5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
- Ưu tiên chia cho những người ở hàng thừa kế trước
Di sản của người chết được chia cho những người thân thích, gần gũi đối với người chết. Tuy nhiên mức độ gần gũi, thân thiết của những người thân thích đó với người chết là khác nhau khiến cho việc phân chia di sản thừa kế trở nên khó khăn, phức tạp. Vấn đề này xảy ra ở rất nhiều nước trên thế giới chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam. Và phần lớn các nước đặt ra quy định về hàng thừa kế để giải quyết vấn đề này. Theo pháp luật hiện hành những người thừa kế theo pháp luật được quy định thành từng hàng (Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005). Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được coi là những người có quan hệ gần gũi nhất đối với người chết, tiếp đến là những người ở hàng thừa kế thứ hai và thứ ba. Điều này là hết sức dễ hiểu. Khi sống người ta làm ra của cải không chỉ chăm lo cho mình mà còn cho những người thân thiết như: nuôi con; nuôi cháu; chăm sóc cha, mẹ già… Tâm lý chung khi họ ra đi là muốn để lại tài sản cho những người gần gũi, yêu quý. Vì vậy, pháp luật ưu tiên chia cho những người ở hàng thừa kế trước:“Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản” (Khoản 3 Điều 676 Bộ luật
Dân sự 2005).
- Chia hết cho những người ở hàng thừa kế trước
Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng hưởng ngang nhau đối với di sản thừa
kế mà người chết để lại. Mà như đã nói ở trên khi phân chia di sản theo luật sẽ ưu tiên cho những người ở hàng thừa kế trước. Do đó, di sản sẽ được chia thành những phần bằng nhau và chia hết cho những người trong hàng thừa kế thứ nhất. Nếu khi chia thừa kế mà không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất vì đã chết trước người để lại di sản thừa kế mà không có ai thế vị hoặc có nhưng họ từ chối nhận di sản hay không có quyền hưởng di sản theo Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 hoặc bị người để lại di di sản truất quyền thừa kế thì lúc này di sản mới được chia hết cho những người thừa kế thuộc hàng thứ hai. Tương tự như vậy ở hàng thừa kế thứ hai thì di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ ba.
Nếu không có ai trong hàng thừa kế thứ ba (người này không có họ hàng thân thích, con cháu, sống lẽ loi cô độc...) thì di sản sẽ thuộc về nhà nước (Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2005).
- Chia đều bằng nhau cho những người thừa kế cùng hàng
Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa Điều 5 về nguyên tắc bình đẳng của Bộ luật Dân sự năm 2005 và thể hiện rất rõ trong Điều 52 Hiến pháp năm 1992. Đó là sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự khi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ thừa kế nói chung và phân chia di sản thừa kế nói riêng nguyên tắc này cần được đảm bảo. Những người cùng thuộc một hàng thừa kế được hưởng phần di sản như nhau (Khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005). Các con của người chết không phân biệt con trai, con gái, tuổi tác, con trong thời kì hôn nhân, con ngoài giá thú, con nuôi, con đẻ đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc hưởng tài sản chung... Đây là sự khác biệt giữa pháp luật hiện hành với pháp luật thực dân - phong kiến trước kia chỉ coi người phụ nữ là nộ lệ, phân biệt đối xử giữa các thành viên trong gia đình như: con vợ lẽ và vợ cả... Nguyên tắc này thực sự là một là một điểm tiến bộ của pháp luật hiện nay, phải
trải qua cuộc đấu tranh gian khổ mới có được. Và đây cũng là điểm khác biệt của phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật bởi phân chia di sản theo di chúc phụ thuộc ý chí và tâm lý của người lập di chúc như: cùng là các con của người đã chết nhưng có khi lại được nhận những phần không đều nhau, thậm chí có người được hưởng, người không...
- Phân chia di sản phải ưu tiên cho một số thành viên trong gia đình
Ưu tiên cho một số thành viên trong gia đình không có nghĩa là thiên vị họ hơn những người khác trong gia đình, cũng không có nghĩa là trái với nguyên tắc bình đẳng và không tôn trọng ý chí của người lập di chúc. Bởi về bản chất thừa kế mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần giúp cho những người trong gia đình thêm đoàn kết, yêu thương nhau. Khi phân chia di sản cần chú ý đến năng lực hành vi, tuổi tác, hoàn cảnh kinh tế của từng người thừa kế. Quan tâm tới những người chưa thành niên, người không có khả năng lao động, người già yếu... khi chia thừa kế để những người này có điều kiện sống tốt hơn, ít nhất là trong giai đoạn trước mắt. Đây cũng là đạo lý của người Việt Nam ta.
Về nguyên tắc trong trường hợp di chúc hợp pháp có hiệu lực thì những người thừa kế sẽ được hưởng đúng phần người lập di chúc chỉ định, sự định đoạt này được pháp luật tôn trọng. Tuy nhiên trong trường hợp người lập di chúc không cho hoặc cho hưởng phần ít hơn so với quy định của pháp luật đối những đối tượng là: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động hưởng thừa kế thì pháp luật sẽ ưu tiên cho những người này, họ được hưởng một tỷ lệ nhất định trong khối di sản người chết để lại. Xét cho cùng, đây là những người có quan hệ tình cảm gần gũi với người đã chết, có quan hệ hôn nhân, huyết thống, họ có các quyền và nghĩa vụ đối với người chết hoặc ngược lại người lập di chúc có các quyền, nghĩa vụ đối với họ như: chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ già, con nhỏ... nên điều này là hoàn toàn hợp lý.