5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.6.2. Phân chia di sản thừa kế là tài sản khác
2.6.2.1. Phân chia di sản dùng cho việc thờ cúng
Di sản dùng vào việc thờ cúng là tài sản phải do người có tài sản lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và phần đó không được chia thừa kế. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng là người được chỉ
định trong di chúc. Biết rằng, người lập di chúc có quyền chỉ định bất kỳ ai quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng: Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc người không thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Nếu người được chỉ định quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc diện thừa kế theo pháp luật đã không thực hiện đúng di chúc, thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu người đó chuyển giao di sản dùng vào việc thờ cúng cho mình không? Vấn đề này chưa được quy định rõ, do vậy trên thực tế khi giải quyết các vụ việc này, Tòa án các cấp thiếu căn cứ để giải quyết. Sau đây là vụ án về vấn đề trên:
Ông Nguyễn Quang V có hai vợ là cụ Phạm Thị M và cụ Nguyễn Thị K đều ở tại Phường X, thành Phố H. Cụ V chết năm 1997, cụ M chết năm 1999 và cụ K chết năm 1999. Cụ V và bà M có 3 người con là: ông Hưng, ông Minh và ông Ngọc. Cụ V và bà K có một người con là bà Hà. Tài sản mà ba cụ để lại có nhà, đất với tổng diện tích 1055m2. Năm 1990, ông V lập di chúc để lại tài sản hương hỏa, giao cho con trai ông V là ông Hưng toàn bộ số tài sản trên để ở và thờ phụng tổ tiên. Nhưng sau khi ông V mất, ông Hưng đã đem bán một phần nhà đất cho người khác. Nhà thờ cũng bị phá bỏ. Khi ông Hưng mất, con trai ông Hưng đã phá bỏ nhà cũ đi, tự phân chia đất cho anh em mình thậm chí bán một phần đất đi cho người khác và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thờ cúng. Tháng 10/2007, các đồng thừa kế gồm: bà Hà, bà Linh, ông Ngọc và ông Minh làm đơn yêu cầu chia thừa kế di sản.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 30/2007/DSST ngày 30/9/2007 của Tòa án nhân dân thành phố H quyết định:
1. Bác yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Hà, ông Ngọc và ông Minh.
2. Giao cho ông Hưng tiếp tục quản lý toàn bộ số tài sản trên để ở và thờ phụng tổ tiên.
Qua nghiên cứu bản án dân sự sơ thẩm số 30/2007/DSST ngày 30/9/2007 của Tòa án nhân dân thành phố H. Tôi đồng ý với quyết định của bản án, vì:
Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, điều luật không đề cập đến việc người được nhận di sản thừa kế nếu không thực hiện theo đúng ý chí của người lập di chúc thì có phải chịu trách nhiệm gì không?. Mặt khác, khi các đương sự kiện đòi phân chia lại di sản thừa kế thì sẽ giải quyết như thế nào?, có được chia lại hay không? Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định: “...di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế”.
Trường hợp trên, ông Hưng và con trai đã không thực hiện đúng theo di chúc của cụ V: phá bỏ nhà thờ, không thực hiện việc thờ cúng, tự ý chia di sản cho những người khác, thực hiện các giao dịch khác vì lợi ích của bản thân. Những việc làm này đã làm mất hết ý nghĩa của di chúc. Mà pháp luật nhà nước ta luôn tôn trọng ý chí của người lập di chúc. Mục đích của loại di sản này là dùng vào việc thờ cúng người đã khuất nếu những người nhận di sản không thực hiện được nghĩa vụ này thì nên cho phép những người thừa kế khác có quyền yêu cầu chia di sản và di sản đó có thể được đem phân chia lại hoặc giao cho người khác quản lý thực hiện nghĩa vụ thờ cúng theo đúng ý nguyện của người lập di chúc. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần trên, pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này còn chưa đầy đủ, nên khi xảy ra tranh chấp về vấn đề này sẽ thiếu căn cứ pháp lý để giải quyết.
