NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THẨM PHÁN

Một phần của tài liệu nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của thẩm định trong tố tụng dân sự (Trang 48 - 75)

Trong TTDS, Thẩm phán là người đại diện cho Nhà nước làm nhiệm vụ xét xử. Vị trí, vai trò của Thẩm phán được quy định thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của họ. BLTTDS năm 2004 lần đầu tiên đã xác định người tiến hành tố tụng gồm những người nào và quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của từng người trong các điều luật riêng biệt. Điều 38 BLTTDS khẳng định Thẩm phán là một người tiến hành tố tụng và Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại Điều 41 BLTTDS. Đây là những nhiệm vụ, quyền hạn chung nhất của Thẩm phán trong TTDS. Còn nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong từng hoạt động tố tụng cụ thể lại được quy định tại nhiều điều luật riêng khác. Cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán được BLTTDS quy định sau đây.

2.1.1. Tiến hành lập hồ sơ vụ án

Pháp luật TTDS và hoạt động TTDS của TAND nói chung và của Thẩm phán nói riêng là hai mặt không thể tách rời của một quy trình tố tụng. Pháp luật TTDS là cơ sở pháp lý của hoạt động TTDS, vì vậy khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán có quyền độc lập nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật tức là phải tuân thủ đúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục được pháp luật TTDS quy định trong quá trình lập hồ sơ. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà không tuân theo các quy định của pháp luật TTDS.

Hồ sơ vụ án là tài liệu rất cần thiết, không thể thiếu khi Thẩm phán giải quyết vụ án dân sự. Với việc lưu giữ những giấy tờ tài liệu liên quan đến

vụ án, hồ sơ vụ án vừa thể hiện các hành vi, ý chí của các đương sự và những người tham gia TTDS, vừa thể hiện các hoạt động tác nghiệp của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự. Không chỉ thế mà hồ sơ vụ án dân sự còn là minh chứng thuyết phục nhất cho sự đúng đắn, cho ý thức tuân thủ pháp luật của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự [16, tr. 125-128]. Do đó, xây dựng hồ sơ vụ việc dân sự là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Điều 173 BLTTDS quy định, khi lập hồ sơ vụ án, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:

Thứ nhất: Thông báo về việc thụ lý vụ án. Thụ lý vụ án là hoạt động tố

tụng giai đoạn đầu tiên trong thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án. Thực hiện đầy đủ và đúng những kỹ năng thụ lý, Tòa án sẽ có một hồ sơ khởi kiện ban đầu đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Qua đó Tòa án sẽ tiết kiệm được thời gian chuẩn bị xét xử vụ án, giảm bớt các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, đảm bảo việc giải quyết vụ án không chỉ đúng thời hạn mà còn có thể kết thúc trước thời hạn tố tụng tối đa do luật định. Ngay sau khi thụ lý vụ án, Tòa án đã chính thức xác định trách nhiệm giải quyết vụ án của Tòa án. Đây cũng là thời điểm đầu tiên của thời hạn chuẩn bị xét xử mà vi phạm thời hạn này là một loại vi phạm thủ tục tố tụng. Bởi vậy, ngay sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải tiến hành ngay những công việc theo quy định của pháp luật tố tụng. Theo khoản 1 Điều 172 BLTTDS, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC về việc hướng dẫn các quy định trong Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của BLTTDS quy định: "Khi phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, thì cần tiếp tục phân công Thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án" [50].

Theo quy định tại Điều 174 BLTTDS, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ

án, cho VKS cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Nội dung của văn bản thông báo phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTDS và sử dụng mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP. Thực tiễn thực hiện quy định này tại các Tòa án về việc ra Thông báo về việc thụ lý vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) cùng cấp đã không có sự thống nhất. Điển hình như tại TAND huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình một số Thẩm phán khi ra Thông báo về việc thụ lý vụ án cho VKSND cùng cấp các nội dung cần thông báo cũng đúng như quy định tại khoản 2 Điều 174 BLTTDS nhưng không có nội dung của điểm e và điểm g Điều 174 BLTTDS. Tuy nhiên, VKSND huyện Gia Viễn lại cho rằng TAND huyện Gia Viễn đã ra thông báo về việc thụ lý vụ án cho VKS không đúng theo mẫu số 05 tại Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP.

