Về thời điểm phân chia di sản theo di chúc chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 84)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.7.3. Về thời điểm phân chia di sản theo di chúc chung của vợ chồng

Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết ". Như vậy, theo quy định trên thì di chúc chung của vợ chồng lập chung chỉ có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ hoặc chồng chết, và tài sản lập theo di chúc chung của vợ chồng cũng được chia kể từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ hoặc chồng chết. Quy định này không phù hợp với thực tế vì:

Khi vợ chồng lập di chúc chung nhưng sau đó hoặc là người vợ chết trước hoặc là người chồng chết trước thì việc phân chia di sản của người chết trước đó là do những người có quyền thừa kế yêu cầu. Hơn nữa, nếu trường hợp người vợ hoặc người chồng của người chết còn trẻ tuổi, và người này có thể sống 10 năm, 20 năm... thậm chí là lâu hơn nữa. Với thời gian như vậy, những người thừa kế theo di chúc có thể kiên trì chờ đợi được không? Hơn nữa, di sản thừa kế chưa được chia do người sau cùng là vợ hoặc chồng chưa chết thì hiệu quả sử dụng tài sản do người còn sống đang quản lý có thể gây lãng phí và có thể giảm sút bởi những lý do không thể lường trước được.

Theo quy định của pháp luật, di sản chỉ được chia sau khi người vợ hoặc người chồng chết là người sau cùng chết hoặc cả hai vợ chồng chết vào một thời điểm, trong thời gian người vợ hoặc người chồng còn sống với tư cách là người sở hữu phần tài sản của mình, vừa với tư cách sử dụng tài sản của những người thừa kế theo di chúc (phần tài sản mà người thừa kế theo di chúc được hưởng nhưng chưa được chia) đã sử dụng tài sản chưa chia của người chồng hoặc người vợ chết trước vào sản xuất kinh doanh, thu được những lợi nhuận nhất định thì lợi nhuận đó là di sản thừa kế hay thuộc quyền sở hữu của người vợ hoặc người chồng còn sống đó. Nếu trường hợp người

vợ hoặc người chồng còn sống đã lạm dụng quy định của pháp luật, không khai thác tài sản theo mục đích sinh lợi mà tẩu tán tài sản vì những mục đích riêng, chi tiêu hoang phí làm hao tán tài sản chung, cho đến khi người vợ hoặc người chồng là người chết sau cùng tài sản còn lại rất ít hoặc không còn vào thời điểm mở thừa kế của người đó thì sao? Trong trường hợp này, di chúc hoặc một phần của di chúc đã định đoạt cho người thừa kế hưởng phần tài sản nhất định đã không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, phần di chúc đó vô hiệu, gây thiệt hại cho những người thừa kế theo di chúc.

Từ những bất cập trên đây, theo chúng tôi nên quy định thời điểm phân chia di sản theo di chúc chung của vợ chồng theo hướng nếu di chúc do vợ chồng lập chung nhưng sau đó một người chết trước thì phần di chúc liên quan dến di sản của người chết trước phải tiến hành chia ngay. Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến việc hưởng di sản của những người được thừa kế theo di chúc, đồng thời cũng tránh những rắc rối không cần thiết.

2.7.4. Thời điểm xác lập quyền sở hữu cho người thừa kế và những người hưởng di sản thừa kế khác

Điều 636 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định:“Kể từ thời điểm mở thừa

kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.

Quy định này cho thấy, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người hưởng thừa kế có quyền hưởng di sản của người chết để lại, thời điểm này những người thừa kế chưa có quyền sở hữu đối với di sản thừa kế, về nguyên tắc những người này có quyền yêu cầu chia di sản bất cứ lúc nào, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Quyền hưởng di sản và thực hiện quyền hưởng di sản được diễn ra ở hai thời điểm khác nhau trong quá trình thực hiện các bước của quan hệ pháp luật thừa kế. Quyền hưởng di sản là căn cứ, là tiền đề cho việc thực hiện quyền hưởng di sản.

Việc xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu của người hưởng thừa kế đối với phần di sản thừa kế mà họ được hưởng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định tổng khối di sản mà người chết để lại. Khi người hưởng thừa kế chưa xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản thừa kế trong khối di sản thì mọi giá trị vật chất phát sinh từ di sản thuộc về “khối di sản” hoặc giá trị vật chất của khối di sản bị tiêu huỷ, bị giảm giá trị hay gây thiệt hại cho người khác được xác định là quyền và nghĩa vụ chung của tất cả những người hưởng di sản thừa kế. Các hệ quả này được xác định là hệ quả của quyền thừa kế chứ không phải hệ quả của quyền sở hữu.

