VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THẨM PHÁN

Một phần của tài liệu nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của thẩm định trong tố tụng dân sự (Trang 96 - 114)

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán

Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong TTDS trên cơ sở đường

lối của Đảng về cải cách tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật như sau:

3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự

Để Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật ngoài việc sửa đổi một số điều luật như ở chương II đã nêu, BLTTDS cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng nâng cao nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cụ thể là:

Thứ nhất: Sửa đổi các điều luật sau trong BLTTDS

- Bổ sung quy định về thủ tục thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, thông báo về việc thay đổi bổ sung yêu cầu của các đương sự và tài liệu, chứng cứ của vụ việc dân sự được thực hiện tương tự như thông báo thụ lý vụ án theo Điều 174 BLTTDS. Theo chúng tôi, việc bổ sung này là cần thiết nhằm đảm bảo quyền tranh tụng của các đương sự, để đương sự có thể được tiếp cận kịp thời các yêu cầu của đương sự phía đối lập và tài liệu, chứng cứ của vụ việc dân sự. Điều 174 cần sửa đổi theo hướng:

Điều 174. Thông báo về việc thụ lý vụ án, thụ lý đơn yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, thông báo về việc thay đổi bổ sung yêu cầu của đương sự

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

2. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

3. Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau: …

4. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhận được yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên

quan, yêu cầu thay đổi, bổ sung yêu cầu của các đương sự Tòa án phải thông báo cho các đương sự có liên quan.

- Bổ sung cụm từ "cần ngăn chặn" vào các Điều 108 đến 110 BLTTDS, cụ thể là: "nếu có căn cứ cho thấy người đang nắm giữ về tài sản có hành vi" bằng cụm từ "nếu có căn cứ cho thấy cần ngăn chặn người đang nắm giữ về tài sản có hành vi…".

- BLTTDS cần sửa đổi theo hướng nếu những vụ án phải trưng cầu giám định, định giá tài sản, thẩm định giá tài sản mà đương sự không yêu cầu thì Tòa án sẽ tạm đình chỉ giải quyết vụ án cho đến khi có yêu cầu của đương sự.

- Sửa đổi điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS cho phù hợp với Điều 199 BLTTDS theo hướng: "Tòa án đã triệu tập hợp lệ nguyên đơn lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó đã có đơn đề nghị giải quyết vắng

mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng". Đồng thời, BLTTDS cần quy định Thẩm

phán có quyền ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án một phần đối với những yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thuộc trường hợp đình chỉ giải quyết theo Điều 192 BLTTDS nếu phần yêu cầu bị đình chỉ giải quyết không liên quan đến những yêu cầu còn lại. Quyết định đình chỉ

giải quyết một phần xem xét phần án phí tương ứng. Đối với phần đã bị đình chỉ giải quyết đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn bẩy ngày kể từ ngày đương sự nhận được quyết định. Đương sự không có quyền khởi kiện lại đối với phần yêu cầu đã rút.

Thứ hai: BLTTDS cần xác định Thẩm phán có quyền thụ lý vụ việc dân sự; quyền từ chối giải quyết vụ việc được phân công nếu có căn cứ từ chối theo quy định của pháp luật.

Xác định quyền thụ lý vụ việc thuộc về Thẩm phán là cơ sở để Thẩm phán giải quyết vụ việc ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án. Khi xem xét đơn khởi kiện nếu có căn cứ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, Thẩm phán sẽ lập biên bản ký xác nhận, người

nộp đơn có quyền khiếu nại và Chánh án là người giải quyết khiếu nại trong thời hạn do pháp luật TTDS quy định. Do đó, pháp luật TTDS hiện hành cần quy định cụ thể việc giao cho Thẩm phán đảm nhiệm việc xem xét đơn và thực hiện việc thụ lý các loại vụ việc dân sự, sau đó tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc và năng lực của mỗi Thẩm phán, Chánh án sẽ phân công Thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ việc.

Như vậy, việc xác định cụ thể nhiệm vụ xét xử của Thẩm phán theo sự phân công của Chánh án trong TTDS chính là nhằm cụ thể hóa quy định tại Điều 6 và Điều 11 Pháp lệnh Thẩm phán và HTND, đây là điều cần thiết, vừa mang ý nghĩa lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn. Trước hết nhằm thể hiện đường lối đổi mới của Đảng về cải cách hành chính, cải cách tư pháp là thực hiện rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ… Việc xác định này còn khẳng định vị trí, vai trò của Thẩm phán trong cơ cấu tổ chức của Tòa án và trong hệ thống các chức danh tư pháp. Thêm vào đó, còn tránh sự đồng nhất nhiệm vụ của Thẩm phán và nhiệm vụ của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và tạo điều kiện cho Thẩm phán chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động tố tụng cần thiết theo quy định của pháp luật trong suốt quá trình giải quyết một vụ việc cụ thể.