Chúng tôi cho rằng, việc ra thông báo về việc thụ lý vụ án của TAND huyện Gia Viễn là chính xác và hợp lý hơn. Bởi khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án VKS cùng cấp không cần phải có ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo mà mục đích của việc gửi Thông báo về việc thụ lý vụ án cho VKS là để VKS biết về vụ án đồng thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định của pháp luật tố tụng. Do đó, để các Thẩm phán ra thông báo về việc thụ lý vụ án cho VKSND cùng cấp được thống nhất thì mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án tại Phụ lục 6 Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP cần có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp Thông báo về việc thụ lý vụ án cho VKSND cùng cấp.

Mục đích của việc ra thông báo về việc thụ lý vụ án là nhằm bảo đảm cho các bên đương sự có quyền được biết về yêu cầu của nhau, bị đơn và cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan được biết các tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện xuất trình và đưa ra ý kiến về việc khởi kiện. Tuy nhiên, nếu sau khi Tòa án đã ra thông báo về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 15 ngày nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện thì Tòa án có phải thông báo về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn cho bị đơn,

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án biết không vẫn chưa được quy định trong BLTTDS. Bên cạnh đó, theo Điều 176, 177 BLTTDS bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập nên chúng tôi cho rằng, BLTTDS cần quy định cụ thể về nhiệm vụ của Thẩm phán đối với việc ra Thông báo về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện cho bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan biết, đồng thời quy định việc ra thông báo đối với yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Thực chất việc thông báo đó là để cho các đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, VKS cùng cấp được biết những thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của đương sự phía bên kia để chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình và để VKS cùng cấp kiểm sát việc thụ lý vụ việc của Tòa án.

Thứ hai: Yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Tại

khoản 3 Điều 164 BLTTDS quy định: "Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp" [31]. Như vậy, để vụ việc dân sự được thụ lý, giải quyết phải có một trong những điều kiện là có tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Khoản 1 Điều 84 BLTTDS). Như vậy, giao nộp chứng cứ là một hành vi của đương sự chủ động thực hiện hoặc theo yêu cầu của Tòa án, VKS. Việc tự mình cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của đương sự đã được quy định tại Điều 6 BLTTDS. Tòa án không được làm thay nghĩa vụ chứng minh của đương sự bởi nếu như vậy không những Tòa án đã vi phạm pháp luật TTDS mà còn dễ bị nghi ngờ là không vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Mục I Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP ngày

một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về chứng minh và chứng cứ" đã

cụ thể hóa quy định của BLTTDS về cung cấp chứng cứ. Thẩm phán có nhiệm vụ giải thích cho đương sự biết, nếu đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ, thì Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung. Đương sự phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ (khoản 4 Điều 79, khoản 1 Điều 84 BLTTDS). Sau khi các bên đương sự đã giao nộp chứng cứ thì Thẩm phán phải kiểm tra, xem xét nếu thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán có quyền yêu cầu đương sự bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 85 BLTTDS. Khi yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, Thẩm phán phải nêu cụ thể chứng cứ cần giao nộp bổ sung (Mục 4 phần I Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP).

Ví dụ trong vụ án hôn nhân và gia đình, Tòa án phải giải quyết yêu cầu nuôi con chưa thành niên. Nếu đương sự chưa nộp cho Tòa án Giấy khai sinh (bản sao) của con chưa thành niên, thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung Giấy khai sinh để làm căn cứ giải quyết yêu cầu giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và quyết định mức cấp dưỡng.

