Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học (Trang 70)

3 Tổ trưởng, GV 158 10 90 18 6 77 0 X = 2,

2.3.3.5. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Tất cả các Hiệu trưởng đều quan tâm coi trọng việc chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Từ việc xây dựng kế hoạch của tổ, tổ chức chỉ đạo thực hiện nề nếp sinh hoạt, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, đến kiểm tra chất lượng giảng dạy... Việc cụ thể hóa các chế định GD & ĐT về đổi mới PPDH thành quy định nội bộ đã được một số Hiệu trưởng quan tâm thực hiện khá tốt. Các chỉ tiêu về đổi mới PPDH đã được đưa vào kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn, song cũng còn nhiều trường thực hiện ở mức trung bình.

Theo chỉ đạo của Sở GD & ĐT, việc tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp trường được tiến hành theo từng năm học. Riêng hội thi GV dạy giỏi cấp huyện được Phòng GD&ĐT tổ chức 2 năm một lần, GV dạy giỏi cấp tỉnh được Sở GD & ĐT tổ chức 5 năm một lần. Hầu hết GV dự thi hội thi này đều tập trung soạn giảng theo hướng đổi mới PPDH. Hội thi tự làm đồ dùng dạy học cũng được phát động hàng năm, tuy nhiên việc tổ chức còn mang tính hình thức, không có chất lượng và chạy theo thành tích. Việc tổ chức học tập các chuyên đề về đổi mới PPDH được các trường triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau, hoặc báo cáo chuyên đề hoặc tổ chức cho GV cốt cán tập huấn lại cho các GV khác hoặc trao đổi, thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, hoặc phổ biến bằng tài liệu; tuy nhiên vẫn còn nhiều trường tiểu học trong huyện chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề này.

Qua trao đổi ý kiến, chúng tôi nhận thấy rằng việc QL hoạt động này còn hạn chế ở chỗ: nội dung các buổi sinh hoạt tổ nghèo nàn, ít chất lượng và mang nặng tính hành chính, chưa đi sâu vào các chuyên đề như bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS, ít trao đổi về bài soạn, về các vấn đề “nóng” của một bài dạy, về việc sử dụng đồ dùng dạy học cho từng bài.

Theo điều tra ở phụ lục 6, chúng tôi nhận thấy kết quả thực hiện của các HT về việc cụ thể hóa các chế định GD&ĐT thành quy định nội bộ và xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm, tổng kết kinh nghiệm theo các chuyên đề, đổi mới nội dung sinh hoạt, kiểm tra hoạt động của tổ theo hướng đổi mới PPDH đạt xấp xỉ mức độ khá (1,9<x<2). Thế nhưng, nội dung QL đưa ứng dụng CNTT, sử dụng TBDH hiện đại... vào tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH còn ở mức trung bình khá

(1,5< <x 2). Điều này phụ thuộc vào yếu tố khách quan về CSVC, trang bị

TBDH còn chậm chạp và tính kiên quyết của nhiều HT ở các trường tiểu học

Biểu đồ 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w