Hệ thống VTHKCC hiện tại ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng hệ thống vé tích hợp cho VTHKCC ở Hà Nội (Trang 43)

1 Cơ quan giao thông london

2.2.3 Hệ thống VTHKCC hiện tại ở Hà Nộ

Hiện nay chỉ có xe bus đảm nhiệm việc vận chuyển HKCC ở Hà Nội và hiện tại đang bị quá tải. Tình trạng quá tải ở các tuyến như 27 (BX yên Nghĩa-BX Nam Thăng Long) tuyến 32 (Nhổn –BX Giáp Bát) và nhiều tuyến nữa. Hàng năm xe bus vận chuyển khoảng 450 lượt khách (theo transerco) di chuyển trong phạm vi Hà Nội

Hình 2.12 Cổng thông tin tìm tuyến buýt của Transico

a, Các tuyến khai thác

Bao gồm các tuyến xe bus vận chuyển hành khách đi lại trong nội thành, hành khách ngoại thành vào và ngược lại theo các hướng của Quốc lộ 1A, Quốc lộ 32,. Quốc lộ 5, Quốc lộ 6. Mạng lưới xe bus chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố từ vành đai II trở vào. Các tuyến đã được bố trí đa dạng hơn, liên kết với nhau hơn. Trong phạm vi vành đai II đến vành đai III, các tuyến xe bus được bố trí chủ yếu là trên các trục hướng tâm nhằm phục vụ các bến xe Gia Lâm, sân bay Nội Bài,…

* Điểm đầu cuối

Đến cuối năm 2014, toàn mạng có 77 điểm đầu cuối, phần lớn các điểm đầu cuối chỉ có tác dụng quay trở đầu xe, hình thành trên cơ sở tận dụng diện tích lòng, lề đường, đất lưu không,... vốn không được quy hoạch sử dụng cho hoạt động xe buýt cho nên không thể bố trí các ô chờ vào nốt đón khách ổn định. Hiện chỉ có 10 điểm là xe được sắp xếp thứ tự vị trí trả khách, đón khách an toàn như: BX Gia Lâm, BX Mỹ Đình, BX Giáp Bát, BX Yên Nghĩa, bến xe Nước Ngầm, bãi đỗ xe Gia Thụy, sân bay Nội Bài, bãi đỗ xe Trần Khánh Dư, BX Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Kim Ngưu.

* Điểm trung chuyển

Thành Phố có 5 điểm trung chuyển dành cho xe buýt đó là điểm trung chuyển Long Biên, Cầu Giấy, Nhổn, Hoàng Quốc Việt và điểm trung chuyển Trần Khánh Dư. Đây là 5 điểm trung chuyển được thiết kế mẫu, đáp ứng được nhu cầu chuyển tiếp của hành khách trên các tuyến xe buýt khác nhau. Tại các điểm trung chuyển này, nhà chờ không có đủ chỗ cho hành khách, tình hình an ninh trật tự, tình trạng bán hàng rong diễn ra phức tạp gây khó khăn cho phương tiện trong việc ra vào đón trả khách cũng như mất an toàn cho hành khách khi tiếp cận lên phương tiện, đặc biệt vào giờ cao điểm.

* Điểm dừng, nhà chờ trên tuyến

Đến cuối năm 2014, toàn mạng lưới hiện có 2.012 điểm dừng đón trả khách, 390 nhà chờ, 77 pano. Tuy nhiên việc bố trí các điểm dừng đón trả khách còn nhiều bất cập, hệ thống nhà chờ được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau, không thống nhất về kiểu dáng cũng như có nhiều điểm đã xuống cấp chưa được tu sửa.

Tất cả các điểm dừng đỗ đều có biển báo, trong đó nội thành chiếm khoảng 75%, ngoại thành chiếm khoảng 25%. Các biển báo đều được tiêu chuẩn hóa về kích cỡ và nội dung thông tin để phục vụ khách hàng. Trên toàn mạng lưới xe buýt của Hà Nội khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng đỗ xe buýt là 782 m, còn dài so với quãng đường đi bộ bình quân của người dân (khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ trong nội thành từ 400 m đến 800 m, ngoại thành từ 800 m đến 1200 m). Khoảng cách này phụ thuộc vào mức độ thu hút hành khách của từng vùng.

c, Cơ sở công nghệ thông tin

Trên tất cả các xe bus đều đang ứng dụng công nghệ giám sát hành trình, giúp công tác điều hành giám sát phương tiện hoạt động trên tuyến trở lên đơn giản hơn. Hành khách đi bus cũng có thể dễ dang tiếp cận với hệ thống bus hợp thông qua hệ thống bảng chờ bus thông minh hiện nay đang được áp dụng trên một số tuyến có thể thông báo cho HK thời gian hoặc khoảng cách của xe cách điểm chờ bao xa nữa. Cùng với đó trên hệ wed cũng hiển thị thông tin của các xe, thời gian xe đến điểm chờ điều này giúp hành khách có thể tra cứu ở nhà sau đó chủ động hơn trong việc đi bus giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi.

Vé điện tử cũng đang được áp dụng thí điểm trên một số tuyến để tạo tiền đề đến năm 2020 toàn bộ hệ thống xe bus sẽ sử dụng thẻ vé điện tử hòa vào mạng lưới VTHKCC cùng với METRO và BRT

d, Hệ thống giá vé.

Vé lượt: có giá trị sử dụng trong 1 lần đi xe bus. Giá vé đồng hạng giá 7000 vnd. Vé tháng: gồm vé tháng ưu tiên (Học sinh, sinh viên, người già, người khuyết tật, thương binh, người có công với cách mạng,…) và bình thường.

Hiện nay, số lượng hành khách đi xe bus sử dụng vé thàng chiếm tỷ trọng chủ yếu, giá vé tháng của đối tượng ưu tiên chỉ bằng 50% giá vé bình thường.

e, Kết quả hoạt động VTHKCC

Giai đoạn 2002-2014 đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc về VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội và là một trong những đô thị thành công về phát triển VTHKCC trong thập kỷ qua.

Bảng 2.5 Kết quả hoạt động của VTHKCC Hà Nội (2010-2014)

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng hệ thống vé tích hợp cho VTHKCC ở Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w