Luật hình sự Việt Nam với Luật hình sự của một số nước trên thế giới
Trong lịch sử lập pháp Việt Nam và các nƣớc trên thế giới tồn tại hai khuynh hƣớng khác nhau khi qui định về tội trộm cắp tài sản trong văn bản
35
pháp luật hình sự. Khuynh hƣớng thứ nhất không đƣa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tội trộm cắp tài sản, mặc nhiên thừa nhận nó. Khuynh hƣớng thứ hai có qui phạm định nghĩa về khái niệm tội trộm cắp tài sản. Các văn bản PLHS của Nhà nƣớc ta sau Cách mạng tháng Tám lại thể hiện khuynh hƣớng thứ nhất, không có qui phạm định nghĩa của khái niệm tội trộm cắp tài sản, chỉ qui định tội danh một cách đơn giản đƣơc thể hiện rõ trong Điều 132, 155 BLHS năm 1985 và Điều 138 BLHS năm 1999. [27, 21].
Qua nghiên cứu pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới cho thấy qui định về tội trộm cắp cũng có hai khuynh hƣớng trên.
Theo Điều 158 BLHS Liên Bang nga năm 1996 (có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 1997) đƣa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm trộm cắp:” trộm cắp là (hành vi) bí mật chiếm đoạt tài sản của ngƣời khác [7, 32] Qua khái niệm này cho thấy hành vi phạm tội trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản, sự chiếm đoạt tài sản đƣợc thực hiện một cách bí mật và tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản ngƣời khác.
Theo Điều 378 BLHS của Malaixia: “Ngƣời nào nhằm mục đích chiếm đoạt động sản của ngƣời khác mà lấy đi tài sản đó thì bị xử là tội trộm cắp” [7, 91].
Theo Điều 264 BLHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa qui định:” Ngƣời nào trộm cắp tài sản, tiền bạc công hoặc tƣ, thì bị phạt từ một đến ba năm tù”.
Nhƣ vậy, các Bộ luật của các quốc gia ấy chỉ xác định đối tƣợng tác động của tội trộm cắp tài sản là tài sản của ngƣời khác, không mô tả thêm bất kỳ một dấu hiệu pháp lý nào khác của tội phạm.
Từ kết quả phân tích các qui định về tội trộm cắp tài sản trong PLHS của một số nƣớc nhƣ Liên Bang Nga, Malaixia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa…ta thấy có những nét tƣơng đồng.
36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
PLHS về tội trộm cắp tài sản đƣợc hình thành trong thời gian khá lâu, và các nhà lập pháp trong thời kỳ này đã căn cứ vào đối tƣợng tác động, chủ thể của tội phạm, nhân thân ngƣời phạm tội và hoàn cảnh phạm tội qui định các tội trộm cắp khác nhau.
Từ nhiều qui phạm pháp luật về các tội trộm cắp cụ thể của luật hình sự trong từng thời kỳ đến một qui phạm pháp luật chung về tội phạm này trong BLHS năm 1999 hiện nay là cả một quá trình lâu dài, thể hiện thái độ của các nhà nƣớc Việt Nam trong cuộc đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản.
Để làm rõ khái niệm về tội trộm cắp tài sản trong luận văn đã nêu đƣợc đặc điểm pháp lý của tội trộm cắp tài sản về hành vi chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản đƣợc thực hiện một cách lén lút; đặc điểm về chủ sở hữu tài sản bị chiếm đoạt; quyền kiểm soát chủ sở hữu tài sản tại thời điểm tài sản bị chiếm đoạt; đặc điểm về tài sản là đối tƣợng chiếm đoạt trong Tội trộm cắp tài sản.
Luận văn đã định nghĩa Tội trộm cắp tài sản và phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội phạm khác trong nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu và phân biệt tội trộm cắp tài sản không thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu.
Luận văn cũng đã nêu đƣợc khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam qui định về Tội trộm cắp tài sản giai đoạn từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến trƣớc khi ban hành BLHS năm 1985; giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến trƣớc khi ban hành BLHS năm 1999; giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1999 đến nay.
Từ việc nghiên cứu so sánh về qui định của tội trộm cắp tài sản trong Luật hình sự Việt nam với luật hình sự của một số nƣớc trên thế giới, luận văn đã có khái niệm về Tội trộm cắp tài sản một cách chính xác.