2.6.2.2. Phân chia di sản là quyền sử dụng đất
Đất đai là loại tài sản có giá trị rất lớn đối với các bên đương sự, nên việc thắng, thua trong vụ kiện không những ảnh hưởng đến tình cảm trong gia đình, dòng tộc... mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của họ, vì vậy giữa các bên tranh chấp với nhau rất quyết liệt, gay gắt. Thực tế những năm gần
đây, số lượng các vụ án dân sự có liên quan đến tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ngày một gia tăng; thực tiễn xét xử của Toà án các cấp cũng cho thấy đây là loại án có tính chấp phức tạp, khó giải quyết, từ việc đánh giá chứng cứ, thu thập chứng đến việc áp dụng pháp luật. Do vậy, khi giải quyết các vụ án này, các Tòa án thường lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn, thời gian giải quyết thường kéo dài, qua nhiều cấp xét xử và đôi lúc hướng giải quyết còn chưa thống nhất. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng như: các quy định của pháp luật về đất đai thường xuyên sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên vẫn còn nhiều quy định không cụ thể, thiếu thống nhất; công tác quản lý về đất đai còn rất lỏng lẻo, dẫn đến việc cung cấp chứng cứ cho Toà án thiếu chính xác, không xác định được tài liệu nào là sát thực... Sau đây là vụ án nêu lên một số về vấn đề trên
Tại đơn khởi kiện ngày 01/3/2005 về việc yêu cầu được hưởng thừa kế đối với cha mẹ để lại và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Có và bà Nguyễn Thị Thi trình bày như sau: cụ Nguyễn Văn B có hai vợ, vợ cả là cụ Võ Thị C (chết năm 1946) có 04 người con chung gồm: bà Nguyễn Thị Sương, bà Nguyễn Thị Phước, bà Nguyễn Thị Lộc (các bà này đều đang sinh sống tại Mỹ) và bà Nguyễn Thị Lạc hiện sống tại tỉnh Y.
Sau khi cụ C chết, cụ Bảo kết hôn với cụ Dương Thị T, có 05 người con nhưng có 02 người đã chết từ khi còn nhỏ, còn lại 03 người gồm: bà Nguyễn Thị Thi hiện đang sống tại thành phố M, bà Nguyễn Thị Phán hiện sống tỉnh Y và ông Nguyễn Văn Cơ sống tại Mỹ.
Năm 1973, cụ T chết. Năm 1994, cụ B chết. Tài sản của cụ B, cụ T tạo lập được bao gồm nhà và đất thổ cư tại số 70 Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Y và 38.889m2
đất nông nghiệp tại thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Y. Trước khi chết, cụ B có lập di chúc ngày 18/12/1993 với nội dung:
2. Phần đất thổ cư tại 70 Hòa Hạ phần phía bên trái mặt tiền đường rộng 15m x 23m cho bà Nguyễn Thị Lạc sử dụng.
3. Phần đất thổ cư tại 70 Hòa Hạ phần phía bên phải mặt tiền đường rộng 15m x 23m cho bà Nguyễn Thị Phán sử dụng.
Về phần đất nông nghiệp, cụ Bảo chưa định đoạt trong di chúc.
Tháng 9/2003, ông Huỳnh Văn Tuấn (là người được ông Nguyễn Văn Có ủy quyền) có đơn khởi kiện yêu cầu chia diện tích đất nông nghiệp 38.889m2 làm ba phần cho bà Thi, bà Phán và ông Có, còn phần nhà, đất thổ cư đã được định đoạt trong di chúc, ông không yêu cầu chia.
