Phân chia di sản là quyền sử dụng đất và nhà ở

Một phần của tài liệu Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 65)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.6.1. Phân chia di sản là quyền sử dụng đất và nhà ở

Trong những năm qua, do nhu cầu sử dụng đất không ngừng tăng lên trong khi đó quỹ đất lại không hề thay đổi, nên giá trị quyền sử dụng đất ngày càng cao, tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở trở nên ngày một gay gắt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, giải quyết những tranh chấp về phân chia di sản thừa kế mà Tòa án các cấp tiến hành, một số Tòa án đã áp dụng chưa chính xác các quy định thừa kế trong Bộ luật Dân sự. Những sai sót đó thường xảy ra trong việc xác định quan hệ thừa kế hoặc xác định di sản thừa kế không đúng đã dẫn đến việc chia di sản không hợp lý. Sau đây là những vụ việc điển hình về vấn đề trên:

Vụ án thứ nhất: Theo đơn khởi kiện ngày 26/3/2005 về việc yêu cầu

được hưởng thừa kế đối với cha mẹ để lại và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Đặng Xuân Sinh, bà Nguyễn Thị Quý trình bày như sau:

chồng cụ không có con đẻ. Năm 1955, hai vợ chồng vụ có nhận bà Đặng Thị Quý (4 tuổi, là cháu ruột cụ L) về làm con nuôi; sau đó, cụ N có quan hệ với một người phụ nữ khác và có một người con trai là ông Đặng Xuân Sinh (sinh năm 1963), cụ N đã đăng ký khai sinh cho ông Sinh mang tên người cha là Đặng Xuân N và mẹ là Nguyễn Thị L. Bản chính khai sinh này được lập năm 1967, do Ủy ban hành chính thành phố T cấp.

Vợ chồng cụ N, L đã khai hoang được một thửa đất có diện tích 574m2

và làm nhà ở tại thị trấn Vinh Thanh, huyện Đồng Hỷ, tỉnh T. Năm 1973, bà Quý lấy chồng nhưng vẫn ở chung với vợ chồng cụ N, cụ L đến năm 1976 thì bà Quý chuyển hộ khẩu theo chồng vào miền Nam sinh sống cho đến nay. Năm 1978, cụ N mất, chỉ còn một mình cụ L ở tại nhà đất nêu trên, nên cụ L có cho ông Nguyễn Văn Hòa (còn của bà Nguyễn Thị Thái, là cháu họ của cụ L) đến ở cùng để nhờ cậy khi già yếu. Năm 1996, cụ L mất không để lại di chúc, toàn bộ nhà đất nêu trên do ông Hòa quản lý, sử dụng.

Ông Nguyễn Văn Hòa (bị đơn) trình bày: Năm 1980, ông mua nhà đất của cụ L (có viết giấy tay, cụ L có điểm chỉ; có sự chứng kiến của ông Sửu hàng xóm, ông Đinh Viết Giảng là tổ trưởng tổ nhân dân và có xác nhận của công an phường X, thuộc Công an thành phố T). Ông đã nộp giấy tờ mua bán nhà (bản gốc) cho Phòng xây dựng thành phố T để xin phép xây dựng nhà và được Ủy ban nhân dân thành phố T cấp giấy phép là nhà số 203/QĐ-UB ngày 19/01/1981; ông đã làm nhà cấp 4 tại một phần thửa đất này (căn nhà hiện nay vẫn còn) và cụ L ở với ông. Do Phòng xây dựng thành phố làm mất giấy tờ mua bán nhà đất (bản gốc) của ông nên năm 1991, ông có làm đơn xin xác nhận diện tích đất mà ông đã mua của cụ L và được cụ L điểm chỉ tại đơn này (có xác nhận của ông Đinh Viết Giảng và Ủy ban nhân dân thị trấn Vinh Thanh). Năm 1991, ông chuyển nhượng cho ông Ngô Thanh Giang 100m2

đất với giá 4 lượng vàng.

Năm 1996, cụ L chết ông đã đứng ra lo tang lễ, cúng giỗ cụ L từ đó đến nay và quản lý nhà đất. Ngày 17/7/1997, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ ra quyết định số 166/QĐ-UB hợp thức hóa đất ở cho ông với diện tích 120/388m2; ngày 18/9/1997, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ ra quyết định số 142/QĐ-UB cho phép ông được xây dựng nhà cấp 3 trên phần đất thổ cư đó; do đó, ông không đồng ý yêu cầu của ông Sinh, bà Quý.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 19/2005/DS-ST ngày 24/11/2005, Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ quyết định:

1. Chấp nhận một phần đơn yêu cầu của bà Nguyễn Thị Quý và ông Đặng Xuân Sinh đòi quyền hưởng phần tài sản là nhà gắn liền với đất của cụ N, cụ L để lại.

