LƯỢC SỬ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ

Một phần của tài liệu nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của thẩm định trong tố tụng dân sự (Trang 25)

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Từ tháng 09/1945 đến nay, ngay từ khi giành được độc lập, Nhà nước ta luôn chú trọng việc hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Điều đó được quy định có tính nguyên tắc thể hiện trong các Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Các quy định về Tòa án, Thẩm phán được cụ thể hóa trên cơ sở của Hiến pháp bằng các văn bản pháp luật, để đáp ứng được nhiệm vụ cụ thể của Nhà nước trong từng giai đoạn.

Trong hệ thống công chức nhà nước thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật, hơn ai hết tư cách và năng lực của Thẩm phán là sự phản ánh rõ nét bản chất của chế độ. Điều này được thể hiện thông qua những quy định về việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ Thẩm phán, đặc biệt là những quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, ở những chế độ xã hội khác nhau thì địa vị pháp lý và vai trò của Thẩm phán cũng sẽ khác nhau, nó phản ánh bản chất chính trị của chế độ trong những bối cảnh lịch sử cụ thể. Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn, chúng ta nghiên cứu các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán qua các giai đoạn phát triển sau đây.

1.4.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1959

Sau gần 100 năm dưới ách thực dân phong kiến, tháng 08/1954 dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập. Sắc lệnh đầu tiên số 33c ngày 13/09/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc thành lập Tòa án quân sự đã được ban bố, trong đó đã quy định việc xét xử phải có sự tham gia của Thẩm phán. Đầu năm 1946, văn bản pháp luật đầu tiên quy định việc tổ chức các cơ quan tư pháp là Sắc lệnh số 13/SL ngày 21/01/1946 về "Tổ chức Tòa án và các ngạch tư pháp". Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định tương đối đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán.

Theo sắc lệnh này, các Tòa án được tổ chức theo địa giới hành chính gồm ba cấp xét xử: Tòa án sơ cấp (ở các quận, huyện, châu, phủ), Tòa án đệ nhị cấp (ở cấp tỉnh), Tòa thượng thẩm. Tại sắc lệnh này Thẩm phán được chia thành hai ngạch sơ cấp và ngạch đệ nhị cấp. Thẩm phán sơ cấp làm việc ở Tòa án sơ cấp, Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở các Tòa án đệ nhị cấp và Tòa án thượng thẩm. Vị trí, vai trò của mỗi Thẩm phán ở mỗi Tòa án được xác định khác nhau thông qua nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của họ. Đó là:

Đối với tòa sơ cấp thì: "Tại phiên tòa Thẩm phán xét xử một mình" hay "Thẩm phán sơ cấp có thể ngày nào cũng xử kiện, dù là ngày chủ nhật hay ngày lễ cũng được. Lại có thể, nếu cần đến, mở phiên tòa ngoài trụ sở của Tòa án, ở các nơi cách xa Tòa án" [3, Điều 10]. Các quy định này được ban hành trong bối cảnh khi mà Tòa án sơ cấp (ở mỗi quận, phủ, huyện, châu thời kỳ đó có một Tòa án sơ cấp) chỉ có một Thẩm phán, một lục sư hay nhiều thư ký giúp việc [3, Điều 9].

Đối với Tòa đệ nhị cấp (được tổ chức ở mỗi tỉnh và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn), "về dân sự và thương sự, Chánh án xử một mình" [3, Điều 17].

Đối với tòa thượng thẩm (ở mỗi kỳ có hai tòa) làm nhiệm vụ "… Phúc lại các án tiểu hình và đại hình" [3, Điều 38]. "Khi xử các việc hình, về các vấn đề liên quan đến … việc hộ và thương mại ông Chánh án và hai hội thẩm quyết nghị lấy, các phụ thẩm nhân dân không tham dự" [3, Điều 43].

Tuy chức năng và thẩm quyền của các Thẩm phán có khác nhau phụ thuộc vào cơ quan Tòa án mà Thẩm phán làm việc, nhưng dưới góc độ tổ chức đều giống nhau về quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Theo Sắc lệnh số 13/SL Thẩm phán có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Độc lập xét xử, các vị Thẩm phán chỉ trọng pháp luật và công lý, các cơ quan khác không được can thiệp vào việc tư pháp (Điều 47).