Bà Nguyễn Thị Thi đồng ý với yêu cầu của ông Có và trình bày rằng: trước đây cụ B có cho bà 7.000m2
đất, do bà ở thành phố M nên bà đề bà Phán đứng tên kê khai quyền sử dụng đất; năm 2001 bà nhờ bà Phán bán diện tích đất nói trên và bà Phán đã giao đủ tiền cho bà. Nay bà đồng ý gộp cả 7.000m2
đất nêu trên để chia thừa kế cho 03 chi em là bà Phán, công Có và bà.
Bà Nguyễn Thị Phán cho rằng: Cụ B đã cho bà 38.889m2
đất nông nghiệp nêu trên. Bà đã sử dụng, canh tác, kê khai, đóng thuế và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1992 và năm 1998, nên bà không đồng ý chia đất cho bà Thi, ông Có.
Bà Nguyễn Thị Lạc cho rằng: diện tích 38.889m2
đất nông nghiệp nêu trên có nguồn gốc là của cụ B, cụ C. Lúc cụ B còn sống thì cụ B canh tác, khi cụ B chết thì bà Phán canh tác. Bà không yêu cầu chia thừa kế diện tích đất trên vì bà đã được cụ B cho đất.
Bà Nguyễn Thị Sương, bà Nguyễn Thị Phước, bà Nguyễn Thị Lộc có văn bản thể hiện không có ý kiến về việc chia thừa kế đối với diện tích đất nông nghiệp nói trên.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DS-ST ngày 27/5/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Y quyết định:
1. Bác yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Văn Có và bà Nguyễn Thị Thi về tranh chấp di sản thừa kế quyền sử dụng đất đối với bà Nguyễn Thị Phán.
2. Toàn bộ 38.889m2
đất nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M599467 do Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa cấp cho bà Nguyễn Thị Phán vào năm 1998 vẫn thuộc quyền sử dụng của bà Phán.
Ngoài ra Tòa án sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên truyền kháng cáo của đương sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 08/6/2005, bà Nguyễn Thị Thi có đơn kháng cáo yêu cầu được chia đất. Ngày 09/6/2005, ông Huỳnh Văn Tuấn (là người được ông Nguyễn Văn Có ủy quyền) có đơn kháng cáo yêu cầu được chia đất.
Tại bản án dân sự phúc thẩm số 399/2005/DS-PT ngày 21/10/2005 của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố M, quyết định:
1. Công nhận di sản thừa kế của vợ chồng ông Nguyễn Văn B để lại
phần di sản không được định đoạt trong di chúc gồm: 38.889m2
đất nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số M599467 hiện bà
Nguyễn Thị Phán đang đứng tên và 7.000m2
(bà Phán đã chuyển nhượng),
tổng cộng là 45.889m2
.
2. Kỷ phần thừa kế của mỗi người được hưởng là 45.889m2
: 3 = 15.296m2.
2.1. Ông Nguyễn Văn Có được hưởng phần di sản thừa kế bằng giá trị
quyền sử dụng đất 15.296m2
x 44.282 đồng = 677.337.000 đồng.
2.2. Bà Nguyễn Thị Thi được hưởng phần di sản thừa kế bằng giá trị
quyền sử dụng đất (phần còn thiếu) là (15.296m2
- 7.000m2) x 44.282 đồng =
677.337.000 đồng.
3. Bà Nguyễn Thị Phán được quyền sử dụng, tiếp tục đứng tên thửa đất
số M599467 với diện tích là 38.889m2
.
Huỳnh Văn Tuấn đại diện nhận trị giá quyền sử dụng đất = 677.337.000 đồng. 3.2. Bà Nguyễn Thị Phán phải thối lại cho bà Nguyễn Thị Thi trị giá quyền sử dụng đất = 677.337.000 đồng.
Ngoài ra Tòa án phúc thẩm còn quyết định về án phí.
