a/ Khoản 1 Điều 16 của Luật Thương mại: “Thương nhân nước ngoà
2.2.3. Kinh doanh quyền sử dụng đất.
Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 1987,1993,2003 và sửa đổi bổ sung năm 2009 của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều ghi nhận;
nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là chủ sở hữu đại diện .
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước có đầy đủ ba quyền năng của chủ sở hữu, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với đất đai. Quyền sử dụng đất của Nhà nước là một
quyền năng độc lập với tư cách của người có quyền sở hữu đất đai.
Quyền sử dụng đất của Nhà nước Việt Nam được hiểu là quyền khai thác những thuộc tính có lợi từ đất để phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà gián tiếp khai thác lợi ích của đất đai thông qua người sử dụng đất, thông qua việc điều tiết những nguồn lợi thu được từ đất như thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu thuế sử dụng đất…
Quyền sử dụng đất của Nhà nước là vĩnh viễn, trọn vẹn trên phạm vi cả nước và được xuất phát từ quyền sở hữu đại diện của Nhà nước đối với đất đai.
Quyền sử dụng đất của ngƣời sử dụng đất.
Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là cơ sở hình thành nên quyền sử dụng đất của người sử dụng. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng ( các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận quyền sử dụng đất từ người khác và được công nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài. Như vậy quyền sử dụng trực tiếp đất đai thuộc về người sử dụng đất. Tuy nhiên quyền năng này hoàn toàn
62
phụ thuộc vào Nhà nước. Sự phụ thuộc đó thể hiện ở việc Nhà nước có quyền cho phép sử dụng hay chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng trên cơ sở quy định của pháp luật. Chủ thể của quyền sử dụng này không phải là chủ sở hữu đối với đất đai, nên quyền sử dụng đất của họ bị giới hạn bởi thời gian, không gian, diện tích và mục đích sử dụng.
Quyền sử dụng đất, xét trên phương diện là quyền năng của người sử dụng đất là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong rất nhiều quy định của pháp luật đất đai và gắn chặt với hành vi sử dụng đất của con người.
Theo từ điển luật học do Viện khoa học pháp lý ( Bộ tư pháp) biên soạn thì: Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác , qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho… từ những chủ thể khác có quyền sử dụng đất.
Trong thực tế sử dụng đất, Quyền sử dụng đất được hiểu theo nghĩa rộng thông qua việc người sử dụng đất được thực hiện nhiều quyền năng khác nhau mà Nhà nước cho phép để đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong quá trình sử dụng đất như; quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao; được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; được khứu nại , tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật đất đai… ngoài ra, người sử dụng đất còn được hưởng những quyền năng như trong việc chuyển quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, cho tặng, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
63
Có thể nói quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chỉ được bảo đảm khi quyền sử dụng đất của người sử dụng được chú trọng một cách thỏa đáng. Mặt khác để cho đất đai được sử dụng có hiệu quả và được bảo vệ tốt hơn thì cần thiết phải xác định tư cách làm chủ thực sự của người sử dụng đất trên mảnh đất mà họ được trao quyền sử dụng, xác lập và làm rõ những quyền năng của họ khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.