Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện các qui định của PLHS về Tộ

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 91)

Tội trộm cắp tài sản

85

cắp tài sản, nhƣng trong quá trình áp dụng pháp luật thấy cần phải bổ sung theo hƣớng sau:

- Cần có sự bổ sung hƣớng dẫn về “ hành vi chiếm đoạt” đƣợc qui định tại Điều 138 BLHS năm 1999.

Theo qui định tại Điều 138 BLHS năm 1999 thì một ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên thì đƣợc coi là tội trộm cắp tài sản. Cũng theo qui định trên thì một ngƣời có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dƣới hai triệu đồng nhƣng trƣớc đó đã bị sử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt thì cũng đƣợc coi là phạm tội trộm cắp tài sản.

Theo Thông tƣ liên tịch số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 hƣớng dẫn 10 loại hành vi đƣợc coi là hành vi chiếm đoạt, đó là hành vi cƣớp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cƣỡng đoạt tài sản, cƣớp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản và lợi dung chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Theo Tiến sĩ Hà Văn Hùng trong BLHS 1999 thì ngoài 10 hành vi nêu trên còn có 11 loại hành vi khác cũng có tính chiếm đoạt tài sản, đó là hành vi chiếm đoạt chất ma túy, chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy, chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phƣơng tiện kỹ thuật quân sự, chiếm đoạt vật liệu nổ, chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, chiếm đoạt chất phóng xạ, chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác quân sự và hành vi chiếm đoạt chiến lợi phẩm. Vì vậy, 11 loại hành vi có tính chiếm đoạt kể trên đƣợc hƣớng dẫn là hành vi chiếm đoạt đƣợc qui định trong BLHS 1999. Điều đó có nghĩa là nếu trƣớc khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dƣới hai triệu đồng, ngƣời đó đã thực hiện một trong các hành vi trên và đã bị xử phạt hành chính, thì cũng phải bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản.

86

- Cần có sự bổ sung hƣớng dẫn về “ đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản “ đƣợc qui định tại Điều 138 trong BLHS 1999. Theo Thông tƣ liên tịch số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 hƣớng dẫn: đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, nếu trƣớc đó đã bị kết án về một trong 10 tội trong các Điều sau đây của BLHS năm 1999: Điều 133, 134, 135, 137,138, 139, 140, 278, 280.

Trong BLHS năm 1999, ngoài số tội phạm trên, còn có 11 loại tội phạm khác cũng có tính chiếm đoạt. Vì vậy luật cần bổ sung hƣớng dẫn đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản đƣợc qui định tại điều 138 BLHS năm 1999, nếu trƣớc đó đã bị kết án về một trong 10 tội đƣợc qui định trong Thông tƣ liên tịch số 02/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 và 11 tội nêu trên. Có nghĩa là ngƣời nào phạm tội trƣớc đó đã bị kết án về một trong 21 tội kể trên, sau đó lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dƣới dƣới hai triệu đồng thì bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản.

- Cần có tổng kết và hƣớng dẫn về áp dụng quản chế đối với trƣờng hợp phạm tội trộm cắp tài sản.

- Cần có tổng kết và hƣớng dẫn áp dụng hình phạt tiền đối với tội trộm cắp tài sản và các tội xâm phạm sở hữu khác.

- Cần có qui định về điều kiện khởi tố trong trƣờng hợp thành viên trong gia đình lấy tài sản của nhau.

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)