- Chế độ lương bổng được ấn định do Bộ trưởng tư pháp (Điều 79). - Không được lấy cớ gì (ngoài trường hợp cáo tị và hồi tị) để từ chối xét xử (Điều 80).

- Phải xét xử theo pháp luật, các Thẩm phán không thể tự đặt ra các luật lệ mà xử đoán (Điều 81).

- Các Thẩm phán không thể bào chữa các việc bằng miệng hay bằng viết nếu không phải việc của mình, kể cả mối quan hệ vợ con, họ hàng thân thích để bảo đảm tính khách quan của pháp luật (Điều 82).

- Phải làm đầy đủ các bổn phận dự đều các phiên tòa, xét xử nhanh chóng, công minh, phải có đức tính thanh liêm (Điều 83).

- Phải cư xử đúng mực và tự trọng (Điều 84).

- Tôn trọng Chính phủ và tôn trọng chính thể dân chủ cộng hòa (Điều 85). - Tuyên thệ khi nhận chức (Điều 90).

Các quy định này cho thấy, hoạt động xét xử của Thẩm phán có vị trí vô cùng quan trọng. Đó chính là vai trò nhân danh nhà nước thực hiện quyền tư pháp. Sắc lệnh số 13/SL là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán, vị trí, vai trò của Thẩm phán trong TTDS được xác định với nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu là xét xử các vụ án Dân sự và Thương sự (trùng với nhiệm vụ của Tòa án) và nhiệm vụ, quyền hạn ra các quyết định khác để giải quyết các vụ án cụ thể (độc lập với nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án).

Ngày 17/04/1946, Sắc lệnh 51/SL về "Tổ chức của Tòa án" được ban hành đã hoàn thiện một bước về thẩm quyền của các cấp Tòa án trong từng lĩnh vực hình sự, dân sự và thương sự. Dưới góc độ tố tụng, vị trí, vai trò của Thẩm phán trong lĩnh vực TTDS đã được xác định tương đối cụ thể thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của họ. Cụ thể:

+ Thẩm phán tòa sơ cấp có quyền:

Chung thẩm những vụ kiện có giá trị không quá 150đ (Điều 6).

Sơ thẩm những vụ kiện có giá trị trên 150đ nhưng dưới 450đ (Điều 6). Hòa giải giữa hai bên đương sự … Biên bản hòa giải có hiệu lực công chứng thư (Điều 9).

Những vụ kiện dân sự và thương sự thuộc về thẩm quyền của tòa đệ nhị cấp đều phải giao trước về cho ông Thẩm phán tòa sơ cấp thử hòa giải (Điều 12).

Ngoài ra, ông Thẩm phán sơ cấp có thêm nhiệm vụ kiêm phụ trách tư pháp cảnh sát trong nội hạt mình dưới quyền chỉ huy của ông biện lý (Điều 15).

+ Ở Tòa án đệ nhị cấp Điều 11 quy định về dân sự và thương sự Thẩm phán có quyền:

Chung thẩm những án phạt bạc từ 0,5 đến 9 đồng, những án bồi thường từ 150đ trở xuống.

Sơ thẩm những án phạt giam từ 1 đến 5 ngày những án xử bồi thường không quá 150đ.

+ Tòa thượng thẩm có quyền xử: "Những việc kháng cáo án sơ thẩm của các Tòa án đệ nhị cấp…" (Điều 13).

So với sắc lệnh 13 ngày 24/01/1946 nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán và sự phân định quyền hạn giữa Chánh án và Thẩm phán ở Tòa đệ nhị cấp trong Sắc lệnh 51.SL ngày 17/04/1946 được xác định cụ thể, rõ ràng hơn. Đây là một bước tiến đáng kể, khẳng định vị trí, vai trò của Thẩm phán trước đòi hỏi của thực tiễn xét xử. Song song với quyền của các Thẩm phán thì nghĩa vụ mà họ được giao cũng nặng nề và cụ thể hơn về tố tụng như: Thẩm phán sơ cấp kiêm phụ trách tư pháp cảnh sát trong địa hạt mình, có nhiệm vụ thi hành các mệnh lệnh của ông Biện lý và các Tòa án khác ủy thác cho (Điều 15)…

Ngày 09/11/1946 bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua, đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của Thẩm phán không những về mặt tổ chức mà còn cả về quyền và nghĩa vụ của họ trong công tác xét xử. Hiến pháp nêu rõ: "Các nhân viên Thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm" [37, Điều 64] hay "trong xét xử Thẩm phán phải độc lập" [37, Điều 69].