37
Chương 2
QUI ĐỊNH VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
2.1. Quy định về Tội trộm cắp tài sản trong BLHS Việt Nam hiện hành
2.1.1. Dấu hiệu pháp lý của các trường hợp phạm tội theo quy định tại Điều 138 BLHS năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Ở mỗi giai đoạn lập pháp hình sự, Nhà nƣớc đều ban hành các quy định về tội trộm cắp tài sản và đƣờng lối xử lý ngƣời phạm tội, song các văn bản pháp luật đều không đƣa ra khái niệm về tội trộm cắp tài sản, nhƣ vậy cần tìm hiểu thế nào là tội trộm cắp tài sản.
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, trộm cắp tài sản đƣợc hiểu là “hành vi lén lút bí mật đối với người quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản”. Cũng có cách hiểu trộm cắp tài sản là “hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác”. Nhƣ vậy trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt
tài sản, tính chất của hành vi là lén lút bí mật và đối tƣợng là tài sản đang có ngƣời quản lý.
Trên cơ sở khái niệm tội phạm đƣợc quy định tại Điều 8 BLHS: “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý...”, có thể đƣa ra khái niệm về tội trộm cắp tài sản nhƣ sau: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ.
38
tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản cần nghiên cứu về các dấu hiệu pháp lý của nó. Tội phạm là thể thống nhất của bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể. Tội trộm cắp tài sản cũng bao gồm bốn yếu tố cơ bản trên, trƣớc hết cần nghiên cứu về khách thể của tội phạm.
a) Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Theo Điều 15 của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định:” Nhà nƣớc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần… Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, với các tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng [16, 145].
Điều 28 Hiến pháp 1992 qui định: “Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi pháp hoại nên kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật”.
Theo Bộ luật dân sự (BLDS) Việt nam, quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt về tài sản. Khi xâm phạm đến sở hữu của ngƣời chủ tài sản, tội trộm cắp tài sản đồng thời xâm phạm cả ba quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Các quyền sở hữu về tài sản đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ trên cơ sở qui định của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và văn bản pháp luật khác.[27, 24].
Điều 105, BLDS Việt Nam qui định:” Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [36, 119].
Vật là một hình thức tài sản và có thể trở thành đối tƣợng tác động của tội trộm cắp tài sản. Khi là đối tƣợng tác động của tội trộm cắp tài sản, vật phải nằm trong sự chiếm hữu của con ngƣời. Đối với trƣờng hợp ngƣời chủ sở hữu chủ động từ bỏ quyền sở hữu của mình và dịch chuyển tài sản ra khỏi phạm vi quản lý, thì tài sản này đƣợc coi là tài sản vô chủ, hành vi lấy đi loại tài sản này không bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản. [27, 25].
39
Tài sản là đối tƣợng tác động của tội trộm cắp tài sản còn có thể là tiền, các loại giấy tờ trị giá đƣợc bằng tiền. Tiền bao gồm tiền Việt nam và tiền nƣớc ngoài. Những loại tiền cũ có giá trị văn hóa. Lịch sử khi bị trộm cắp, không đƣợc coi là tiền theo nghĩa này mà phải coi là vật nhƣ đã phân tích ở trên. [17, 37].
Tội trộm cắp tài sản đƣợc qui định tại Điều 138 chƣơng XIV trong Bộ luật hình sự năm 1999 xâm phạm vào quan hệ xã hội là quyền sở hữu về tài sản. Quan hệ sở hữu về tài sản chính là khách thể của tội trộm cắp tài sản. Đó là quan hệ xã hội mà trong đó quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu đƣợc tôn trọng và bảo vệ. Do đó, hành vi gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là hành vi xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Đối tƣợng tác động của tội trộm cắp tài sản đó là tài sản của ngƣời khác. Tài sản có thể thuộc quyền sở hữu của công dân Việt nam, của ngƣời nƣớc ngoài của các tổ chức trong nƣớc và quốc tế tại Việt Nam, của Nhà nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nhƣ của các nƣớc khác tại Việt Nam đều đƣợc pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ.
Tội trộm cắp tài sản trong BLHS 1999 không chỉ có mục đích duy nhất là bảo vệ quyền sở hữu về tài sản của cơ quan, tổ chức và công dân trong xã hội, nó còn có tác dụng lớn hơn là bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Do đó hành vi lén lút lấy đi tài sản của ngƣời khác với mục đích chiếm đoạt và tài sản này là bất hợp pháp thì về tính chất pháp lý hành vi trên vẫn cấu thành tội trộm cắp tài sản và ngƣời phạm tội vẫn bị truy cứu TNHS.
b) Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
Đối với tội trộm cắp tài sản đây là tội có cấu thành vật chất nên mặt khách quan của tội phạm bao gồm: dấu hiệu về hành vi, dấu hiệu về hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các dấu hiệu khách quan nhƣ thời gian, địa điểm, công cụ, phƣơng tiện phạm tội…
40
Hành vi khách quan đặc trƣng của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy đi tài sản của ngƣời khác với mục đích chiếm đoạt tài sản của ngƣời đó. Lén lút thực hiện hành vi tức là che giấu không cho ngƣời khác biết việc làm của mình khi thực hiện hành vi phạm tội, ngƣời phạm tội luôn có ý thức che giấu hành vi chiếm đoạt không để chủ tài sản biết. Ý thức che giấu hành vi phạm pháp có thể đối với tất cả mọi ngƣời, nhƣng cũng có thể đối với chủ tài sản, ý thức che giấu này có thể là che giấu toàn bộ hành vi phạm tội hoặc chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi phạm tội.
