khẩu cho Tổng công ty
* Mô hình SWOT
- Điểm mạnh (Strenghs –S)
Thứ nhất, năng lực của Habeco là rất lớn.
+ Về thiết bị: Habeco đã đổi mới và hiện đại hóa rất nhiều.
+ Về nhân công: Habeco đã thu hút hàng nghìn nhân công có trình độ cao, có khả năng tiếp thu kỹ thuật khoa học hiện đại.
+ Về thu hút đầu tư nước ngoài: Habeco đã chọn tập đoàn bia Carlsberg làm đối tác chiến lược chiếm 16,7% cổ phần.
+ Hệ thống đại lý cấp 1: tại thị trường trong nước Habeco có 600 đại lý cấp 1 bao phủ khắp toàn quốc. Phần lớn những đại lý cấp 1 có tiềm lực kinh tế lớn, có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Thứ hai, sau 6 năm có hoạt động xuất khẩu từ năm 2003 đến năm 2009, Habeco đã xuất khẩu được vào các thị trường lớn như: Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản…. Đây là những thị trường cao cấp và hứa hẹn sẽ còn có tiềm năng phát triển trong những năm tiếp theo.
- Điểm yếu ( Weaknesses – W)
Hình thức xuất khẩu chủ yếu của Habeco là ủy thác nên Habeco chưa chủ động được thị trường, ít thông tin phản hồi từ khách hàng và nếu có thì thông tin chậm, không chính xác nên Habeco cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Habeco cũng ít có những hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.
Habeco chưa có nhiều kinh nghiệp trong công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm, chưa có chiến lược cụ thể nào để đưa sản phẩm của công ty thâm nhập
- 79 -
thị trường quốc tế. Xúc tiến thương mại chưa nhiều, chưa đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, Habeco chưa có đại diện thương mại tại những thị trường xuất khẩu trọng điểm.
- Cơ hội (Opportunities – O)
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế quốc dân hiện nay có rất nhiều cơ hội cho Habeco mở rộng thị trường xuất khẩu
Việt Nam là một nước có tình hình kinh tế - chính trị - xã hội - tài chính được đánh giá là tương đối ổn định so với các nước trên thế giới. Việt Nam đã gia nhập WTO nên cũng được hưởng chính sách ưu đãi xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên WTO trong ngành đồ uống nói chung và ngành bia nói riêng. Đồng thời sẽ được đối xử công bằng khi có tranh chấp kinh doanh quốc tế. Như vậy, Habeco có những điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việt Nam gia nhập AFTA, thực hiện CEPT nên ngành đồ uống cũng có điều kiện hơn để xuất khẩu sang thị trường lớn hơn 400 triệu dân trong khu vực ASEAN. Đây là một thị trường mà đòi hỏi về chất lượng sản phẩm không cao như các nước phát triển.
Trong những năm qua Việt Nam đã và đang tăng cường hợp tác với nhiều nước trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ thương mại với hơn 150 nước trên thế giới. Không chỉ thế Việt Nam tích cực tham gia vào các tổ chức WTO, ASEAN, APEC, ASEM… chính vì vậy vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Và đó cũng là cơ hội cho Habeco mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Thách thức (Threats – T)
Việt Nam gia nhập WTO, AFTA, thực hiện tiến trình CEPT nên tất cả các sản phẩm trong đó có ngành đồ uống nói chung và ngành bia nói riêng sẽ giảm dần mức bảo hộ của Nhà nước. Thách thức lớn nhất và cũng là mối quan tâm không chỉ riêng Habeco mà của cả chính phủ Việt Nam là phải đối mặt
- 80 -
với sự cạnh tranh các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm bia của các thành viên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu, các sản phẩm của Habeco cũng phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của các nước khác và còn vấp phải các rào cản từ phía các nước nhập khẩu. Hơn nữa, khi xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, EU… Habeco bị các rào cản như rào cản kỹ thuật, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và trách nhiệm xã hội…. Nếu vượt qua những rào cản này thì khả năng cạnh tranh của Habeco trên thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ được nâng lên đáng kể.
* Chiến lược Marketing để mở rộng thị trường xuất khẩu cho Tổng công ty
Qua phân tích mô hình SWOT ta có thể đưa ra một số chiến lược Marketing để mở rộng thị trường xuất khẩu cho Habeco
- Chiến lược Marketing: dùng điểm mạnh để tận dụng các cơ hội của Tổng công ty
Nội dung của chiến lược này như sau:
Thị trường xuất khẩu của Habeco: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc
Khách hàng mục tiêu của Habeco là nhằm vào các nhóm khách hàng có mức thu nhập cao.
Khi xác định được thị trường và khách hàng mục tiêu như trên, Habeco tận dụng những dây chuyền sản xuất hiện đại, cán bộ công nhân viên kỹ thuật có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại những thị trường này.
- Chiến lược Marketing: dùng điểm mạnh để hạn chế những thách thức đối với Tổng công ty
Nội dung của chiến lược này như sau:
Thị trường mục tiêu: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc
- 81 -
tư dồi dào trong và ngoài nước để trang bị thêm những máy móc hiện đại hơn, đào tạo thêm những nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ thạc sỹ, đại học, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Như vậy không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh mà làm cho sản phẩm hấp dẫn khách hàng hơn. Bên cạnh tập trung các nguồn lực vào sản xuất, Habeco phát triển thương hiệu để thu hút các nhà nhập khẩu. Trên cơ sở đó làm tăng khả năng thâm nhập của sản phẩm và công tác mở rộng thị trường xuất khẩu đạt kết quả cao.
- Chiến lược Marketing: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu, trên cơ sở đó phần nào hạn chế những thách thức mà Habeco phải đối đầu.
Nội dung của chiến lược này:
Thị trường mục tiêu: thị trường khu vực ASEAN, Nga, và các nước SNG.
Khách hàng mục tiêu: nhằm vào khách hàng có thu nhập trung bình và khá.
Theo chiến lược này, Habeco tận dụng những ưu đãi của những thị trường này, và tận dụng những quy định về rào cản kỹ thuật, những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và trách nhiệm xã hội không cao như các thị trường khác, để Habeco thâm nhập vào thị trường này nhanh hơn, xuất khẩu nhiều hơn. Và cố gắng tìm bạn hàng nhập khẩu trực tiếp để giảm chi phí và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Khi Habeco đã xuất khẩu trực tiếp được thì những nhu cầu của thị trường, những phản hồi về sản phẩm của người tiêu dùng tại các thị trường nhanh hơn. Chính vì thế, Habeco có những giải pháp kịp thời.
Tại những thị trường này cũng là “bàn đạp” cho Habeco thâm nhập vào những thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.