Ngược lại, khi người hưởng thừa kế đã nhận và được xác lập quyền sở hữu thì mọi giá trị vật chất phát sinh từ phần di sản đó cũng như mọi rủi ro hay bất lợi cho di sản từ phần di sản đó thuộc về người hưởng di sản. Lúc này, hệ quả trên là của quyền sở hữu chứ không còn là hệ quả của quyền thừa kế nữa. Thêm vào đó, xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với di sản thừa kế của người hưởng thừa kế còn có ý nghĩa trong việc xem xét tính hợp pháp của các giao dịch liên quan đến di sản thừa kế của người hưởng di sản. Nếu có tranh chấp, cơ quan xét xử sẽ có cơ sở để công nhận hay tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. Vì chủ sở hữu tài sản mới có quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.

Khi di sản thừa kế chưa chia thì không ai có quyền thực hiện các hành vi để quyết định số phận thực tế hay số phận pháp lý của di sản. Theo đó, khối di sản sẽ được bảo toàn, tránh được chuyển dịch bất hợp pháp hoặc tẩu tán tài sản... Với những lý do này, thấy rằng Bộ luật Dân sự cần phải quy định thời điểm xác lập quyền sở hữu của người hưởng di sản đối với phần tài sản mà họ được hưởng trong khối di sản thừa kế của người chết để lại sẽ thuộc quyền sở hữu của người có quyền hưởng di sản từ khi họ nhận được di sản (đối với di sản mà pháp luật không yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu) hoặc từ khi hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với di sản thừa kế (nếu pháp luật có yêu cầu).

KẾT LUẬN

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Là một trong những quan hệ xã hội ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. Với ý nghĩa như vậy, nên trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật nói chung và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất chế độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh được tính chất từng giai đoạn trong quá trình phát triển của một chế độ xã hội nói riêng.

Sau hơn 5 năm thi hành, Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã tạo thuận lợi cho người tham gia quan hệ pháp luật trong lĩnh vực thừa kế thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, giúp cho việc cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số quy định của Bộ luật Dân sự không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà đời sống dân sự ngày càng đa dạng, phức tạp do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường.

Với đề tài: “Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2005” đã phần nào đưa ra những vấn đề về mặt lý luận cũng như thực tiễn của pháp luật phân chia di sản thừa kế. Phân chia di sản thừa kế là một đề tài có chiều rộng và chiều sâu về phạm vi nghiên cứu. Khi đi phân tích làm sáng tỏ các luận điểm cần thiết phải tìm hiểu hầu hết các quy định về thừa kế chứ không chỉ đơn thuần là các quy định về phân chia di sản thừa kế. Qua quá

quy định của pháp luật còn chưa phù hợp với thực tế, tính khả thi không cao. Mặt khác, do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn có những hạn chế nên trong thực tế các vụ việc tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều và mức độ phức tạp ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc giải quyết các tranh chấp này cũng có nhiều mặt hạn chế, trong đó chủ yếu là phân chia di sản về quyền sử dụng đất và nhà ở.

Hy vọng trong thời gian tới những hạn chế, vướng mắc trên sẽ được các nhà lập pháp nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để các quy định của pháp luật ngày càng hoàn thiên hơn và thực sự là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995. 3. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005. 4. Nguyễn Ngọc Điện (2001),“Bình luận khoa học về thừa kế trong Luật

Dân sự Việt Nam”, Nxb Trẻ, Hà Nội.

5. Trần Thị Huệ (2007), “Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam”. Luận án tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội.

6. Trần Thị Huệ (2011), “Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam -

Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nxb Tư pháp, Hà Nội.

7. Thái Công Khanh (2006), "Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện điều 679 Bộ luật Dân sự về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế", Tạp chí Toà án nhân dân, (16).

8. Thái Công Khanh (2006),"Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế", Tạp chí Toà án nhân dân, (20).

9. Luật Đất đai năm năm 2003.

10. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959. 11. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986. 12. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

13. Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.

14. Pháp lệnh thừa kế 30/8/1990.

15. Lê Kim Quế (1994),“90 câu hỏi đáp pháp luật thừa kế”, Nxb Chính trị quốc gia.

86

16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp năm 1946.

17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp năm 1959.

18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp năm 1980.

19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Hiến pháp năm 1992 và sửa đổi năm 2001.

20. Phùng Trung Tập (2008),“Luật thừa kế Việt Nam”, Nxb Hà Nội.

21. Phùng Trung Tập (2002), “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt

Nam từ 1945 đến nay”; Luận án Tiến sĩ Luật học. Trường đại học Luật

Hà Nội.

22. Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp thừa kế.

23. Tòa án nhân dân tối cao, viện khoa học xét xử (2009), “So sánh Bộ luật

Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

24. Trung tâm từ điển học (2000), “Từ điển Tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng. 25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), “ Giáo trình luật Dân sự Việt Nam.

Tập 1”. Nxb Công an nhân dân.

26. Nguyễn Minh Tuấn “Pháp luật về thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề

lý luận và thực tiễn”, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

27. Đinh Trung Tụng (2005): “Bình luận những nội dung mới của Bộ luật

dân sự 2005”, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

28. Phạm Văn Tuyết (2007) “Thừa kế - quy định của pháp luật và thực tiễn

Một phần của tài liệu Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)