Thực trạng đổi mới PPDH của G

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học (Trang 54)

3 Tổ trưởng, GV 158 10 90 18 6 77 0 X = 2,

2.3.2.3. Thực trạng đổi mới PPDH của G

* Thực trạng đổi mới khâu thiết kế bài dạy và hoạt động giảng dạy của giáo viên

Thành công trong đổi mới PPDH đối với GV phải bắt nguồn từ việc thiết kế bài dạy. Thiết kế bài dạy xuất phát từ những kỹ năng, kỹ xảo mà mỗi một GV có được. Khảo sát nhóm các kỹ năng thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới PPDH phát huy tính tích cực sáng tạo của HS (phụ lục 5.2),

chúng tôi có kết quả: 24,3% GV cho rằng họ thực hiện tốt kỹ năng soạn giáo án theo hướng thiết kế hệ thống việc làm cho HS, 13,4% GV thực hiện tốt kỹ năng tổ chức cho HS học tập bằng PP tự tìm ra kiến thức mới vào các giờ giảng của mình. Kỹ năng tổ chức cho HS học tập bằng PP theo nhóm có 19,3% GV thực hiện tốt, 15,4% GV thành thạo kỹ năng tổ chức cho HS học tập bằng PP tự học,... Riêng kỹ năng kích thích HĐ học tập cho HS như tổ chức trò chơi nhận thức, thảo luận học tập... thì rất ít GV thực hiện, qua thống kê chỉ có 6,7% GV thực hiện tốt PP này. Về PPDH có tần suất được sử dụng nhiều nhất (phụ lục 4.2), qua thống kê chúng tôi nhận được 34% số GV được trưng cầu ý kiến

cho rằng thường xuyên với phương pháp thuyết trình kết hợp vấn đáp, 53,2% GV thường xuyên với PPDH nêu vấn đề và 10,2% GV thường xuyên với PP hợp tác trong nhóm nhỏ.

Từ căn cứ trên, chúng tôi kết luận rằng: phần lớn GV các trường tiểu học huyện Bù Đăng, hiện nay chưa thực sự đầu tư vận dụng các PPDH theo hướng đổi mới, vẫn còn nghiêng về PPDH truyền thống, còn tình trạng thầy đọc, trò ghi; các PP tích cực, sáng tạo mà ta mong muốn trở thành những PP chủ đạo trong nhà trường vẫn chưa thực sự toả sáng đểtrở thành hiện thực.

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn trên 60 GV, hầu hết là những GV giỏi, giữ vai trò nòng cốt ở các trường. Nhiều ý kiến cho rằng việc đổi mới PPDH hướng về áp dụng các kỹ năng trên là không khó, tuy nhiên họ không dạy như thế vì nhiều rào cản như: HS chưa quen cách học mới, bó buộc bởi thi cử, đánh giá; nội dung bài dạy nhiều nhưng thời lượng quá ít, không thể tổ chức thảo luận, trò chơi. Không ít GV cho rằng khi tiến hành đổi mới PPDH đã phải đối diện với một điều trói buộc mình: “sách giáo khoa là pháp lệnh”, dù chưa hề được phát biểu chính thức trong một văn bản pháp quy nào nhưng đã tồn tại lâu bền trong ngành GD qua nhiều thập kỷ; người làm công tác QL cũng dựa vào sách giáo khoa để đánh giá GV. Quan niệm này phần nào đã làm cho họ bị hạn chế trong việc sử dụng PP dạy giúp HS tự tìm ra kiến thức, không mạnh dạn “phá cách” trở thành chủ thể chủ động, sáng tạo thật sự trong thiên chức của mình. Cũng có GV cho rằng lớp học quá đông, trình độ HS không đồng đều, nhất là học sinh dân tộc còn hạn chế về Tiếng Việt khiến GV không thể áp dụng PPDH phù hợp, khó yêu cầu tất cả HS đều hoạt động tích cực.

