Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo di chúc

Một phần của tài liệu Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 43)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo di chúc

Giống như các chế định khác trong pháp luật dân sự, chế định quyền thừa kế được ghi nhận và chịu sự điều chỉnh bởi các nguyên tắc chung của Luật Dân sự. Nhưng đây là một chế định điều chỉnh một quan hệ mang nhiều tính đặc thù trong xã hội, bị chi phối do yếu tố tình cảm, phong tục, tập quán

nên có những nguyên tắc riêng để điểu chỉnh làm cơ sở, định hướng cho những quy phạm pháp luật về thừa kế phải tuân theo. Phân chia di sản là một phần trong chế định thừa kế nên các nguyên tắc đó cũng được áp dụng cho các phương thức phân chia di sản, nói cách khác chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bên cạnh đó việc phân chia di sản vẫn có những nguyên tắc riêng. Tìm hiểu các nguyên tắc này là rất cần thiết bởi phân chia di sản thừa kế đóng vai trò quan trọng trong pháp luật thừa kế và trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp trong phân chia di sản thừa kế. Các nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo di chúc gồm:

- Tôn trọng ý chí của người lập di chúc

Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt là ba quyền năng của một cá nhân đối với tài sản. Để lại di sản thừa kế là một trong những cách thức định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Nhà nước ta luôn tôn trọng ý chí của người lập di chúc, các quyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự năm 2005. Nhà nước chỉ hạn chế ý chí của người lập di chúc trong một số trường hợp nhất định. Nếu di chúc không vi phạm các điều cấm của pháp luật thì việc phân chia di sản sẽ theo di chúc của người chết. Việc này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những người đã khuất thể hiện trách nhiệm đối với người đã khuất, thực hiện theo đúng di nguyện của họ để họ yên tâm nhắm mắt. Mặt khác, đây là một truyền thống lâu đời của nhân dân ta đồng thời qua đó khuyến khích những người còn sống cũng cố gắng tạo ra nhiều của cải vật chất không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn vì những người mình yêu thương.

- Tôn trọng sự thỏa thuận của những người thừa kế

Thỏa thuận có một ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ thừa kế. Việc phân chia di sản diễn ra như thế nào, có được thuận lợi hay không phụ thuộc rất lớn vào ý chí của những người thừa kế. Tòa án chỉ tham gia giải quyết trong trường hợp tranh chấp xảy ra khi những người thừa kế đã thỏa thuận

bàn bạc với nhau nhưng không đạt đến kết quả thống nhất. Pháp luật quy định: “Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn

bản”. Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2005 ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện

cam kết, thỏa thuận. Tôn trọng sự thỏa thuận của những người thừa kế là việc cụ thể hóa của nguyên tắc này.

- Việc phân chia phải đảm bảo tình đoàn kết trong gia đình

Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự 2005. Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Như chúng ta đã biết thừa kế là quan hệ bị chi phối bởi nhiều yếu tố tình cảm, tập quán, tục lệ, truyền thống vì vậy việc phân chia di sản như thế nào để đảm bảo tình đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, bảo đảm tính nhân văn của thừa kế hết sức có ý nghĩa. Bám sát nguyên tắc này giúp cho việc giải quyết phân chia di sản thừa kế thêm hợp tình, hợp lý.

Nhiều trường hợp trong gia đình đã xảy ra tranh chấp xô xát giữa các anh, chị, em khi phân chia di sản của cha mẹ để lại; các cháu, chắt khi phân di sản của ông, bà để lại…Điều này làm ảnh hưởng đến tình cảm của những thành viên trong gia đình; đến truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, tự phân chia di sản thừa kế giữa những người thừa kế là cách tốt nhất để đảm bảo tinh thần đoàn kết trong nội bộ trong gia đình. Trường hợp không thoả thuận được thì cần phân chia một cách bình đẳng, đảm bảo việc khai thác, sử dụng di sản, lợi ích kinh tế của những người thừa kế…Chỉ khi những người thừa kế đã thỏa thuận với nhau nhưng không đạt đến kết quả thống nhất Tòa án mới tham gia giải quyết. Trên thực tế để giải quyết vấn đề này là hết

sức khó khăn với những người làm công tác chuyên môn; họ luôn phải theo sát những nguyên tắc nền tảng để vừa đảm bảo cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được bền vững lại vừa đảm bảo cho việc thực hiện phân chia di sản theo ý chí của người đã khuất.

Một phần của tài liệu Phân chia di sản thừa kế theo quy định Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)