2. Buộc ông Nguyễn Văn Hòa phải trả lại cho ông Sinh, bà Quý diện tích đất là 306,67m2

thuộc từ bản đồ số 18, thửa đất số 104, thị trấn Vinh

Thanh, huyện Đồng Hỷ, tỉnh T bao gồm: diện tích đất là 196,78m2

trên đất có một ngôi nhà cấp 4 có giá trị còn lại là 15.000.000 đồng do bà L xây dựng nên. Trên đất có 4 kiốt của ông Hòa xây dựng tạm, sẽ tháo dỡ trả lại đất cho

ông Sinh, bà Quý. Diện tích 109,89m2

hiện nay ông Hòa đã xây dựng nhà cấp 3 ở ổn định giao cho ông Hòa quản lý, sử dụng và phải thanh toán giá trị đất cho ông Sinh, bà Quý là 327.000.000 đồng.

Ngoài ra, Tòa án sơ thẩm còn quyết định về án phí.

Ngày 02/12/2005, ông Nguyễn Văn Hòa kháng cáo với lý do: Tòa án cấp sơ thẩm xác định căn nhà cấp 4 do cụ L làm là không đúng, việc xét xử không đảm bảo quyền lợi của ông.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 100/2006/DS-PT ngày 21/10/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh T quyết định:

Sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm số 19/2005/DS-ST ngày 24/11/2005, Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ, tỉnh T. Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Nguyễn Thị Quý và ông Đặng Xuân Sinh đòi quyền hưởng phần tài sản là di sản của cụ N, cụ L để lại.

2. Buộc ông Nguyễn Văn Hòa phải trả cho ông Sinh, bà Quý diện tích

đất 196,78m2

tại tờ bản đồ số 18, thửa đất số 14, thị trấn Vinh Thanh, huyện Đồng Hỷ, tỉnh T có trị giá 590.390.000 đồng, trên đất có ngôi nhà cấp 4 trí giá 15.000.000 đồng. Ông Hòa có trách nhiệm tháo dỡ 4 kiốt để trả lại đất cho ông Sinh, bà Quý.

Ông Hòa quản lý, sử dụng 109,89m2

trị giá 327.000.000 đồng trên ngôi

nhà cấp 3 của ông Hòa và 100m2

đất đã bán cho ông Giang.

3. Các đương sự có trách nhiệm làm các thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, Tòa án sơ thẩm còn quyết định về án phí.

Qua nghiên cứu bản án dân sự sơ thẩm số 19/2005/DS-ST ngày 24/11/2005, Tòa án nhân dân huyện Đồng Hỷ, bản án dân sự phúc thẩm số 100/2006/DS-PT ngày 21/10/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh T, tôi không đồng ý với hai bản án trên, vì:

Việc xác định quan hệ mối quan hệ thừa kế giữa giữa ông Nguyễn Xuân Sinh và cụ N, cụ L: Theo Giấy khai sinh do ông Sinh xuất trình, thì ông Đặng Xuân Sinh sinh ngày 13/3/1959, họ tên cha là Đặng Xuân N, mẹ là Nguyễn Thị L; ông Sinh sinh năm 1959, nhưng đến năm 1962 mới được khai sinh và đến năm 1967, Ủy ban hành chính thành phố T mới xác nhận (chữ ký của đại diện chính quyền, đóng dấu tại giấy khai sinh vào phần của người khai). Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm không yêu cầu ông Sinh cung cấp chứng cứ chứng minh tính xác thực của giấy khai sinh; chưa xem xét việc giám định chữ ký của cụ N cùng với con dấu đã đóng tại giấy khai sinh và chưa yêu cầu ông Sinh xuất trình tài liệu chứng minh thân tộc cụ N, cụ L xác định ông Sinh là con đẻ cụ N và được cụ L coi như con, mà đã xác định ông Sinh là con đẻ

cụ N và được cụ L coi như con đẻ để được hưởng di sản thừa kế của hai cụ là chưa đủ căn cứ.