Thẩm phán có quyền từ chối giải quyết vụ việc nếu có căn cứ theo quy định tại Điều 46, Điều 47 BLTTDS. Hoạt động TTDS của Tòa án là hoạt động nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc, để từ đó đưa bản án, quyết định đúng đắn. Nhiệm vụ của Thẩm phán là xét xử nên Thẩm phán được giao giải quyết vụ việc mà sự tham gia tiến hành tố tụng của họ có khả năng không bảo đảm sự vô tư, khách quan sẽ ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc, gây sự hoài nghi đối với đương sự và quần chúng nhân dân thì phải từ chối tiến hành tố tụng.

Từ sự phân tích quy định của pháp luật hiện hành nêu trên, BLTTDS cần bổ sung vào Điều 41 các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm

phán trong việc thụ lý vụ án cũng như quyền từ chối giải quyết vụ việc được phân công, nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Quyền chủ động áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 89, Điều 93 BLTTDS.

Đây là biện pháp thu thập chứng cứ hoàn toàn phải do Tòa án chủ động xuất phát từ tình hình thực tế của vụ án mà không cần đương sự yêu cầu. Tuy nhiên, BLTTDS cần có quy định cụ thể trao quyền chủ động xem xét, thẩm định tại chỗ và ủy thác thu thập chứng cứ cho Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc. Khắc phục tình trạng khi giải quyết vụ việc, Thẩm phán phải "bảo" đương sự viết đơn yêu cầu để tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ cho đúng thủ tục hay chủ động ra quyết định ủy thác mà không có căn cứ cụ thể được quy định trong BLTTDS. Ngoài ra, chúng ta cần nhanh chóng tiến hành sửa đổi Nghị quyết số 04/2005 ngày 17/09/2005 của Hội đồng Thẩm

phán TANDTC về việc "Hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về

chứng minh và chứng cứ" cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ tư: Quyền ủy quyền cho thư ký lấy lời khai của đương sự, người làm chứng.

Từ thực tiễn nêu trên cho thấy quy định chỉ có Thẩm phán mới có quyền lấy lời khai của đương sự, người làm chứng thì trên thực tế nhiều Thẩm phán sẽ không thể giải quyết hết được số vụ việc theo đúng thời hạn. Vì vậy, Thẩm phán phải thực hiện quyền triệu tập đương sự, người làm chứng… để lấy lời khai hoặc có thể hướng dẫn để thư ký giúp mình thực hiện. Đây là một số công việc chỉ mang tính chất thủ tục, ghi lại sự thật khách quan. Tuy nhiên, Thẩm phán vẫn phải kiểm tra đôn đốc và chịu trách nhiệm về mọi việc làm của thư ký. Chính vì thế để Thẩm phán có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS chưa ghi nhận vấn đề này mà vẫn quy định cứng nhắc chỉ Thẩm phán mới có quyền lấy lời khai của đương sự, người làm chứng. Thiết nghĩ, chúng ta nên sửa đổi quy định này theo hướng

"Trong một số trường hợp nhất định, Thẩm phán có thể ủy quyền cho thư ký Tòa án lấy lời khai của đương sự, người làm chứng. Thư ký Tòa án lấy lời khai của đương sự, người làm chứng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật".

Thứ năm: Quyền ra quyết định nhập hoặc tách vụ việc dân sự.

Tham khảo pháp luật TTDS một số nước như BLTTDS Liên bang Nga, BLTTDS cộng hòa dân chủ Đức cho thấy, Thẩm phán có quyền chủ động ra các quyết định nhập hoặc tách vụ việc dân sự khi cần thiết. Mặc dù BLTTDS mới sửa đổi nhưng quy định này về việc nhập, tách vụ án dân sự tại Điều 38 BLTTDS vẫn được giữ nguyên. Theo chúng tôi, cần xác định quyền hạn nhập hoặc tách vụ án dân sự một cách cụ thể. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Thẩm phán là người hiểu vụ án rõ nhất, nếu tách vụ án nên trao cho Thẩm phán. Còn nhập vụ việc dân sự nên trao cho Chánh án bởi hai vụ việc khác nhau do hai Thẩm phán giải quyết thì nhập vụ án rồi giao cho Thẩm phán nào giải quyết nên thuộc về Chánh án Tòa án. Nếu đương sự có yêu cầu khiếu nại, VKS kiến nghị về quyết định nhập hay tách vụ án dân sự sẽ do Chánh án Tòa án sẽ xem xét, giải quyết trong thời hạn do pháp luật TTDS quy định. Điều này giúp Thẩm phán chủ động giải quyết vụ việc nhanh chóng, thuận lợi, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán trong việc ra quyết định nhập hay tách vụ việc dân sự.

