KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của thẩm định trong tố tụng dân sự (Trang 46 - 48)

Thẩm phán là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc Thẩm quyền của Tòa án. Trong TTDS, Thẩm phán là nhân vật trung tâm, có vai trò chủ yếu trong công tác xét xử, tham gia vào tất cả các giai đoạn từ khi thụ lý vụ án đến sau khi kết thúc phiên tòa. Thông qua hoạt động xét xử của mình, Thẩm phán góp phần vào việc bảo vệ chế độ XHCN, lợi ích của Nhà nước, xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của công dân. Mỗi phán quyết của Thẩm phán có thể dẫn tới chỗ công dân, pháp nhân được hưởng quyền, lợi ích hoặc phải gánh chịu các nghĩa vụ nhất định.

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Thẩm phán được trao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Đó là phạm vi công việc mà Thẩm phán được thực hiện trong quá trình giải quyết nhằm mục đích bảo đảm cho việc giải

quyết vụ việc được khách quan, đúng pháp luật. Để tránh việc Thẩm phán lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn của mình pháp luật cũng quy định trách nhiệm của họ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình khi thực hiện những công việc mà họ được giao.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong TTDS được pháp luật quy định và ngày càng hoàn thiện hơn qua các giai đoạn. Thông qua việc nghiên cứu, tiếp thu các quy định của một số nước trên thế giới về vấn đề này như Nga, Pháp, Anh, Mỹ… nhằm rút ra những giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật TTDS về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán, đáp ứng những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nước ta.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM PHÁN

Một phần của tài liệu nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của thẩm định trong tố tụng dân sự (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)