Vụ án thứ thứ hai: Vợ chồng cụ Nguyễn Thị S (chết năm 2003) và cụ

Nguyễn Văn T (chết năm 2004) kết hôn năm 1951 và có 5 người con chung là các ông Nguyễn Văn Đức, ông Nguyễn Văn Sơn, ông Nguyễn Văn Nhật, bà Nguyễn Thị Thu và bà Nguyễn Thị Cúc. Trước khi kết hôn với cụ S thì cụ T có một người con riêng là ông Nguyễn Văn Nhân (chết năm 2000, có vợ là bà Trương Thị Hiên và các con là anh Nguyễn Thế Trường, anh Nguyễn Thế Tín, anh Nguyễn Thế Tấn và chị Nguyễn Thủy Tiên); cụ S cũng có 01 người con riêng là bà Nguyễn Thị Chúc (chết năm 2001, có chồng là ông Trần Văn Hưu và các con là anh Trần Thế Thọ, anh Trần Thế Nhiễn và chị Trần Thị Lài).

Sinh thời, cụ T, cụ S có nhà, đất tại thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu; đất ruộng tại xã An Thạnh, huyện Gò Dầu; khoảng 1.500m2

đất tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng và một số máy móc như máy cày, máy tiện, máy tuốc lúa. Khi còn sống, các cụ đã chia tài sản cho 5 người con như sau:

1. Bà Nguyễn Thị Cúc được chia 3 ha đất ruộng và đất cất nhà tại xã An Thạnh, một cái nhà lợp ngói và một số động sản.

2. Ông Nguyễn Văn Nhật được chia 4,5 ha đất ruộng tại xã An Thạnh; một nhà tranh nằm trên lô đất có kích thước ngang 5m, dài 42m thị trấn Gò Dầu.

3. Ông Nguyễn Văn Đức được chia một số vật liệu để làm nhà và được cho 2.2 ha đất ruộng tại xã An Thạnh.

4. Bà Nguyễn Thị Thu được chia 10.246m2

đất ruộng và được cho 10 chỉ vàng khi nhà (năm 1980) tại xã Tân Xuân, huyện Gò Dầu.

5. Ông Sơn được chia 3 ha đất ruộng tại xã An Thạnh và một số máy cày, máy tiện ...

Ngoài ra, hai cụ còn cho các con một số tài sản khác.

Khi các cụ chết, không để lại di chúc, tài sản để lại chưa chia (do ông Sơn đang quản lý, sử dụng) bao gồm:

- 5 căn nhà (gồm nhà thờ, nhà dưới, nhà tạm, nhà kho, nhà xưởng) trên diện tích đất khoảng 1.272m2

tại ô 2/1A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh N (năm 1990 cụ T đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, với diện tích nhà là 315m2

).

- Khoảng 1.500m2 đất tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng (diện tích đất này chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

- Số tiền 95.000.000 đồng do nhà nước bồi thường khi lấy một phần để mở đường.

Ngoài ra, hai cụ còn một số tài sản khác.

Do cụ T, cụ S chết không để lại di chúc nên năm 2005, ông Nguyễn Văn Đức, bà Nguyễn Thị Thu yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với nhà đất tại ô 2/1A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh N; 95.000.000 đồng do Nhà nước bồi thường khi lấy một phần để mở đường (không yêu cầu chia diện tích đất ở huyện Trảng Bàng).

Ông Nguyễn Văn Sơn (bị đơn) trình bày: tài sản của cụ T, cụ S có nhà đất tại ô 2/1A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh N với diện tích 1.272m2

; khoảng 1.500m2

đất tại huyện Trảng Bàng, 95.000.000 đồng do nhà nước bồi thường khi lấy một phần để mở đường; khoảng 11 ha đất ruộng và tài sản, máy móc khác.

Các anh, chị em trong gia đình đã có gia đình riêng từ lâu. Khi còn sống, cụ T, cụ S đã chia ruộng tại xã An Thạnh và 01 căn nhà lợp thiếc; ông Nhật được chia đất thổ cư rộng 5m, dài 50m để cất nhà và 01 ha ruộng; ông Đức được chia 2.2ha đất ruộng tại xã An Thạnh, cùng với một số vật liệu làm nhà và một số máy móc để sản xuất nông nghiệp; bà Thu được chia 2.2ha đất ruộng cùng một số vàng để mua đát làm nhà; ông được chia 3ha đất ruộng tại xã An Thạnh. Riêng phần nhà thờ, đất tại ô 2/1A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, thì cụ T, cụ S đã cho vợ chồng ông để tạo lập cuộc sống, phụng dưỡng

khi các cụ ốm đau, già yếu và tang lễ, thờ cúng khi các cụ chết. Các cụ phân chia tài sản tuy không lập giấy tờ, nhưng có nhiều người trong thân tộc biết.