Qua nghiên cứu bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DS-ST ngày 27/5/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Y, bản án dân sự phúc thẩm số 399/2005/DS-PT ngày 21/10/2005 của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố M, tôi đồng ý với bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Y, vì:
1. Căn cứ các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án thì nguồn gốc 38.889m2 đất nông nghiệp là của cụ Nguyễn Văn B. Tuy nhiên, khi cụ B còn sống thì bà Phán là người sống chung với cụ B và quản lý, sử dụng, canh tác. Năm 1989, bà Phán đứng tên kê khai đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu bìa tạm (bìa trắng) và được Ủy ban nhân dân tỉnh Y cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1992. Năm 1998, thực hiện chủ trương đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà Phán tiếp tục kê khai, đăng ký và được Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Y cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất 38.889m2
gồm các thửa 362, 363, 387, 388, 391, tờ bản đồ số 06 và các thửa 81, 82, 83, tờ bản đồ số 09, thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Y. Trong quá trình sử dụng đất, bà Phán kê khai, đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật và không có ai tranh chấp. Đồng thời, vào thời điểm năm 1992, khi bà Phán làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ B còn sống và ở cùng với bà Phán nhưng cụ B cũng không có khiếu nại gì. Mặt khác, khi cụ B lập di chúc ngày 18/12/1992 chia nhà và đất cho các con, cụ B cũng không đề cập đến phần đất nông nghiệp 38.889m2
do bà Phán đang sử dụng. Do đó, có căn cứ xác định cụ B đã cho bà Phán diện tích đất nông nghiệp 38.889m2
quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật nên bà Phán có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất này.
2. Theo lời khai của bà Thi, thì bà Phán khi còn sống cụ B đã cho bà Thi 7.000m2 đất nông nghiệp, do bà Thi sống ở thành phố M nên nhờ bà Phán bán và bà Thi đã nhận tiền. Do đó, phần đất này cũng không còn là tài sản của vợ chồng cụ B. Vì vậy, việc Tòa án phúc thẩm xác định giá trị 7.000m2
đất nông nghiệp mà bà Phán đã bá vẫn là di sản của vợ chồng cụ B để chia thừa kế cho bà Thi, ông Có, bà Phán là không đúng pháp luật.
3. Việc Tòa án phúc thẩm xác định diện tích đất nông nghiệp 38.889m2
do bà Phán quản lý, sử dụng là di sản thừa kế và đem chia toàn bộ cho bà Thi, bà Phán, ông Có cũng không đúng, vì thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với phần di sản của cụ C, cụ T đã hết.
2.7. Đi ̣nh hướng hoàn thiê ̣n các quy định về phân chia di sản thừa kế
2.7.1. Về khá i niê ̣m di sản thừa kế
Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dân sự từ năm 1950, kể từ khi ban hành Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 cho đến nay chưa có bất kỳ văn bản quy phạm nào quy định về khái niệm di sản thừa kế. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu cơ sở khoa học để xem xét mọi vấn đề liên quan đến di sản thừa kế.
Muốn xác định di sản thừa kế, trước hết phải nhận dạng được đặc điểm, phân loại và xác định các thành phần di sản thừa kế của người đã chết để lại... Do vậy, phải nhận dạng và hiểu được di sản thừa kế là gì? Tài sản thuộc quyền sở hữu của người này sẽ trở thành di sản khi nào? Từ những căn cứ nào mà người chết có được tài sản đó?... Khi nào và trong điều kiện nào thì tài sản của một người sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó qua đời. Đây hiện là vấn đề chưa được pháp luật dân sự hiện tại quy định. Vấn đề là khi nào thì tài sản của một người sẽ trở thành di sản thừa kế. Đây phải được xem là bước
khởi đầu của pháp luật thừa kế. Trước đây Bộ Dân luật Bắc, Bộ Dân luật Trung và Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972 đều quy định:“Tài sản thành ra di sản khi người này mệnh chung”.
Để xem xét và giải quyết các vấn đề về di sản thừa kế phải dựa trên bình diện chung nhất, thể hiện bản chất pháp lý của di sản thừa kế từ khái