Môi trường chính trị luật pháp và chính sách kinh tế của Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nộ (Trang 33)

Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và luật pháp chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và sự hấp dẫn của thị trường. Mỗi quốc gia có một chế độ chính trị khác nhau và đất nước được quản lý điều hành bởi bộ máy Nhà nước riêng, luật pháp riêng. Khi hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào hơn là thích nghi với môi trường chính trị luật pháp ở đó.

Sự ổn định của môi trường chính trị và pháp luật được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ hoàn thiện, thay đổi thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh cũng như sự thuận lợi trong kinh doanh của

- 24 - doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như:

* Công cụ thuế quan

Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu, việc đánh thuế xuất khẩu làm tăng tương đối mức giá cả của hàng xuất khẩu so với mức giá quốc tế nên đem lại bất lợi cho sản xuất kinh doanh trong nước. Nhìn chung, công cụ này chỉ được áp dụng đối với một số ít các mặt hàng xuất khẩu bổ sung cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

* Công cụ phi thuế quan

Hạn ngạch được áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trong nước xuất khẩu hàng hóa. Hạn ngạch được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hoặc một nhóm hàng được phép xuất, nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua các hình thức cấp giấy phép.

Mục đích của chính phủ khi sử dụng công cụ hạn ngạch xuất khẩu là nhằm quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả và điều chỉnh loại hàng hóa xuất khẩu. Hơn thế nữa có thể bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên và cải thiện cán cân thanh toán. Hạn ngạch mang tính cứng nhắc, cố định lượng hàng hóa xuất khẩu trong khi thuế quan lại rất linh hoạt.

Ngoài ra, các quốc gia còn áp dụng một số biện pháp phi thuế quan khác như tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, giấy phép xuất khẩu...

* Chính sách tỷ giá có liên quan nhằm khuyến khích xuất khẩu

Đây là những nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Một số chính sách tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu là chính sách duy trì giá tương đối ổn định ở mức thấp. Còn ngược lại sẽ chỉ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu. Kinh nghiệm của các nước đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường

- 25 -

kỳ để đạt mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước. Trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong những biện pháp có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ cho việc mở rộng xuất khẩu các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Biện pháp này được nhiều nước áp dụng vì khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì rủi ro cao hơn nhiều so với thị trường trong nước. Việc trợ cấp xuất khẩu có thể thể hiện dưới các hình thức miễn, giảm thuế xuất khẩu, hạ lãi suất cho vốn vay sản xuất hàng xuất khẩu...

Bên cạnh đó, nếu Chính phủ muốn các nhà sản xuất kinh doanh trong nước hướng ra thị trường nước ngoài thì phải giảm bớt sức hấp dẫn tương đối trong việc sản xuất cho thị trường nội địa. Mặt khác, lợi nhuận sản xuất hàng thay thế nhập khẩu cũng phải giữ ở mức độ phù hợp với mức lợi nhuận xuất khẩu. Điều đó có nghĩa là bảo hộ bằng thuế quan không được cao hơn mức trợ cấp xuất khẩu và phải thống nhất với tất cả các mặt hàng.

* Chính sách cân đối cán cân thanh toán và thương mại

Trong hoạt động kinh tế thương mại nói chung, giữ vững được cán cân thanh toán và cán cân thương mại có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Đương nhiên, biện pháp để cân bằng không phải là hạn chế xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc vay vốn mà là phải có chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Song song với việc đó là mở rộng xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. Có như vậy, một quốc gia mới có thể giảm dần nhập siêu, tiến tới cân bằng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu sản phẩm bia của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nộ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)