Đặc trƣng lén lút của hành vi chiếm đoạt trong tội trộm cắp tài sản cũng chỉ đòi hỏi phải có trong ý thức của ngƣời phạm tội, nếu ngƣời phạm trội mong muốn che giấu hành vi phạm tội, hành vi bất hợp pháp của mình nhƣng trong thực tế lại không che giấu đƣợc thì vẫn bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản. “ Lén lút chiếm đoạt tức là có ý thức che giấu hành vi chiếm đoạt đối với ngƣời quản lý tài sản. Đối với ngƣời xung quanh nơi để tài sản, thông thƣờng kẻ trộm cũng muốn che giấu hành vi để tránh việc phát hiện hoặc chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi… nhƣng điều này không ảnh hƣởng đến việc định tội. Điều quan trọng là xác định đƣợc ý thức che giấu đối với chính ngƣời có trách nhiệm quản lý tài sản, dù rằng trên thực tế y không che giấu đƣợc” [52, 176].
Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản nói riêng và các tội xâm phạm sở hữu nói chung còn phải gặp trƣờng hợp ngƣời phạm tội có ý định trộm cắp tài sản của ngƣời khác và đã thực hiện ý định đó. Nhƣng khi đang thực hiện hành vi khách quan của tội này hoặc ngay sau đó ngƣời phạm tội lại bị phát hiện. Lúc này, ngƣời phạm tội không thực hiện hành vi phạm tội lén lút nữa mà họ tiếp tục hành vi chiếm đoạt bằng các thủ đoạn khác thì hành vi phạm tội có thể cấu thành các tội khác nhƣ tội cƣớp tài sản (Điều 133 BLHS, tội cƣỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS)…
41
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản là những thiệt hại do ngƣời phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra do khách thể của tội phạm. Tội trộm cắp tài sản xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu của ngƣời chủ tài sản, đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Những hành vi chỉ đƣợc coi là phạm tội trộm cắp tài sản trong những trƣờng hợp giá trị tài sản họ chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên, hoặc nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt dƣới hai triệu đồng thì phải thỏa mãn một trong những điều kiện là gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị sử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chƣa đƣợc xóa án tích mà còn vi phạm. Tội trộm cắp tài sản chi 3 coi là hoàn thành khi ngƣời thực hiện hành vi trộm cắp đã chiếm đoạt đƣợc tài sản, còn khi họ chƣa chiếm đoạt đƣợc tài sản thì hành vi của họ chƣa CTTP.
Phạm tội trộm cắp tài sản do chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên là trƣờng hợp ngƣời phạm tội một lần thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên.
Trƣờng hợp một ngƣời thực hiện nhiều lần hành vi trộm cắp tài sản, nhƣng mỗi lần giá trị tài sản dƣới hai triệu đồng và không thuộc một trong các trƣờng hợp khác để truy cứu TNHS. (gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án nhƣng chƣa xóa án tích..), đồng thời trong các hành vi trộm cắp đó chƣa có lần nào bị xử phạt hành chính và chƣa hết thời hiệu xử phạt hành chính, thì ngƣời thực hiện nhiều lần hành vi trộm cắp tài sản phải bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo tổng số giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu thuộc một trong các trƣờng hợp: các hành vi trộm cắp tài sản đƣợc thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, việc thực hiện các hành vi trộm cắp tài sản có tính chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu làm nguồn sống chính, với mục đích trộm cắp tài sản, nhƣng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc trộm cắp tài sản phải thực
42
hiện trong nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dƣới hai triệu đồng. Trong các tƣờng hợp nêu trên, nếu chỉ căn cứ vào các hành vi vi phạm nhiều lần, thì không áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS (phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội nhiều lần) qui định tại các điểm b và g khoản 1 Điều 48 BLHS hiện hành [32, 217].
Những dấu hiệu về công cụ, phƣơng tiện thủ đoạn, thời gian, địa điểm hoàn cảnh phạm tội… không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên việc xác định dấu hiệu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Bởi vì những dấu hiệu này góp phần xác