Phân biệt Tội trộm cắp tài sản với các tội phạm khác không thuộc

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 26)

thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu

a) Tội trộm cắp tài sản và Tội tham ô tài sản

Tội trộm cắp tài sản đƣợc qui định tại điều 138 BLHS năm 1999 và Tội tham ô tài sản đƣợc qui định tại điều 278 BLHS năm 1999. Trong thực tiễn, hai tội tham ô tài sản và tội trộm cắp tài sản đều có thể giống nhau ở chỗ có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản.

Nhƣng điểm khác nhau là ngƣời tham ô lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản. Ngƣời đó đƣợc giao tài sản để thực hiện công tác có nhiệm vụ có quyền hạn trong việc sử dụng định đoạt hoặc trong việc quản lý, bảo vệ tài sản. Nhƣ thủ kho chiếm đoạt tài sản trong kho mình phụ trách; kế toán thủ quỹ chiếm đoạt tiền quỹ; giám đốc xí nghiệp chiếm đoạt tiền, hàng hóa, vật tƣ của xí nghiệp là phạm tội tham ô.

Ngƣời không có nhiệm vụ, quyền hạn đối với tài sản nhà nƣớc mà lén lút chiếm đoạt tài sản này là phạm tội trộm cắp, ngƣời trong cơ quan xí nghiệp nhƣng không có phận sự đối với tài sản của cơ quan xí nghiệp hoặc ngƣời ngoài cơ quan xí nghiệp mà lén lút chiếm đoạt tài sản này cũng đều

20

là phạm tội trộm cắp. Tội tham ô nguy hiểm hơn tội trộm cắp vì ngƣời có chức vụ quyền hạn dễ dàng lợi dụng những thuận lợi mà chức vụ quyền hạn tạo cho để tham ô và cũng dễ dàng lợi dụng những thuận lợi này để che giấu tội phạm.

Tham ô tài sản trong mọi trƣờng hợp đều là một tội nghiêm trọng, Đối với tội này không đƣợc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù. Còn tội trộm cắp tài sản nếu không có tình tiết tăng nặng thì là một tội ít nghiêm trọng.

Đối với Tội tham ô tài sản thì dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) nhƣ sau:

- Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội tham ô tài sản là quan hệ sở hữu tài sản của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức đƣợc Nhà nƣớc cấp kinh phí để bảo đảm hoạt động; hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức nêu trên; tình cảm và lòng tin đối với Đảng, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, xã hội...

Đối tƣợng tác động của tội phạm này là tài sản của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức.

- Mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Đó là hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức mà mình đang trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý bằng cách sử dụng chức vụ quyền hạn của mình.

- Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội tham ô tài sản có thể là bất kỳ ngƣời nào từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1 Điều 278) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (các khoản 2, 3 và 4 Điều 278) có năng lực TNHS và là ngƣời có chức vụ, quyền hạn (trực tiếp hoặc gián tiếp) trong việc quản lý tài sản.

21

Tội tham ô tài sản đƣợc thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý là nguy hiểm cho xã hội, thấy trƣớc hậu quả của hành vi đó là tài sản của Nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức bị chiếm đoạt trái phép và mong muốn hậu quả xảy ra.

b) Tội trộm cắp tài sản và các Tội chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194), Tội chiếm đoạt tiền chất ma tuý (Điều 195).

So sánh Tội trộm cắp tài sản với các Tội chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma tuý (Điều 195) thì điểm khác biệt để phân biệt các tội này xuất phát từ bản chất đối tƣợng tác động của tội phạm, qua đó khác biệt về khách thể. Trong phần trên có phân tích về đặc điểm của tài sản là đối tƣợng tác động của Tội trộm cắp rõ ràng có khẳng định những tài sản có tính chất đặc biệt không thuộc đối tƣợng tác động của hành vi trộm cắp. Ma túy, tiền chất ma túy là một trong những đối tƣợng đặc biệt đó.

- Về yếu tố khách thể của tội phạm:

Tội chiếm đoạt chất ma tuý hay tiền chất ma túy có khách thể là chế độ quản lý độc quyền của Nhà nƣớc đối với chất ma túy, tiền chất ma túy, trong khi đó khách thể của Tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu tài sản.

- Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất ma túy có thể thực hiện dƣới nhiều thủ đoạn chiếm đoạt khác nhau (cƣớp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cƣớp giật, cƣỡng đoạt, trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, lừa đảo chiếm đoạt và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt), có nghĩa là lén lút bí mật chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất ma túy có hành vi khách quan giống nhƣ trộm cắp tài sản và có phạm vi biểu hiện đa dạng hơn so với hành vi khách quan của tội là trộm cắp tài sản.

22

cấu thành hình thức. Tội phạm đƣợc coi là hoàn thành từ thời điểm ngƣời phạm tội thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của CTTP.

c) Tội trộm cắp tài sản và Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b)

So sánh Tội trộm cắp tài sản với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì Tội trộm cắp tài sản có hành vi lén lút, còn Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì giả mạo, lừa đảo đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đối với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì dựa vào các yếu tố CTTP nhƣ sau:

- Khách thể của tội phạm:

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trực tiếp xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội và có thể gây những thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho Nhà nƣớc, tổ chức và công dân.

- Mặt khách quan của tội phạm:

Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng; Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Lừa đảo trong thƣơng mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng.

Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Chủ thể của tội phạm:

23

(khoản 1 và 2 Điều 226b) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (khoản 3 và 4 Điều 226b) có năng lực TNHS.

- Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này đƣợc thực hiện với lỗi cố ý. Ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó. Động cơ, mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Hành vi sử dụng trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông mạng Internet, thiết bị số chỉ bị truy cứu TNHS nếu ngƣời vi phạm nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Động cơ phạm tội là vụ lợi.

Một phần của tài liệu Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)