Kết hợp trao đổi với các nhà QLGD và qua trải nghiệm thực tiễn, chúng tôi cho rằng việc đổi mới PPDH vẫn còn một số trở ngại về mặt tâm lý. Đổi mới PPDH ở các trường tiểu học huyện Bù Đăng cũng làm cho không ít GV lo lắng như chưa được chuẩn bị đầy đủ về lý luận và kỹ năng áp dụng các PPDH mới; nên thiếu tự tin khi áp dụng phương pháp mới. Có GV sợ tổ chức

các trò chơi, sẽ không đủ thời gian thực hiện kế hoạch giảng dạy, nhất là ở những bài học có nội dung dài trong khi thời gian phân bổ lại hạn hẹp. Một bộ phận GV tuổi nghề còn ít, vốn kinh nghiệm thực tiễn chưa được nhiều, ngại tổ chức cho HS thảo luận. Cũng có nhiều GV đã giảng dạy lâu năm ngại phải tốn nhiều thời gian để soạn lại giáo án cho phù hợp với phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học mới. Cá biệt, những GV đã có tuổi, tư duy và thao tác kỹ thuật bắt đầu kém nhanh nhạy thường lo sợ gặp những sự cố về thiết bị kỹ thuật khi tiến hành dạy học theo phương pháp mới. Thậm chí, một ít GV cho rằng các PPDH mới đi kèm các phương tiện nghe nhìn hiện đại một khi bị lạm dụng sẽ giết chết tư duy trừu tượng của HS.

Qua phân tích, chúng tôi đi đến nhận định chung là hầu hết những trở ngại đều xuất phát từ nhận thức chủ quan của GV. Với tư cách là chủ thể của hoạt động giáo dục, người dạy phải vượt qua các trở ngại tâm lý đã nêu, thì hoạt động đổi mới PPDH mới thật sự khởi sắc.

* Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học là một khâu rất quan trọng, nó làm rõ mức độ hoàn thành mục tiêu DH, phát hiện nguyên nhân, điều chỉnh HĐDH. Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng đã có những thay đổi về HTTC kiểm tra, đánh giá kết quả của HS. Các bài kiểm tra định kỳ đều tổ chức bằng hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận hoặc chấm điểm trực tiếp trên lớp. Còn các môn học khác được đánh giá bằng nhận xét của GV.

Trưng cầu ý kiến của GV về mức độ tác dụng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đối với yêu cầu đổi mới PPDH (phụ lục 4.2), cho thấy có 23,6% GV đánh giá có tác dụng tốt, 43,7% GV cho rằng có tác dụng khá. Đa số GV nhận định rằng trước yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, cần đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng kết hợp trắc nghiệm khách quan với tự luận. Hiện nay, có 6/29 trường trong

toàn huyện đã thành lập ngân hàng đề thi trắc nghiệm và hình thức này đang được ngành GD huyện nhà chú trọng chỉ đạo.

Nội dung đề kiểm tra cũng là một yếu tố cần thiết đối với đổi mới PPDH. Qua nghiên cứu thực tế sản phẩm, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn GV chỉ yêu cầu HS nhớ và thuộc kiến thức của bài học để làm bài mà không dựa vào các mức độ nhận thức kiến thức. Như vậy, bài kiểm tra sẽ không phát huy tính tích cực học tập của HS, chưa tạo được hứng thú học tập cho HS.

* Thực trạng sử dụng TBDH và PTTB kỹ thuật hiện đại vào việc đổi mới PPDH

Qua thực tế dự giờ, thăm lớp ở những trường đại diện cho từng khu vực thuận lợi và khó khăn, chúng tôi nhận thấy rằng phần lớn GV vẫn còn giảng dạy theo PP truyền thống một chiều, thầy giảng, trò nghe. Một số ít tiết dạy GV đã sử dụng phương tiện, TBDH; có câu hỏi vấn đáp nhằm phát huy tính tích cực của HS trong giờ học; giáo án có tích hợp các ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới PPDH. Tuy nhiên, không ít GV lại chú trọng tạo ra các hiệu ứng điện tử khi sử dụng phần mềm Powerpoint, nghiêng về việc trình diễn của thầy hơn là việc hoạt động của trò, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng bắt mắt làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả không cao.