Các anh, chị, em trong gia đình đã nhận phần tài sản được bố mẹ chia và ở ổn định tại nơi khác, nên ông không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của nguyên đơn; chỉ đồng ý chia 1.500m2

đất tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (là vợ, con ông Nguyễn Văn Nhân; chồng, con bà Nguyễn Thị Chúc) trình bày như sau:

Bà Trương Thị Hiên và các con thống nhất với yêu cầu của nguyên đơn xin chia tài sản thừa kế của các cụ để lại. Bà Hiên trình bày bổ sung là nếu được chia thừa kế, thì bà cho bà Thu phần thừa kế mà bà được hưởng; phần thừa kế của các con bà thì yêu cầu giải quyết theo pháp luật. Đối với phần đất có chiều ngang 7m, dài 10m (phía sau nhà của bà và nhà ô 2/1A nêu trên) do vợ chồng bà mua của con ông Phủ Đẩu năm 1967; đến năm 1969 thì cụ T cất nhà là lò rèn trên phần đất này để bố con dùng chung (lò rèn vẫn tồn tại do ông Sơn quản lý); nếu chia thừa kế thì phải trả lại diện tích cho gia đình bà.

Các con bà Hiên (do anh Trường đại diện) có yêu cầu bổ sung là chia thừa kế cả phần đất khoảng 1.500m2

tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng.

Ông Trần Văn Hưu (chồng bà Chúc) thừa nhận là khi hai cụ còn sống đã chia ruộng đất cho các con, trong đó có bà Chúc được chia 2,8 ha; nay các thừa kế tranh chấp tài sản, nếu ông được chia thì phần thừa kế của ông để lại cho ông Sơn để lo cúng giỗ.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 30/2005/DS-ST ngày 30/9/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh N quyết định:

1. Bác yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Nguyễn Văn Đức, bà Nguyễn Thị Thu và những người có liên quan.

2. Ông Nguyễn Văn Sơn được quyền sở hữu và sử dụng toàn bộ diện tích nhà đất và đồ dùng trong nhà ông đang quản lý gồm:

- 1272m2 đất thổ cư, trên đất cất nhà diện tích 315m2 (gồm nhà thờ, nhà dưới, nhà tạm, nhà kho).

- 3 tủ gỗ, 1 két sắt.

- 2 bộ ván gỗ, 1 bộ ván nhôm, 2 bộ lư đồng

- 95.000.000 đồng tiền nhà nước bồi thường do mở rộng đường Tổng cộng giá trị là 651.673.000 đồng

3. Tách phần đất có diện tích 1.500m2

tọa lạc tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng ra giải quyết ở vụ việc khác khi có kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao về thẩm quyền và đương sự có yêu cầu.

Ngoài ra, Tòa án sơ thẩm còn quyết định về án phí.

Ngày 06/10/2005, ông Nguyễn Văn Đức, bà Nguyễn Thị Thu có đơn kháng cáo cho rằng việc Tòa án sơ thẩm bác yêu cầu xin chia di sản thừa kế của ông, bà đối với nhà đất tại ô 2/1A thị trấn Gò Dầu là không đúng.

Ngày 11/10/2005, bà Trương Thị Hiên cùng 4 người con có đơn kháng cáo cho rằng việc Tòa án sơ thẩm đã bác đơn yêu cầu chia thừa kế của mẹ con bà và nhập 100m2

đất của gia đình bà (trong tổng diện tích đất 375m2 được Ủy ban nhân dân huyện Gò Dầu cấp cho bà năm 1990) vào di sản của cụ T, cụ S để giải quyết thừa kế là không đúng.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 242/2006/DS-PT ngày 08/7/2006 của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố M quyết định: Giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Qua nghiên cứu nội dung bản án dân sự sơ thẩm số 30/2005/DS-ST ngày 30/9/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh N; bản án dân sự phúc thẩm số 242/2006/DS-PT ngày 08/7/2006 của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố M và các tài liệu, lời khai của các bên. Tôi không thống nhất các quyết định của bản án dân sự sơ thẩm và dân sự phúc thẩm vì:

1. Khối tài sản là nhà, đất tại ô 2/1A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu,

Một phần của tài liệu Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)