BẢNG KÊ VẬT LIỆU CÒN LẠI CUỐI KỲ

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại CTCP Sông Đà 25 (Trang 68 - 73)

Tháng năm Tên công trình

STT Tên vật liệu đơn vị tính Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Tổng cộng

Bảng số 33: Bảng kê vật liệu còn lại cuối kì

Để tiến hành lập bảng kê này, nhân viên thống kê đội cùng cán bộ kỹ thuật đội tiến hành kiểm kê xác định khối lượng vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ tại công trình để tiến hành tính toán ghi vào bảng kê. Bảng kê này được lập theo từng công trình, hạng mục công trình theo từng tháng. Bảng kê này được lập theo từng công trình, hạng mục công trình theo từng tháng. Phương pháp ghi:

- Cột tên vật liệu: Ghi tên vật liệu còn lại chưa sử dụng tại công trường ( có thể ghi theo từng loại vật liệu)

- Cột đơn vị tính: Ghi đơn vị tính của từng loại vật liệu (kg, tấn,…)

- Cột khối lượng: Ghi khối lượng vật liệu còn lại chưa sử dụng căn cứ vào kết qủa kiểm kê.

- Cột đơn giá: ghi đơn giá của từng loại vật liệu, giá này có thể ghi theo giá đích danh, hoặc theo giá của lần nhập gần nhất.

- Cột thành tiền: Ghi giá trị từng thứ vật liệu còn lại cuối kỳ.

- Cột đơn giá và cột thành tiền có thể do kế toán viên của ban TCKT xác định. - Dòng tổng cộng ở cột thành tiền cho biết giá trị vật liệu còn lại cuối kỳ. - Tổng giá trị vật liệu còn lại cuối kỳ là căn cứ để tính toán, xác định chi phí NVLTT phát sinh thực tế để tiến hành nhập liệu.

Ví dụ: Giả sử, đối với công trình điện Mường Bám – Sơn La , căn cứ vào bảng kê vật liệu còn lại cuối tháng 11 năm 2011, giá trị vật liệu còn lại chưa sử dụng là 10.546.000đ, căn cứ vào giá trị vật liệu còn lại cuối tháng 12 là 2.106.230, thì khi đó giá trị vật liệu thực tế sử dụng trong tháng là:

= 10.546.000 + 807.787.290 – 2.106.230 = 820.439.520đ Khi đó kế toán nhập liệu theo định khoản:

Nợ TK 621(6212): 820.439.520 Có TK 141(1411): 820.439.520

Ý kiến 3: Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Theo em hàng tháng căn cứ vào chứng từ, kế toán tập hợp bảng thanh toán lương cho từng bộ phận phải lập bảng tính tổng hợp tiền lương phải trả cho tất cả các bộ phận sau đó lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương cho toàn Công ty để dễ quản lý quỹ lương của công ty.

Ví dụ: Chứng từ đề nghị thanh toán lương đội Ông Lê Hoàng Linh – Chủ nhiệm công trình chung cư Lai Thành tiền lương trực tổ thép 50.000.000đ.

Kế toán sẽ hạch toán như sau.

Nợ TK622 : 51.000.000 Có TK 111 : 50.000.000 Có TK 3382 : 1.000.000

Để khắc phục tình trạng có sự khác biệt lớn về lương của công nhân trực tiếp sản xuất giữ các kỳ, Công ty nên tiến hành trích trước số tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp hàng tháng.

Hơn nữa khi Công ty hạch toán lương tháng vào chi phí nhân công công trình không phản ánh được chính xác nên hàng tháng căn cứ vào chứng từ, kế toán nên tập hợp bảng thanh toán lương cho từng bộ phận phải lập bảng phân bổ tiền lương cho các khoản trích theo lương cho toàn Công ty để dễ quản lý quỹ lương của Công ty.

Trong tháng, phản ánh tiền lương phép được trích trước Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp . Có TK 335: Chi phí trả trước.

Khi nhân công trực tiếp sản xuất nghỉ phép, tiến hành tính lương phép trả công cho công nhân:

Nợ TK 335: Chi phí trả trước.