Một số trường đã xây dựng đầy đủ các phòng bộ môn, trang bị tương đối đầy đủ các loại thiết bị hiện đại như máy tính, projector,.. Thế nhưng, việc vận dụng các thiết bị này vào giảng dạy không thường xuyên, chỉ một vài tiết dạy thao giảng, hội thi hoặc có đánh giá xếp loại chuyên môn,... rồi cũng quay về với phấn trắng, bảng đen và “thầy giảng, trò nghe”. Điều này đã ảnh hưởng không ít đến việc thực hiện đổi mới PPDH tại huyện Bù Đăng.

Đa số các trường tiểu học đã chủ trương khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, nhưng chủ trương này chưa thực sự biến thành hành động cụ thể. Số lượng phần mềm dạy học hạn chế, tài liệu hướng dẫn

GV sử dụng lại còn thiếu. Năm học 2011-2012 mới đưa phần mềm hỗ trợ dạy Toán và Tiếng Việt cho HS tiểu học. Nhiều GV còn non kém về kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học. Một số trường có điều kiện đã tổ chức tập huấn cho GV sử dụng các phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng.

Qua phỏng vấn chúng tôi được biết hiện nay một số HT đã có ý định tổ chức dạy học các phần mềm cho HS dưới dạng ngoại khóa, sau đó thực hiện một số tiết học trực tiếp trên phòng máy, thực hành các bài toán dựa vào các phần mềm theo sự hướng dẫn của GV thông qua phiếu học tập để tự khám phá kiến thức mới, như giải Toán và tiếng Anh qua mạng Olympic.

Có thể nói việc ứng dụng CNTT trong dạy học biểu hiện rất đa dạng. Nó đã được triển khai ở nhiều trường tiểu học huyện Bù Đăng với các mức độ khác nhau tuỳ theo nhận thức của GV và trang bị CSVC về CNTT. Theo chúng tôi, hiện nay trình độ GV có 4 mức ứng dụng CNTT cơ bản.

Mức 1: Sử dụng để trợ giúp GV trong một số thao tác nghề nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng CNTT trong dạy học.

Mức 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học.

Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một số tiết, một vài chủ đề môn học.

Mức 4: Tích hợp công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

Bắt đầu từ năm học 2008 - 2009, với chủ đề: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Sở GD & ĐT đã có nhiều chủ trương tích cực nâng cấp CSVC - TBDH hiện đại phục vụ đổi mới PPDH nhằm: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở từng cấp học” đồng thời tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ GV: “Tổ chức tập huấn và hội

thảo về ứng dụng CNTT trong giáo dục và giảng dạy. Triển khai công tác thi đua về ứng dụng CNTT”.

Từ kết quả khảo sát qua trưng cầu ý kiến của GV trực tiếp giảng dạy

(phụ lục 5.2), chúng tôi có kết quả như sau: 30,3% GV được hỏi thực hiện ở mức độ khá và tốt kỹ năng sử dụng các TBDH, phương tiện kỹ thuật hiện đại; chỉ có 10% GV thực hiện tốt và khá kỹ năng soạn giảng bằng phần mềm Powerpoint kết hợp với phần mềm hổ trợ phù hợp; 28,2% GV thành thạo về kỹ năng sử dụng phần mềm CNTT để làm đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan; 20,4% GV ở mức khá tốt về kỹ năng khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ đổi mới PPDH.

Việc thực hiện đổi mới PPDH ở các trường TH huyện Bù Đăng đã đạt được những KQ nhất định. Từ việc soạn bài, sử dụng TBDH hiện đại, kiểm tra, đánh giá KQ học tập của HS đến việc hướng dẫn HS tự học theo hướng đổi mới PPDH hay triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học đã càng ngày càng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, nếu đánh giá chung thì sự chuyển biến vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu chung của ngành trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w