Sau đó, do cả nước bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, việc liên hệ giữa các Tòa án có thể bị gián đoạn nên Điều 8 sắc lệnh số 185/SL ngày 26/05/1948 ấn định Thẩm quyền của Tòa án sơ cấp và đệ nhị cấp cho phép "… về dân sự Thẩm phán sơ cấp có thẩm quyền ra mệnh lệnh áp dụng các biện pháp bảo thủ cần thiết, không có giới hạn nào" trong điều kiện giao thông bị gián đoạn.

Cho đến năm 1950, theo Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/05/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, ngoài việc đổi tên Tòa sơ cấp thành TAND huyện, Tòa đệ nhị cấp thành TAND tỉnh và Hội đồng phúc án gọi là Tòa phúc thẩm, đáng chú ý hơn cả là Thẩm phán huyện còn được giao thêm nhiệm vụ "Chấp hành các án hình về khoản bồi thường hay bồi hoàn của các án hộ mà chính Tòa án huyện hoặc Tòa án trên đã tuyên" dưới sự kiểm soát của ông Biện lý (Điều 19).

Tiếp đó tại Hội nghị cán bộ tư pháp toàn quốc lần thứ 7 họp tháng 04/1951 đã kiểm thảo việc thực hiện chế định HTND và thông qua đề án quy định lề lối làm việc của Thẩm phán và HTND trong TAND. Bộ tư pháp đã thông qua thông tư số 2P-4 ngày 05/02/1952 sửa đổi bộ phận chế định HTND và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của HTND các cấp. Trong thông tư này khẳng định Thẩm phán là công chức, cùng với HTND lập thành một khối là TAND. Thẩm phán là người chuyên trách thường xuyên ở Tòa án, gánh vác các nhiệm vụ theo dõi và nhìn bao quát mọi hoạt động từ công việc tổ chức, điều khiển, văn phòng cho đến công việc chuẩn bị cho việc xét xử và

hòa giải… Cả Thẩm phán và HTND cùng chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ và trước nhân dân về kết quả hoạt động của Tòa án… và mỗi người phải chịu trách nhiệm tùy theo nhiệm vụ của mình.

Có thể nói, giai đoạn 1945 - 1950, Nhà nước ta đang từng bước xây dựng và củng cố một nền tư pháp tiến bộ, trong đó có sự phát triển vượt bậc của ngành Tòa án. Dù chưa đầy đủ nhưng những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai đoạn này đã khẳng định vị trí, vai trò của Thẩm phán, nó không những đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử lúc đó mà còn đặt nền móng cho việc hoàn thiện các quy định nói trên ở các văn bản pháp luật sau này.

1.4.2. Giai đoạn từ 1960 đến 1989

Ngày 31/12/1959 sau khi ban hành Hiến pháp, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thông qua Luật Tổ chức TAND ngày 14/07/1960 và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức TANDTC và tổ chức của các TAND địa phương ngày 23/03/1961. Các văn bản pháp luật này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của ngành tư pháp nói chung và pháp luật TTDS nói riêng. Theo quy định tại các văn bản pháp luật quan trọng này, hệ thống TAND có một số thay đổi, Viện công tố được tách khỏi Tòa án và hệ thống Tòa án bao gồm: TANDTC, các TAND địa phương và các Tòa án quân sự.