Có TK 334: Phải trả công nhân viên. • Ý kiến 4: Về phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp là hoàn toàn hợp lý song thực tế ngoài xây dựng mới các công trình, công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo nâng cấp các công trình, các hợp đồng này thường có đặc điểm là thời gian thi công ngắn, giá trị xây lắp nhỏ nên bên chủ đầu tư (Bên A) thường thanh toán cho công trình khi hoàn thành toàn bộ công việc theo hợp đồng.

Vì vậy với những hợp đồng nêu trên để tạo điều kiện thụân lợi khi tính giá thành công ty nên bổ sung phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Ưu điểm của phương pháp này là cho phép quản lý chặt chẽ, chi tiết chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp của các đơn đặt hàng, hơn nữa đây cũng là phương pháp tính toán đơn giản, nhanh chóng vì ngay khi hoàn thành hợp đồng là ta có thể tính toán, xác định được ngay giá thành xây lắp của các đơn vị đặt hàng mà không phải đợi đến kỳ hạch toán, đáp ứng kịp thời số liệu cần thiết cho công tác quản lý.

Cụ thể việc tính giá thành theo đơn đặt hàng của công ty có thể tiến hành như sau: - Khi bắt đầu khởi công thi công thì mỗi đơn đặt hàng được mở một bản

tính giá thành.

- Hàng tháng, căn cứ vào số liệu được phản ánh về chi phí NVLLTT, NCTT, Chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí cho tất cả các đơn đặt hàng theo mẫu sau: (Bảng số 34)

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO ĐƠN ĐẶT HÀNGSTT Đơn đặt STT Đơn đặt hàng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí sử dụng máy thi công

Chi phí SXC Tổng cộng 1 2 ...

Bảng số 34: Bảng tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng

Số liệu từ bảng tổng hợp này sẽ được kết chuyển vào bảng tổng hợp tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán thì toàn bộ chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành đơn đặt hàng đó chính là giá của đơn đặt hàng đó. Căn cứ vào bảng tính giá thành , kế toán phân tích giá thành đơn đặt hàng theo các khoản mục chi phí . Từ đó có thể đề ra các biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xây lắp.

Ý kiến 5: Về phương pháp quản lý nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Trong các doanh nghiệp xây lắp việc hạ giá thành sản phẩm là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần có những biện pháp để quản lý tốt các chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy doanh nghiệp cần có phải ký kết hợp đồng với các đội thi công với những điều khoản chặt chẽ hơn, nên đưa ra những biện pháp khuyến khích như thưởng cho những công trình nào tiết kiệm được chi phí, đồng thời cũng có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những công trình nào mà lãng phí chi phí làm tăng giá thành từ đó khiến những người nhận thầu có ý thức hơn trong việc quản lý các chi phí tại công trình. Bên cạnh đó doanh nghiệp và chủ đầu tư nên có sự liên kết chặt chẽ trong việc thi công và giám sát từ đó góp phần hạ giá thành đem lại lợi ích cho cả ba bên Nhà nước, tập thể, cá nhân.

KẾT LUẬN

Với góc nhìn của một sinh viên thực tập tại Công ty CP Sông Đà 25, giữa kiến thức đã học và thực tế còn một khoảng cách nhất định, nhưng em vẫn xin được mạnh dạn trình bày một số ý kiến riêng của mình với nguyện vọng có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại công ty.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song do trình độ hiểu biết có hạn và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty còn chưa nhiều nên báo cáo mới chỉ đề cập đến những vấn đề có tính chất cơ bản nhất, cũng như mới chỉ đưa ra những ý kiến sơ bộ nên chắc hẳn còn nhiều thiếu xót. Vì thế em rất mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy giáo để em có thể hiểu sâu thêm về chuyên đề, điều đó sẽ giúp ích cho em rất nhiều.

Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng TCKT, ban lãnh đạo Công ty CP Sông Đà 25 cũng như của thầy cô giáo trong khoa Kế toán trường Đại Học Kinh tế quốc dân và đặc biệt là cô giáo- Th.s Hà Phương Dung giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian qua để em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 10 năm 2012

Sinh viên

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại CTCP Sông Đà 25 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w