Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học (Trang 109)

- Xây dựng kế hoạch quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của giáo viên.

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác để họ hỗ trợ, đồng thời tư vấn về cách thức tổ chức đổi mới PPDH, tạo được sức mạnh tổng hợp, góp phần quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh.

3.2.7.2. Nội dung thực hiện

* Lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác

Đổi mới PPDH không chỉ là hoạt động diễn ra ở trên lớp, mà còn phải quan tâm đến hoạt động tự học của HS. Điều này đòi hỏi cần phải có sự thống nhất giữa NT và gia đình về mục đích, phương pháp giáo dục HS. Vì vậy, HT phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với cha mẹ HS, làm cho họ nắm rõ mục tiêu của việc thực hiện đổi mới PPDH, đặc biệt là đổi mới phương pháp học tập của HS, để họ có biện pháp giáo dục, QL và rèn luyện các em. Đồng thời, nêu rõ kế hoạch phối hợp với các cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn trường học nhằm nắm bắt tình hình của HS tại gia đình và cộng đồng cũng như tạo ra môi trường thực hiện đổi mới PPDH.

* Phối hợp tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Ban đại diện CMHS

Cha mẹ học sinh là tác nhân quan trọng đối với đổi mới PPDH. Sự quan tâm, tạo điều kiện cho con em đi học, biết cách giúp con vượt qua những khó khăn trong học tập, QL khoa học việc chuẩn bị bài của con ở nhà,…sẽ đóng góp tích cực vào các hoạt động đổi mới PPDH. Hiệu trưởng cần:

- Tổ chức hội nghị cha mẹ HS theo định kỳ nhằm đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cơ bản, chương trình hành động cụ thể trong hoạt động chung của trường, Ban đại diện cha mẹ HS và gia đình trong từng giai đoạn cụ thể. Phải chủ động giúp đỡ, định hướng và giám sát hoạt động của Ban đại diện CMHS, có kế hoạch làm việc định kỳ với Ban đại diện cha mẹ HS để hướng mọi hoạt động và nhiệm vụ trọng yếu vào thực hiện nghị quyết mà Ban đại diện CMHS đã đề ra; tạo điều kiện tốt nhất cho Ban đại diện hoạt động tham gia giáo dục đạo đức HS bằng những hình thức thích hợp.

- Chỉ đạo GVCN phối hợp tốt với gia đình HS triển khai các nghị quyết giữa NT và Ban đại diện CMHS trong việc giáo dục HS. Chú ý tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong CMHS, chọn chuyên gia tư vấn cho CMHS về phương pháp quản lý tự học, phương pháp giáo dục đạo đức cho con em.

Chính quyền địa phương, các đoàn thể, khu dân cư xung quanh địa bàn trường học là những lực lượng hỗ trợ rất cần thiết cho hoạt động đổi mới PPDH, có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào NT. Với vai trò nhà quản lý, HT phải có những chủ trương và bước đi thích hợp để huy động những lực lượng trên tham gia vào hoạt động giáo dục, từ việc khuyến học, phổ cập giáo dục, duy trì sĩ số… đến việc tham gia xây dựng mục tiêu giáo dục, tác động tốt nhất đến đổi mới PPDH.

* Tạo động lực để Ban đại diện cha mẹ HS tích cực góp phần đổi mới PPDH

HT cần tạo điều kiện và động viên Ban đại diện cha mẹ HS tham gia tích cực vào hoạt động giáo dục. Tôn trọng các ý kiến đóng góp của họ về vấn đề xây dựng nhà trường, đồng thời biểu dương, khen thưởng các bậc cha mẹ HS đã nỗ lực cùng nhà trường giáo dục toàn diện học sinh.

* Lưu ý khi sử dụng biện pháp

Phải xây dựng rõ ràng quy chế phối hợp về các hoạt động giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ HS. Đề phòng trường hợp lạm dụng hình thức hỗ trợ vật chất của Ban đại diện cha mẹ HS vào tiến trình đổi mới PPDH, đẩy hoạt động của nhà trường chạy theo bệnh thành tích, thiếu nghiêm túc trong thi cử, đi lệch mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w