Trong điều kiện của công cuộc cải tạo XHCN, xây dựng CNXH ở miền Nam; TAND giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, bảo vệ trật tự xã hội, tài sản công cộng và quyền lợi hợp pháp của nhân dân… Thông qua hoạt động của mình các Thẩm phán của các Tòa án giáo dục công dân trung thành với tổ quốc với chế độ dân chủ nhân dân, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác… Đó là nghĩa vụ nặng nề và khó khăn cho nên nghĩa vụ, quyền hạn của Tòa án phải do những cán bộ (Thẩm phán) được sự tín nhiệm của nhân dân, có đủ năng lực và chịu trách

nhiệm trước nhân dân thực hiện. Vì vậy, Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức TAND năm 1960 đã quy định "Các Tòa án nhân dân thực hành chế độ Thẩm phán bầu theo quy định của pháp luật"; "khi xét xử, Tòa án nhân dân có quyền độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật" [28].

Theo quy định tại Điều 99 Hiến pháp năm 1959 thì "Việc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật…" [37], có nghĩa việc xét xử của Tòa án được thực hiện bởi Thẩm phán và HTND. Trên cơ sở quy định này, Điều 12 Luật Tổ chức TAND năm 1960 có quy định nguyên tắc "Tòa án nhân dân thực hành chế độ xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Khi sơ thẩm Tòa án nhân dân gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân..." [28]. Như vậy, mặc dù nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số đã được ghi nhận tại Điều 12 Luật Tổ chức TAND năm 1960 nhưng do Hiến pháp năm 1959 chưa quy định nguyên tắc này nên việc Thẩm phán được một mình xét xử sơ thẩm (không có HTND tham gia) đối với những vụ án nhỏ, giản đơn và không quan trọng vẫn được chấp nhận.

Về việc TAND xét xử sơ thẩm không có HTND theo quy định này, Thông tư số 2421-TC ngày 29/12/1966 của TANDTC "Hướng dẫn thực hiện chế độ Hội thẩm nhân dân" có nêu rõ:

Khi xử sơ thẩm mà không có Hội thẩm nhân dân tham gia thì người ngồi xử chỉ là Thẩm phán. Những trường hợp Tòa án xử sơ thẩm mà không có Hội thẩm nhân dân tham gia phải do Ủy ban Thẩm phán (ở Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương) hoặc Chánh án (ở thị xã, huyện, khu phố) quyết định. Về dân sự những vụ kiện có thể xử sơ thẩm mà không có Hội thẩm nhân dân tham gia có thể là những vụ án mà giá ngạch nhỏ nhặt và sự việc đã rõ ràng [43].

Thực tế, việc xét xử không có HTND tham gia còn thường áp dụng trong việc giải quyết các vụ thuận tình ly hôn. Khi việc giải quyết các vụ

thuận tình ly hôn do một Thẩm phán tiến hành đã trở thành phổ biến thì Thông tư số 03 ngày 03/03/1966 của TANDTC đã mở rộng vai trò của Thẩm phán trong việc giải quyết loại việc này: "Để xét việc xin thuận tình ly hôn, Thẩm phán giải quyết một mình không có Hội thẩm nhân dân tham gia, không đòi hỏi phải có quyết định của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án nhân dân huyện nữa" [42]. Ngoài ra, tại Điểm 2 mục II của Thông tư này còn quy định: "Chánh án hoặc Thẩm phán có quyền quyết định những biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi hỏi ý kiến của chính quyền cơ sở, mà không bắt buộc phải cùng Hội thẩm nhân dân quyết định" [42].

Vị trí, vai trò của Thẩm phán trong giai đoạn thụ lý, điều tra, hòa giải các tranh chấp dân sự tiếp tục được xác định và mở rộng theo quy định của Thông tư 39/NCPL ngày 21/01/1972 của TANDTC hướng dẫn việc thụ lý, di lý và tạm xếp những việc kiện về Hôn nhân gia đình và tranh chấp về dân sự. Đó là:

Nếu thấy nội dung đơn kiện đã rõ ràng, vụ kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án mình… Thẩm phán phải thụ lý vụ kiện…; Thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến Tòa án để điều tra, hòa giải…; Thẩm phán có thể hướng dẫn cho tư pháp xã… hòa giải…; Thẩm

Một phần của tài liệu nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của thẩm định trong tố tụng dân sự (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)