Tài liệu hƣớng dẫn về giảng dạy Thơ mới cho giáo viên trong các nhà trƣờng

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy thơ mới từ góc độ thi pháp (Trang 36)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.Tài liệu hƣớng dẫn về giảng dạy Thơ mới cho giáo viên trong các nhà trƣờng

trƣờng phổ thông

Thực tế, trong các nhà trƣờng phổ thông hiện nay, tài liệu giảng dạy về Ngữ Văn nói chung và Thơ mới nói riêng, đặc biệt là giảng dạy từ góc độ thi pháp học vẫn còn là vấn đề cần phải bàn nhiều.

Tài liệu Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương ở trường trung học phổ thông (Tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên, chu kì 1997 – 2000) Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1999, chỉ có định hƣớng tƣ tƣởng sƣ phạm là mới, còn phƣơng pháp dạy học văn thì về cơ bản vẫn nhƣ cũ. Tìm đọc cuốn Phương pháp dạy học văn tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001, do Giáo sƣ Phan Trọng Luận chủ biên thì thấy trong đó thể hiện một sự pha trộn một ít tinh thần sƣ phạm mới, một ít công nghệ dạy học của Hồ Ngọc Đại với phƣơng pháp giảng văn cũ. Ngƣời dạy không tìm thấy định nghĩa về phƣơng pháp dạy học, các khái niệm phƣơng pháp dạy học, hình thức dạy học, biện pháp dạy học dùng lẫn cho nhau, không tìm thấy câu trả lời rõ ràng, đầy đủ cho mấy khái niệm cơ sở nhƣ dạy văn là gì, học văn là gì, tự học văn là gì, bố cục chồng chéo, cả công trình không có cái xƣơng sống thống nhất thành một chỉnh thể. Tuy tên phân môn trong tài liệu đã đổi thay, gọi là Dạy học tác phẩm văn chương, nhƣng trong ruột vẫn là Những công việc chính của giảng văn rất cũ. Đó là chƣa kể bộ môn hiện nay đã gọi là Ngữ văn theo tinh thần tích hợp, mà các sách trên vẫn còn là môn văn, đƣợc chia tách thành các phân môn độc lập, không có gì liên hệ nhau, phƣơng pháp dạy tiếng nằm ngoài. Chƣơng trình Ngữ văn hiện hành đã quy định xây dựng thành hai trục chính là Đọc vănLàm văn, theo một quan

37

niệm đọc văn và làm văn mới mà các sách trên do lối viết cũ, không thể đáp ứng đƣợc. Rõ ràng phƣơng pháp đó hoàn toàn không phù hợp với tinh thần mới của bộ môn Ngữ Văn. Có thể nói, phƣơng pháp dạy học Ngữ Văn mới cho đến nay vẫn chƣa có. Vì vậy, cơ sở cho việc giảng dạy là các tài liệu vẫn còn là vấn đề bất cập.

Tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy là cơ sở giúp giáo viên (GV) có cách nhìn mới về sách giáo khoa (SGK) và định hƣớng rõ hơn về chuẩn kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Tuy nhiên nếu hiểu không đúng mục đích bộ tài liệu hƣớng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức thì việc thực hiện sẽ không đồng nhất, mỗi ngƣời một kiểu.

Từ trƣớc đến nay, Bộ GD-ĐT không đƣa ra chủ trƣơng GV phải dạy hết những nội dung trong SGK nhƣng việc GV phải bám sát SGK đƣợc coi là luật bất thành văn để nghiên cứu và soạn bài giảng. Do đó, kiến thức trong SGK có bao nhiêu thì GV phải bê nguyên xi để đƣa vào đầu học sinh bấy nhiêu.

Một nguyên nhân nữa bắt nguồn từ sự chủ quan là GV chƣa hiểu sâu yêu cầu của chƣơng trình, không nắm đƣợc phần hồn của SGK. Nhƣợc điểm này thƣờng có ở những GV trẻ mới bƣớc vào nghề, nhƣng nói nhƣ vậy không có nghĩa là các thầy cô dạy lâu năm đều có đƣợc năng lực này. Nếu thiếu sự đào sâu nghiên cứu, không biết đúc kết kinh nghiệm qua thực tế đứng lớp thì đứng trƣớc SGK họ cũng chỉ thấy kiến thức mênh mông và vô tận. Có ý kiến lại cho rằng các đợt tập huấn gần đây đã tạo ra nhiều lối mở cho ngƣời dạy nhƣng do chất lƣợng tập huấn dạy chƣơng trình mới không đạt hiệu quả nên GV vẫn chƣa biết cách rút tỉa kiến thức từ SGK. Đó là chƣa nói đến sự hƣớng dẫn không rõ ràng cụ thể của cán bộ quản lý giáo dục các cấp khi triển khai chƣơng trình SGK mới.

Thực tế cho thấy những tài liệu đó chƣa đủ để các cấp quản lí giáo dục và đội ngũ giáo viên thống nhất các yêu cầu dạy học và kiểm tra, đánh giá . Quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh đang cần có một tài liệu để quy định hoặc định hƣớng thật cụ thể phạm vi kiến thức, kĩ năng, những yêu cầu cần đạt tối thiểu của mỗi bài học cho mọi học sinh ở mọi vùng miền trên phạm vi cả nƣớc.

Thực tiễn dạy học ở các địa phƣơng nhiều năm qua cũng đã cho thấy : nhiều giáo viên còn thụ động trong việc xác định mục tiêu bài học, chƣa có khả năng xác

38

định đƣợc chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu, dẫn đến việc dạy học rơi vào tình trạng dƣới chuẩn hoặc vƣợt chuẩn cho các em học sinh có trình độ khác nhau. Điều này gây ra tình trạng có học sinh thiếu kiến thức, không đƣợc trang bị những kiến thức, kỹ năng tối thiểu, lại có học sinh bị nhồi nhét, quá tải trong học tập.

Cùng với những bất cập trong dạy học do giáo viên gặp phải những khó khăn khi xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, bài học, công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng dạy và học Ngữ văn của các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà quản lý chuyên môn cũng thiếu sự thống nhất, dẫn đến tình trạng đánh giá không chuẩn, không nhất quán ngay tại một trƣờng, một địa phƣơng. Giữa các địa phƣơng, sự vênh lệch ấy càng rõ. Từ thực tế ấy,việc trang bị nguồn tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy phù hợp đặc trƣng bộ môn, đảm bảo đổi mới phƣơng pháp giảng dạy là hết sức cần thiết.

Phƣơng pháp dạy văn hiện nay nói chung và phƣơng pháp phân tích tác phẩm văn học nói riêng chƣa thật sự coi học sinh là chủ thể của tiết học. Bên cạnh đó, phƣơng tiện giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ Văn lại còn qúa nghèo nàn, lạc hậu. Thiếu tác phẩm, thiếu tài liệu nghiên cứu cho cả thầy lẫn trò, đã và đang là một căn bệnh trầm kha từ nhiều năm nay trong các nhà trƣờng. Thiếu phƣơng tiện để hiện đại hóa phƣơng pháp dạy và học, thiếu kinh phí để tổ chức dạ hội văn học, giao lƣu văn học giữa học sinh với tác giả cũng là một căn bệnh đang cần phải có thuốc trị. Không giải quyết đƣợc những căn bệnh này, môn Ngữ Văn trong nhà trƣờng phổ thông chắc chắn vẫn không có lối thoát.

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy thơ mới từ góc độ thi pháp (Trang 36)