Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng giáo viên và quản lý công tác thi đua khen thưởng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học (Trang 67)

3 Tổ trưởng, GV 158 10 90 18 6 77 0 X = 2,

2.3.3.4.Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng giáo viên và quản lý công tác thi đua khen thưởng.

thi đua - khen thưởng.

* Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng giáo viên

Theo tổng hợp của Phòng Giáo dục & Đào tạo Bù Đăng đội ngũ giáo viên tiểu học ngày càng được trẻ hoá và đội ngũ này đã được đào tạo chính quy. Thực tế cho thấy đội ngũ này có trình độ chuyên môn khá tốt, nắm bắt được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

Tuy nhiên hiện nay ở một số trường vẫn còn một số giáo viên lớn tuổi được đào tạo trước năm 1990, phần lớn giáo viên này trình độ chuyên môn còn hạn chế, chậm cải tiến phương pháp, chưa bắt kịp tiến bộ của xã hội, chậm tiến bộ. Mặt khác một số giáo viên trẻ mới về trường giảng dạy, tuy họ được đào tạo bài bản song kinh nghiệm truyền đạt kiến thức và kỹ năng xử lý các tình huống trên lớp còn hạn chế, đó cũng là điều cần thiết mà hiệu trưởng cần quan tâm trong việc bồi dưỡng đội ngũ.

Khi khảo sát về nhu cầu của GV về việc bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy cho GV thì hầu hết giáo viên cho rằng việc làm đó là rất cần thiết ở mọi thời điểm, sự cần thiết đó thông qua các ý kiến với những lý do sau:

- Trong quá trình đào tạo họ chưa được trang bị đầy đủ về kiến thức, từ kiến thức học ở trường đến thực tế dạy học còn có một khoảng cách.

- Do mặt bằng trí thức trước khi vào sư phạm còn yếu. Hiện tại trình độ đào tạo ban đầu của một số giáo viên còn ở trình độ sơ cấp.

- Do đời sống của giáo viên còn khó khăn nên họ ít đầu tư cho chuyên môn. Ngoài thời gian dạy học trên lớp họ còn làm thêm nhiều nghề phụ để kiếm sống. Họ chưa đầu tư vào đọc sách báo, tài liệu tham khảo, các lớp chuyên đề giáo dục, toán tuổi thơ...

Bảng 2.13. Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí việc bồi dưỡng GV 1≤X ≤ 3

NỘ I D U N G NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ X1 TB X2 TB X3 TB TB Y1 TB Y2 TB Y3 TB TB ND 1 2.87 4 2.97 3 2.9 3 2.91 3 2.38 3 2.4 4 2.5 2.41 3 2.41 3 ND 2 3.0 0 1 3.0 0 1 2.95 2 2.98 2 2.5 2 2.4 4 2.5 2.52 1 2.49 2 ND 3 3.0 0 1 3.0 0 1 2.98 1 2.99 1 2.63 1 2.52 1 2.52 1 2.56 1 ND 4 2.87 4 2.83 4 2.86 4 2.85 4 2.25 4 2.38 4 2.32 4 2.32 4 ĐTB 2.94 2.95 2.92 2.94 2.44 2.45 2.44 2.44 H ST Q R1(X1X2) = 0.95; R2(X1X3) = 0.85; R3(X2X3) = 0.9 R1(Y1Y2) = 0.95; R2(Y1Y3) = 0.90; R3(Y2Y3) = 0.75

R(XY) = 1.00

R1(X1Y1) = 0.85; R2(X2Y2) = 0.75; R3(X3Y3) = 0.90

Chú thích:

Nội dung 1: Quản lí việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV tiểu học

Nội dung 2: Quản lí việc thực hiện đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu phát triển của trường

Nội dung 3: Quản lí việc xây dựng chương trình thực hiện đổi mới PPDH theo kế hoạch năm học của trường

Nội dung 4: Quản lí việc xây dựng phong trào đổi mới PPDH

Nhận xét:

Nhận thức rất tốt về vị trí và vai trò của đội ngũ CBQL đối với sự nghiệp GD&ĐT nên các nghiệm thể đều khẳng định tính cần thiết của các BP quản lí việc xây dựng và phát triển đội ngũ: ĐTB đánh giá tính cần thiết là: X = 2.94. Mức độ cần thiết của các BP được các nghiệm thể đánh giá khá đồng đều. Điều này chứng tỏ đội ngũ CBQL, GV các trường tiểu học có nhận thức khá đầy đủ về tầm quan trọng của các BP này.

Về mức độ thực hiện: các BP này được đánh giá ở mức trung bình: Y

= 2.44. Trong đó: BP 2: Quản lí việc thực hiện đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu phát triển của trường; BP 3: Quản lí việc xây dựng chương trình thực hiện đổi mới PPDH theo kế hoạch năm học của trường được đánh giá là thực hiện ở mức độ khá; BP 4: Quản lí việc xây dựng phong trào đổi mới PPDH được xem là thực hiện yếu nhất: Y = 2.3 (thứ bậc 4). Lí giải vấn đề này, các đồng chí HT cho biết: HT các trường đã quan tâm xây dựng kế hoạch nhưng phong trào đổi mới PPDH chưa được giáo viên thực hiện thường xuyên và triệt để.

Hệ số tương quan thứ bậc giữa nhận thức về tính cần thiết và đánh giá việc thực hiện R (XY) = 1.00. Điều đó cho thấy các nhóm nghiệm thể đánh giá đồng nhất giữa mức độ cần thiết và thực tế thực hiện của biện pháp quản lí bồi dưỡng GV. Hệ số tương quan thứ bậc qua đánh giá của từng nhóm nghiệm thể là: R1 (X1Y1) = 0.85; R2 (X2Y2) = 0.75; R3 (X3Y3) = 0.90. Đây là tương quan thuận và chặt chẽ.

* Thực trạng quản lý công tác thi đua - khen thưởng.

Trong thực tế, HT các trường đã đưa những vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH như việc ứng dụng CNTT hay sử dụng các thiết bị hiện đại vào dạy học, việc sáng tạo ra các đồ dùng dạy học có chất lượng hay thực hiện các giải pháp khoa học và sáng kiến kinh nghiệm có giá trị thực tế vào tiêu chí thi đua đánh giá xếp loại của các cá nhân và tập thể trong nhà trường. Tuy nhiên, hầu hết các HT chỉ tập trung vào những giải pháp QL hành chính mà xem nhẹ việc quan tâm, động viên, khích lệ về mặt tinh thần lẫn vật chất, tạo động lực cho hoạt động đổi mới PPDH.

Bằng phương pháp phỏng vấn, trò chuyện để khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng: QL hoạt động thi đua - khen thưởng phục vụ đổi mới PPDH ở các trường tiểu học huyện Bù Đăng hiện nay chưa được các HT quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chính của vấn đề này, một mặt do nhà trường chưa có

các nguồn để hỗ trợ động viên giáo viên. Mặt khác, không ít CBQL đã sai lầm khi lấy ý thức chủ quan áp dụng vào điều kiện khách quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học (Trang 67)