Theo quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 32)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.4.3. Theo quy định của pháp luật

Các quy định của pháp luật cũng là căn cứ để tiến hành việc phân chia di sản thừa kế, làm phát sinh quyền sở hữu của người có quyền hưởng thừa kế. Vì thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật đều là hai phương thức dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người sống và theo các trình tự do pháp luật quy định, phải dựa vào các quy định của pháp luật thì mới xác định được là phân chia di sản theo di chúc hay theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định [12.Tr 340].

Khác với việc phân chia di sản theo ý chí của người lập di chúc, người được hưởng thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Việc chia thừa kế theo pháp luật đặt ra khi người chết để lại di sản mà không lập di chúc hoặc có nhưng di chúc không có hiệu lực pháp luật, người thừa kế từ chối nhận di sản,… đối với thừa kế theo pháp luật những người ở cùng một hàng thừa kế thì được hưởng các phần di sản công bằng, ngang nhau, không phân biệt giới tính, độ tuổi, có năng lực hành vi dân sự hay không có năng lực hành vi dân sự. Do vậy, pháp luật về thừa kế của Việt Nam hiện nay quy định về việc thừa kế đối với người hưởng di sản thừa kế đã thành thai và người có quyền hưởng di sản nhưng từ chối quyền hưởng.

Các Bộ dân luật của nước ta trước đây, Bộ Dân luật Bắc kỳ (Điều 313), Bộ Dân luật Trung kỳ (Điều 305) và Bộ Dân luật Sài Gòn (Điều 501) đều quy định cho thai nhi đã có khi mở thừa kế và sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế thì có quyền hưởng di sản. Pháp luật nước ta hiện hành cũng công nhận thai nhi được bảo lưu quyền thừa kế khi sinh ra còn sống. Theo Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở

thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết...”. Như vậy,

cho dù chưa chưa được sinh ra, là một con người, một công dân nhưng thai nhi vẫn có quyền hưởng thừa kế bình thường như những người thừa khác. Để được hưởng thừa kế bắt buộc thai nhi phải thành thai vào thời điểm mở thừa kế hoặc trước thời điểm đó và sinh ra còn sống. Nếu không đủ hai điều kiện này thì đương nhiên không được hưởng thừa kế.

Việc xem xét con sinh ra có phải là con của người bố đã chết để lại di sản hay không cần xem xét vào thời gian tồn tại của thai nhi kể từ thời điểm mở thừa kế đế khi được sinh ra. Nếu không chứng minh được đứa trẻ sau khi sinh ra không phải là con của người đã chết thì đứa trẻ đó vẫn được hưởng thừa kế. Vì theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng...”

Về điều kiện mà pháp luật đưa ra: “sinh ra và còn sống sau thời điểm

mở thừa kế”, xung quanh vấn đề này hiện nay còn tồn tại khá nhiều ý kiến.

Có ý kiến cho rằng chỉ cần không chết trong bụng mẹ và được sinh ra sống trong khoảng thời gian nhất định thì vẫn được hưởng thừa kế. Ý kiến khác cho rằng sau khi được sinh ra để chứng minh là còn sống phải có các căn cứ pháp lý mới được hưởng thừa kế với tư cách là một cá nhân, công dân thực thụ. Nhưng trên thực tế không phải đưa trẻ nào sinh ra cũng được làm giấy

khai sinh luôn, vì nhiều lý do chẳng hạn như hạn chế về mặt hiểu biết của người dân ở những vùng sâu, vùng xa...

Theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về quản lý và đăng kí hộ tịch: “Trẻ em sinh ra sống đước 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng kí khai sinh và đăng kí khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh, khai tử, thì cán bộ tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng kí khai sinh và Sổ đăng kí khai tử.

Trong cột ghi chú Sổ đăng kí khai tử phải ghi rõ “Trẻ chết sơ sinh”. Như vậy,

theo quy định này thì trẻ em sinh ra mà chưa sống được trong vòng 24 giờ thì không cần phải đăng kí khai sinh và khai tử, vì thế cũng có thể hiểu rằng nó không được hưởng quyền thừa kế. Để tránh tình trạng Tòa án các cấp giải quyết không thống nhất các vụ việc liên quan đề này, pháp luật cần quy định cụ thể hơn về quyền hưởng di sản của thai nhi.