Thứ ba: Thực hiện một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS. Bên cạnh quy định nghĩa vụ cung

cấp chứng cứ thuộc về các đương sự, người đưa ra yêu cầu Thẩm phán cũng có nhiệm vụ, quyền hạn thu thập chứng cứ. Thông qua đó Thẩm phán sẽ hỗ trợ đương sự thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh. Quy định này xuất phát từ trình độ dân trí nhất là hiểu biết pháp luật của đương sự chưa cao, phần đông đương sự chưa thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp chứng cứ; chứng minh và không phải đương sự nào cũng có đủ điều kiện kinh tế để nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình. Hơn nữa, các đương sự thường có tâm lý chỉ cung cấp cho Tòa án những chứng cứ có lợi cho họ thậm chí đến giai đoạn

phúc thẩm, giám đốc thẩm mới cung cấp chứng cứ nên nhiều trường hợp dù đương sự đã cung cấp chứng cứ thông qua đơn kiện và tài liệu ban đầu nhưng Thẩm phán vẫn cần phải kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để lập hồ sơ vụ việc theo quy định của pháp luật. Mặt khác, với việc chủ động thu thập chứng cứ đã nhấn mạnh vai trò của Thẩm phán trong việc lập hồ sơ vụ việc, đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc được chính xác, khách quan, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán trong giai đoạn lập hồ sơ, không chỉ xem xét giải quyết vụ việc trên cơ sở chứng cứ, tài liệu đương sự cung cấp mà còn phải làm rõ mọi tình tiết trong vụ việc bằng việc thực hiện nhiệm vụ xác minh, thu thập chứng cứ.

Ngoài việc giữ nguyên những biện pháp thu thập chứng cứ thì khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS còn bổ sung thêm hai biện pháp là "yêu cầu thẩm định giá tài sản" và "đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng". Đặc biệt khoản 2 Điều 85 đã không quy định hai điều kiện là "đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu" mà quy định "trong các trường hợp Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ…". Với quy định này quá trình thực hiện đã có hai cách hiểu khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, không cần có yêu cầu của đương sự Thẩm phán có quyền chủ động sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS. Ngược lại quan điểm thứ hai cho rằng, phải căn cứ vào các quy định cụ thể tại các điều trong BLTTDS năm 2004 để xác định trường hợp nào Thẩm phán có quyền chủ động sử dụng các biện pháp quy định ở khoản 2 Điều 85 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, trường hợp nào thì phải có yêu cầu của đương sự Tòa án mới được sử dụng các biện pháp đó để thu thập chứng cứ.

Chúng tôi đồng ý với quan điểm của đồng chí Tưởng Duy Lượng - Phó chánh án TANDTC là chúng ta nên hiểu theo quan điểm thứ hai bởi nó

phù hợp với quy định tại các Điều 6, 9, khoản 1 Điều 84 của BLTTDS năm 2004 và Điều 94 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS. Mặt khác, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS không quy định cụ thể hai điều kiện nêu trên để tránh trùng lặp lại với điểm d khoản 2 Điều 58 và các quy định tại Điều 86 đến Điều 94 BLTTDS. Như vậy, với cách quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS để Thẩm phán thực hiện thống nhất quy định của BLTTDS các cơ quan chức năng cần hướng dẫn cụ thể các biện pháp thu thập chứng cứ nào mà Bộ luật không quy định đương sự phải yêu cầu thì Thẩm phán có quyền chủ động thu thập chứng cứ. Để lập hồ sơ vụ việc Thẩm phán cần căn cứ các quy định cụ thể tại các Điều 86 đến Điều 94 BLTTDS để áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật.

+ Các trường hợp Thẩm phán có quyền chủ động thu thập chứng cứ:

Từ quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS và khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, qua nghiên cứu các quy định cụ thể về các biện pháp thu thập chứng cứ, các trường hợp Thẩm phán có quyền chủ động thu thập chứng cứ gồm:

- Lấy lời khai của đương sự: Các đương sự là những người có quyền

lợi và nghĩa vụ gắn liền với vụ án. Vì vậy, việc lấy lời khai của các đương sự có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc làm sáng tỏ nội dung vụ án, yêu cầu của đương sự là cơ sở để xác định đường lối giải quyết vụ án. Thẩm phán chỉ được chủ động lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản tự khai hoặc nội dung bản tự khai chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc đương sự không thể

Một phần của tài liệu nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của thẩm định trong tố tụng dân sự (Trang 48 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)