THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CTCP SÔNG ĐÀ 25
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện
3.1.1 Ưu điểm
Qua thời gian thực tập tại CTCP Sông Đà 25 em đã thu nhận được những kết quả sau:
• Nhận thấy rõ hơn nữa về vai trò quan trọng của công tác kế toán trong công ty. • Với kiến thức đã được học ở trường và thực tế tại công ty em biết áp dụng lý thuyết vào thực tế như thực hành một số nghiệp vụ cơ bản về vốn bằng tiền, các tập hợp chi phí giá thành, các bút toán vào sổ quỹ và các tài khoản có liên quan, biết sử dụng phần mềm...
• Bằng sự hiểu biết của mình cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong phòng TCKT trong thời gian thực tập của công ty. Em thấy được những mặt tốt và mặt tồn tại trong phương pháp hạch toán kế toán của công ty, nên đã mạnh dạn đề xuất một số phương pháp hạch toán kế toán góp phần nâng cao công tác kế toán tại công ty.
• Công ty CP Sông Đà 25 là một công ty hạch toán độc lập, công ty đã chủ động nghiên cứu từng bước để tìm ra một mô hình hạch toán tương đối khoa học và hợp lý, phù hợp với địa bàn hoạt động, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trong nền kinh tế thị trường từ đó tạo điều kiện cho quản lý chủ động trong sản xuất, quan hệ với khách hàng và ngày càng có uy tín đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh.
• Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ với những nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc lại được bố trí hợp lý, phù hợp với
trình độ và khả năng của mỗi người từ đó tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng và năng lực đóng góp đắc lực vào công tác hạch toán kế toán và quản lý kinh tế tài chính của công ty. Việc phân công như vậy giúp cho công tác kế toán được chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho mỗi người có điều kiện đi sâu tìm hiểu, nâng cao khả năng và năng lực bản thân.
• Hệ thống chứng từ ban đầu của công ty được tổ chức hợp lý, hợp pháp, đầy đủ. Công ty đã vận dụng tương đối đầy đủ hệ thống chứng từ mà quy chế tài chính đã ban hành, ngoài ra công ty còn sử dụng một số chứng từ theo hướng dẫn của BTC cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
3.1.2 Những hạn chế cần khắc phục.
• Thứ 1: Về công tác tổ chức tập hợp chứng từ.
Do đặc thù của ngành xây lắp nên địa bàn hoạt động của công ty rất rộng có thể ở mọi miền đất nước và thậm chí còn vượt ra ngoài phạm vi trong nước sang cả các nước láng giềng như Lào,… Chính điều đó đã tạo khó khăn trong khâu luân chuyển chứng từ, ảnh hưởng đến công tác kế toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được phản ánh kịp thời, không đáp ứng được yêu cầu quản lý vì các nghiệp vụ kinh tế có thể phát sinh từ đầu tháng nhưng đến tận cuối tháng kế toán mới nhận được các chứng từ đó nên dẫn đến việc tập hợp chi phí sản xuất chậm, việc kê khai thuế đầu vào gặp khó khăn và khối lượng công việc của phòng kế toán thường dồn vào một số ngày cuối tháng.
• Thứ 2: Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Vật liệu sử dụng cho công trình chủ yếu là do đội trưởng công trình, chủ công trình mua và chuyển thẳng đến chân công trình. Cuối kỳ, đội trưởng các đội xây lắp mới gửi hoá đơn, chứng từ thanh toán về phòng kế toán, kế toán chỉ căn cứ vào các hoá đơn mua vật liệu, chứng từ vận chuyển và giấy biên nhận ( trường hợp vật liệu do ban vật tư cơ giới mua và chuyển ngay đến công trình – công trình tập trung), để tiến hành định khoản và nhập liệu, ghi nhận chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ. Tuy chỉ khi có nhu cầu về vật liệu thì chủ công trình hay công ty mới tiến hành mua vật
liệu nhưng số vật liệu còn lại cuối kỳ tại các công trình chưa sử dụng hết cũng chiếm số lượng lớn. Do vậy chi phí NVLTT thực tế phát sinh trong kỳ không được phản ánh đúng.
• Thứ 3: Về chi phí nhân công trực tiếp.
Tại Công ty CP Sông Đà 25 thì các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương của công nhân trực tiếp sản xuất thi công cũng được phản ánh vào tài khoản 622, điều này không đúng với chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp quy định ( Khoản mục chi phí NCTT chỉ phản ánh khoản tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia thi công, xây lắp), như vậy sẽ phản ánh không đúng tính chất, nội dung của tài khoản làm cho khoản mục chi phí nhân công trong kỳ tăng từ đó ảnh hưởng tới chi phí thực tế trong kỳ làm sai lệch giá thành công trình xây lắp.
• Thứ 4: Về phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp là hoàn toàn hợp lý song thực tế ngoài xây dựng mới các công trình, công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo nâng cấp các công trình, các hợp đồng này thường có đặc điểm là thời gian thi công ngắn, giá trị xây lắp nhỏ nên bên chủ đầu tư thường thanh toán cho công trình khi hoàn thành toàn bộ công việc theo hợp đồng. Do đó nếu công ty tiến hành tính giá thành theo phương pháp trực tiếp thì không chặt chẽ, mất nhiều thời gian, chưa đáp ứng kịp thời số liệu cần thiết cho công tác quản lý.
3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao công tác kế toán tại công ty
• Ý kiến 1: Về việc tổ chức luân chuyển chứng từ.
Một trong những yêu cầu của công tác kế toán đó là đảm bảo tính kịp thời, cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho các đối tượng sử dụng mà trước hết là phục vụ cho chính công ty (ban giám đốc và các phòng ban có liên quan) để từ đó có được những quyết định phù hợp với thực tế tại công ty. Xuất phát từ yêu cầu trên, công ty cần có quy định yêu cầu nhân viên kinh tế ở các đội công trình định kỳ 10- 15 ngày phải gửi chứng từ đã tập hợp được về ban TCKT của công ty tuỳ theo điều kiện từng công trình. Đồng thời , phòng TCKT cần cử các nhân viên kế toán xuống từng đội công
trình để hướng dẫn các nhân viên kinh tế đội lập bảng kê chứng từ. Để việc lập bảng kê được chính xác, rõ ràng và có tác dụng thiết thực đối với công tác kế toán tại công ty thì nhân viên kế toán phải có sự hướng dẫn cụ thể về việc phản ánh chi phí sản xuất phát sinh theo từng khoản mục, yếu tố chi phí. Mỗi chứng từ được phản ánh trên cùng một dòng của bảng kê và phải kiểm tra theo dõi công việc của các nhân viên kinh tế đội một cách thường xuyên để có những hướng dẫn hữu ích kịp thời trong công tác tập hợp chứng từ và lập bảng kê chứng từ (bảng số 32)