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án và nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán.

Thứ hai, đối với quản lý chi thường xuyên: cần có các biện pháp để nâng cao chất lượng của công tác lập dự toán; khắc phục tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên; nâng cao công tác kiểm soát chi của KBNN, tránh gây khó khăn trong giao dịch cho các đơn vị sử dụng ngân sách.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN TÂN

SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 38)