5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Theo sự thoả thuận của tất cả những người thừa kế
Thừa kế là quan hệ giữa những người trong gia đình với nhau (ông bà, bố mẹ, con cái...), giữa những người thân quen nên việc phân chia di sản thừa kế phải dựa trên tính tự nguyện thỏa thuận, đoàn kết của những người được
hưởng thừa kế, tránh gây sứt mẻ tình cảm gia đình, bạn bè. Mặt khác, Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; đây là nét đặc thù của những quan hệ dân sự. Tôn trọng quyền định đoạt thỏa thuận của các bên trong thừa kế là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản này. Tòa án chỉ tham gia giải quyết trong trường hợp những người thừa kế không tìm được tiếng nói chung. Khi những người thừa kế đã đạt được sự thỏa thuận thống nhất về cách chia thì đó có thể là căn cứ để phân chia di sản. Tuy nhiên, để đạt được thoả thuận này không phải đơn giản bởi nó liên quan đến lợi ích kinh tế giữa mỗi người mà nhiều khi vì lòng tham, sự ích kỉ họ không muốn nhường nhịn nhau để đi đến thoả thuận chung.
Khi phân chia di sản theo thỏa thuận, người thực hiện phân chia di sản có thể tham gia nhưng đây không phải là điều kiện bắt buộc. Người thực hiện phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản. Người phân chia di sản thừa kế chỉ là người thừa hành các quyết định của người lập di chúc hoặc những người hưởng thừa kế.
“Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản” (Khoản 2 Điều 681 Bộ luật Dân sự năm 2005), trong trường hợp:
“Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền
yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản...” (Khoản 1 Điều
49 Luật Công chứng năm 2006).