Theo khoản 1 Điều 685 thì: “Khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng, để nếu người thừa kế đó

còn sống khi sinh ra, được hưởng...”. Trong trường hợp bào thai đó trước khi

sinh ra chỉ xác định là một người nhưng khi sinh ra thì lại là trẻ sinh đôi, sinh ba... thì suất thừa kế để dành cho bào thai đó để được chia đều cho những đứa trẻ được sinh ra là anh chị em của nhau.

- Đối với trường hợp người có quyền hưởng di sản nhưng từ chối quyền hưởng

Pháp luật thừa kế của nước ta quy định người thừa kế có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản nếu sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế được quy định trong điều luật nêu trên quy định thời hạn có hiệu lực của sự khước từ, hình thức và

thủ tục khước từ quyền hưởng di sản và trường hợp không có quyền từ chối quyền hưởng di sản. Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể hiện ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thì việc thể hiện ý chí của người đó có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

- Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc

- Từ chối cả quyền hưởng thừa kế theo di chúc và quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

Theo tinh thần của điều luật này, thì việc từ chối nhận di sản được coi là một quyền năng của người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên việc thực hiện quyền năng này chỉ được pháp luật chấp nhận trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế; nếu quá thời hạn kể trên, người được hưởng di sản mới bày tỏ ý kiến về việc từ chối nhận di sản thì việc từ chối đó không được pháp luật chấp nhận và người đó buộc phải chấp nhận việc hưởng quyền năng của mình đó là “quyền hưởng thừa kế di sản”.

Trong thực tế, rất ít trường hợp người nhận di sản thực hiện việc từ chối nhận di sản trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế. Trong không ít trường hợp, sau khi người để lại di sản chết hàng vài năm, việc phân chia di sản mới được đặt ra. Khi đó, tranh chấp về thừa kế mới nảy sinh, các bên đương sự đưa nhau ra tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhiều người trong số

các đương sự này vì không muốn tham gia vào vụ tranh chấp hoặc vì các lý do khác đã không muốn nhận di sản thừa kế và lúc này họ mới có ý định từ chối nhận di sản. Những người này làm đơn xin Tòa án cho phép họ từ chối nhận di sản. Nếu Tòa án chấp nhận thì sẽ vi phạm quy định về thời hạn từ chối di sản theo Điều 642 Bộ luật dân sự. Nếu Tòa án không cho họ thực hiện quyền năng này, rõ ràng ý chí định đoạt quyền năng của họ đã không được đảm bảo.

Phải khẳng định rằng, quyền thừa kế đối với một khối di sản nhất định về bản chất cũng là một quyền tài sản. Người có quyền năng này cũng chính là chủ sở hữu của khối tài sản đó. Theo Điều 195 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận pháp lý của tài sản thuộc sở hữu của mình, tức là có quyền chuyển nhượng, tặng cho hoặc thậm chí từ bỏ quyền sở hữu của mình. Như vậy, việc cho phép người được hưởng di sản thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế là hoàn toàn hợp lý. Việc thực hiện quyền năng này ngoài thời hạn 06 tháng (nếu không phải để trốn tránh một nghĩa vụ tài sản) thì hoàn toàn không “gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp

pháp của người khác”.

1.5. Khái lược quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế

Pháp luật thừa kế nói chung và quy định về phân chia di sản thừa kế nói riêng ở nước ta từ năm 1945 đến nay đã có một lịch sử hình thành, phát triển và có những đặc thù riêng của nó. Trải qua những giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các văn bản pháp luật về thừa kế và các văn bản hướng dẫn giải quyết những tranh chấp về thừa kế ở nước ta từ năm 1945 đến nay đã được ban hành để điều chỉnh quan hệ pháp luật về thừa kế.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến. Hệ thống pháp luật trong giai đoạn này chỉ là công cụ của thực dân Pháp nhằm thực hiện triệt để chính sách khai thác thuộc địa. Bản chất của chế độ nô dịch thuộc địa được bộc lộ công khai không những trong những chính sách cai trị của thực dân Pháp, mà cả trong các quy phạm pháp luật. Do đó pháp luật dân sự ở Việt Nam ra đời trong giai đoạn này cũng chứa đựng bản chất thực dân - phong kiến khá rõ nét; đặc biệt trong Bộ dân luật giản yếu 1883, Dân luật Bắc kỳ năm 1931, Dân luật Trung Kỳ năm 1936. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ của ý thức hệ phong kiến vẫn được bảo tồn trong quan hệ xã hội, trong quan hệ gia đình và cả trong các điều khoản pháp luật. Trong lĩnh vực thừa kế di sản, do coi trọng quan hệ huyết thống, pháp luật thừa kế thời kỳ này đã chú ý đến quyền bình đẳng của các con trong việc hưởng di sản thừa kế của bố, mẹ…

- Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày có Pháp lệnh thừa kế

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời vào ngày 02/9/1945, là Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Song song với củng cố chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc củng cố và phát triển nền kinh tế, hệ thống pháp luật của chế độ mới cũng được hình thành và phát triển, trong đó chế định thừa kế cũng được coi trọng.

Sắc lệnh ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng luật lệ của chế độ cũ, trong đó có những quy định về quyền thừa kế, ngoại trừ những điều khoản trái với nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đặc biệt, Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật để thi hành cho đến khi ban hành những bộ luật mới cho toàn cõi Việt Nam. Sắc lệnh số 97-SL đã quy định những nguyên tắc cơ

bản được coi là nền tảng của pháp luật dân sự nói chung và của pháp luật thừa kế nói riêng trong suốt cả một thời gian dài cho đến khi có văn bản pháp luật chính thức (Pháp lệnh thừa kế).

Để hướng dẫn Tòa án các cấp thống nhất trong việc giải quyết những tranh chấp về thừa kế trong giai đoạn này, căn cứ Hiến pháp năm 1946 và tinh thần của Sắc lệnh số 97-SL, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1742-BNC ngày 18/9/1956. Tuy nhiên, do xã hội có nhiều thay đổi và yêu cầu của thực tiễn xét xử vì lúc đó chúng ta chưa có pháp luật dân sự hoàn thiện, Tòa án nhân dân tối cao đã có Thông tư số 594-NCPL ngày 27/8/1968 hướng dẫn đường lối giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản, theo đó: Quyền thừa kế các con của người chết không phân biệt giới tính, trẻ già, có năng lực hành vi hay không có năng lực hành vi dân sự đều được hưởng phần di sản ngang nhau…

Hiến pháp năm 1980 được ban hành quy định sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ở mức độ triệt để hơn so với Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959. Khác hẳn với các quy định của pháp luật trước đó, Hiến pháp năm 1980, cá nhân không còn quyền sở hữu đối với đất đai. Vì vậy, trong di sản thừa kế của công dân Việt Nam trong giai đoạn này không còn tài sản là đất đai nữa.

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 1980, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7/1981 (gọi tắt là Thông tư số 81) hướng dẫn đường lối giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản. Ngoài các quy định chung về thừa kế, phần quy định về phân chia di sản thừa kế, Thông tư 81 quy định khá cụ thể như: trước khi phân chia di sản, cần xác định chính xác phạm vi khối di sản của người chết để lại, thanh toán khối tài sản chung giữa người chết với người khác, thanh toán các khoản nghĩa vụ của người chết. Khi chia di sản, phải căn cứ vào tính chất và công dụng của từng loại tài sản và nhu cầu thực tế khác nhau về sản xuất, công tác và sinh hoạt của mỗi người thừa kế mà phân chia cho họ... Có thể nói rằng, quy định về phân chia di

sản thừa kế trong Thông tư 81 đã tinh thần đoàn kết, nhường nhịn và tương trợ lẫn nhau của các đồng thừa kế; đồng thời, cũng đề cao việc hòa giải để các đương sự tự thỏa thuận với nhau một cách hợp lý, hợp tình để quản lý và giữ gìn di sản của người chết để lại, di sản chỉ được tiến hành khi xét thấy không còn khả năng hòa giải thành.

- Giai đoạn từ khi Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được ban hành đến ngày Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành

Trong giai đoạn từ 1990 - 1996, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội ở nước ta, quyền dân sự cũng được củng cố và phát triển phù hợp. Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 được ban hành là một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao đầu tiên quy định khá đầy đủ về thừa kế ở nước ta kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi có Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ

Một phần của tài liệu Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)