Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1999 đến nay

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 39)

Với chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hƣớng XHCN, các thành phần kinh tế bình đẳng trƣớc pháp luật đòi hỏi phải xem xét rà soát lại một cách toàn diện các tội phạm về kinh tế, về sở hữu để có những sửa đổi bổ sung thích hợp cả về mặt dấu hiệu pháp lý cũng nhƣ chính sách xử lý nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới. Ngày 21-12-1999 Quốc hội khoá X đã thông qua

33

BLHS của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (Bộ luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2000). Bộ luật có quy định rất cụ thể về nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng. Điều 138 BLHS 1999 quy định tội trộm cắp tài sản nhƣ sau:

Điều 138 BLHS năm 1999 đƣợc bổ sung năm 2009 qui định về tội trộm cắp tài sản nhƣ sau:

“1. Ngƣời nào trộm cắp tài sản có giá trị của ngƣời khác có giá trị từ hai triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng hoặc dƣới hai triệu đồng nhƣng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chƣa đƣợc xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì có bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mƣơi triệu đồng đến dƣới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mƣời lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dƣới năm trăm triệu đồng;

34

4. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mƣời hai năm đến hai mƣơi năm hoặc chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Ngƣời phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng”

Tóm lại, nghiên cứu lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay về Tội trộm cắp tài sản cho thấy:

- Nhà nƣớc ta đã luôn quan tâm đến việc bảo vệ tài sản Nhà nƣớc, tài sản của hợp tác xã và tài sản của công dân, chính sách xử lý với các hành vi chiếm đoạt các tài sản này nói chung và hành vi trộm cắp nói riêng trong một thời gian dài rất nghiêm khắc;

- Tội trộm cắp tài sản từ chỗ đƣợc quy định trong từng văn bản riêng lẻ đã đƣợc pháp điển trong các văn bản có hiệu lực pháp lý cao là Bộ luật hình sự; từ chỗ chỉ quy định các hành vi bị trừng trị đến chỗ có tên tội danh, khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng chi tiết trong khung hình phạt.

- Tội trộm cắp tài sản lúc đầu đƣợc quy định riêng rẽ đối với tài sản XHCN và tài sản riêng của công dân với chính sách xử lý đối với tài sản XHCN là nghiêm khắc hơn.

- Trong quy định về tội trộm cắp, các nhà làm luật đã từ chỗ không quy định về giá trị trị tài sản bị trộm cắp đến nay khung cơ bản của tội trộm cắp và các khung hình phạt tăng nặng đều quy định giá trị cụ thể của tài sản để làm căn cứ định tội cũng nhƣ lƣợng hình phạt.

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)