Thứ sáu: Quyền ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật.

BLTTDS hiện hành chỉ quy định một thủ tục chung để giải quyết mọi tranh chấp, thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự cho thấy, có những vụ việc có nội dung đơn giản, chứng cứ rõ ràng, không có tranh tụng hoặc việc áp dụng pháp luật giải quyết mang tính chất hiển nhiên, những vụ tranh chấp hợp đồng về tài sản có giá ngạch thấp…Việc áp dụng thủ tục tố tụng thông thường đối với những loại việc trên là không phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, không phù hợp với yêu cầu

của nền kinh tế thị trường, kéo dài thời gian giải quyết vụ kiện, gây tổn phí cho đương sự và Nhà nước một cách không cần thiết. Bên cạnh đó, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã quy định áp dụng thủ tục giản đơn để giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Chính vì thế, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường, đòi hỏi phải xây dựng một thủ tục TTDS rút gọn để giải quyết nhanh chóng, chính xác các vụ việc.

Trong công cuộc cải cách tư pháp và cải cách thủ tục tố tụng hiện nay, nếu xây dựng được cơ chế trách nhiệm hợp lý, hoàn toàn có cơ sở để mở rộng quyền hạn độc lập của Thẩm phán trong việc ra quyết định giải quyết một số loại việc theo thủ tục rút gọn mà không cần thành lập HĐXX. Nếu trao quyền hạn độc lập cho Thẩm phán trong việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn sẽ giúp Thẩm phán có thể chủ động trong công việc của mình, nâng cao trách nhiệm cá nhân của Thẩm phán trong việc ra phán quyết, tiết kiệm chi phí, thời gian cho đương sự, tiết kiệm cho Nhà nước về chi phí nguồn lực con người. Khi xây dựng được thủ tục rút gọn trong TTDS thì cũng cần giao quyền cho Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ việc.

Thứ bẩy: Quyền ấn định thời hạn để đương sự cung cấp chứng cứ.

Xem xét vấn đề này trong thực tiễn xét xử của Việt Nam cho thấy, các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động rất đa dạng, phong phú, có vụ án đơn giản lại có vụ án phức tạp… Mặt khác, nhiều trường hợp chứng cứ chứng minh theo yêu cầu của đương sự lại do đương sự khác, người khác hoặc cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý đang lưu giữ nên nếu ấn định trước thời hạn cung cấp chứng cứ thì đương sự không thể thực hiện việc chứng minh theo yêu cầu của mình được. Như vậy, việc cung cấp chứng cứ phụ thuộc vào chính yêu cầu của các đương sự, nhưng điều đó không có nghĩa đương sự được quyền cung cấp chứng cứ ở bất kỳ thời điểm nào, trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng mà cần có thời hạn nhất định. Thiết nghĩ BLTTDS cần quy định cho Thẩm phán quyền

ấn định một thời hạn nhất định để đương sự cung cấp chứng cứ. Việc quy định như vậy sẽ tăng thêm trách nhiệm cho các đương sự trong việc chứng minh cho yêu cầu của mình. Hơn nữa, điều này còn giúp Thẩm phán thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình, giúp giải quyết nhanh chóng vụ việc dân sự [15, tr. 39].

3.2.1.2. Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán không chỉ thể hiện ở các quy định cụ thể của BLTTDS mà trước hết và quan trọng nhất là ở quy định về các nguyên tắc cơ bản của luật TTDS, trong đó có những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án. Vì vậy, để hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán chúng ta cũng cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tổ chức TAND liên quan đến hoạt động xét xử của Thẩm phán.

Trước yêu cầu của cải cách tư pháp, Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ "xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định" [7] và hoạt động xét xử thực tiễn cho thấy số lượng các vụ án dân sự ngày một tăng, một số vụ án có tính chất giản đơn, tình tiết rõ ràng nhưng theo quy định hiện hành tất cả các vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm đều được xem xét, phán quyết bởi một tập thể HĐXX có HTND tham gia. Điều này gây ra sự lãng phí và kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Điều 12 Luật Tổ chức TAND năm 1960 đã từng quy định cho phép Thẩm phán được một mình xét xử sơ thẩm đối với những vụ án nhỏ, giản đơn và không quan trọng mà không cần có HTND. Luật TTDS của nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Nga, Trung Quốc… cũng đã quy định khá mềm dẻo về thành phần xét xử sơ thẩm: có thể là xét xử tập thể hoặc xét xử một Thẩm phán, xét xử có hoặc không có hội thẩm (bồi thẩm). Điều 52 BLTTDS quy

Một phần của tài liệu nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của thẩm định trong tố tụng dân sự (Trang 96 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)