Cơ sở hạ tầng dành cho VTHKCC tại Hà Nội trong tương la

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng hệ thống vé tích hợp cho VTHKCC ở Hà Nội (Trang 47)

1 Phương tiện Xe 046 04 64 89 ,207 2Số tuyếnTuyến746567

2.2.4 Cơ sở hạ tầng dành cho VTHKCC tại Hà Nội trong tương la

Theo quy hoạch thì Hà Nội sẽ có thêm 2 hình thức vận chuyển hành khách công cộng trong tương lai là: Đường sắt đô thị (metro) và xe bus nhanh (BRT) cụ thể như sau:

Hình 2.13 Bản đồ đường sắt đô thị ở Hà Nội

Tuyến số 1,(Ngọc Hồi-Yên Viên) có chiều dài 28,6km, với lộ trình toàn tuyến từ ga Ngọc Hồi cho đến các ga Vĩnh Quỳnh-Văn Điển-Hoàng Liệt-Giáp Bát-Phương Liệt-Bạch Mai-Công viên Thống Nhất-Ga Hà Nội-Nam Long Biên-Bắc Long Biên-Đức Giang-Cầu Đuống-Yên Viên.

Tuyến số 2 (Nội Bài - trung tâm thành phố - Thượng Đình) dài 35 km là xương sống cho khu vực đô thị hiện tại và tương lai. Kết nối với tuyến số 2 sẽ là tuyến đường sắt Hà Nội - Hà Đông, bắt đầu từ khu vực Cát Linh đến Ba La..

Tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội dài 12,5 km, gồm 12 nhà ga. Phần đường sắt trên cao dài 8,5 km đi qua ga Nhổn - Minh Khai - Phú Diễn - Cầu Diễn - Lê Đức Thọ - ĐH Quốc gia - Chùa Hà - Cầu Giấy và phần đi ngầm dài 4 km qua ga Kim Mã - Cát Linh - Văn Miếu - Ga Hà Nội. Các ga ngầm được thiết kế hiện đại, có thang máy và thang cuốn, thông gió, thoát nước, báo cháy tự động...

Lộ trình các ga này sẽ đi từ Nhổn - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Kim Mã - Núi Trúc - Cát Linh - Quốc Tử Giám và kết thúc tại ga Hà Nội.

Tuyến số 4 (Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy- Thanh Xuân - Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh) dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, 2, 3 và 5, đa dạng hóa nhu cầu giao thông và gắn kết với các dự án phát triển đô thị.

Tuyến số 5 (Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc) có chức năng kết nối trung tâm thành phố với các đô thị dọc theo hành lang Láng - Hòa Lạc, với chiều dài là 34,5 km.

Tuyến số 6: Nội Bài – Khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi. Tuyến kết nối với các tuyến: số 4 tại Cổ Nhuế, số 7 tại đoạn Dương Nội. Chiều dài khoảng 43 km.

Tuyến số 7 Mê Linh – Đô thị mới phía Tây Nhổn – Vân Canh – Dương Nội. Tuyến kết nối với tuyến số 4 tại đoạn Đai Mạch và Tây Tựu, với tuyến số 6 tại đoạn Dương Nội. Chiều dài khoảng 35 km.

Tuyến số 8: Cổ Nhuế - Vành Đai 3 – Lĩnh Nam – Bát Tràng – Dương Xá. Chiều dài khoảng 28 km.

Xe bus nhanh:

Lộ trình của tuyến xe buýt nhanh sẽ đi theo hướng Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Lê Trọng Tấn ( Hà Đông) tiếp đó rẽ ra QL6 và chạy đến điểm cuối tại bến xe Yên Nghĩa. Trên tuyến sẽ có 80 xe buýt loại 80 chỗ đi lại liên tục với tần suất 5 phút/chuyến.

Đường dành riêng cho xe buýt nhanh theo thiết kế mỗi làn đường rộng 3,75m và sẽ đi sát ngay hai bên dải phân cách giữa của trục đường. Trên tuyến sẽ thiết kế những

nhà chờ ngay trên dải phân cách giữa của trục đường hiện tại. Theo dự kiến sẽ có khoảng 7 nhà chờ được xây dựng trên toàn tuyến.

Hành khách có nhu cầu đi lại trên tuyến xe buýt nhanh sẽ thông qua những cây cầu vượt được nối từ vỉa hè đường sang dải phân cách giữa. Đối với những điểm gần ngã ba, ngã tư, hành khách sẽ đi trên vạch sơn dành cho người đi bộ để ra đón xe buýt nhanh…

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng hệ thống vé tích hợp cho VTHKCC ở Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w