Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 72)

của Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

* Ƣu điểm

- Trung tâm có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn, có lòng yêu nghề, có phẩm chất và năng lực tốt, có kinh nghiệm thực tế, có ý thức trách nhiệm trong mọi công việc.

- Thực hiện đổi mới toàn diện về giáo dục đối với GDTX cấp THPT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo như: Đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học đối với nội dung, đổi mới kiểm tra đánh giá.

- Trong quá trình quản lý lãnh đạo, trung tâm đã thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong Trung tâm chỉ đạo mọi hoạt động của Trung tâm với nhiệm vụ trọng tâm dạy và học, Trung tâm đã thực hiện tốt nội quy dân chủ trong trường học.

* Hạn chế

- Đội ngũ giáo viên còn trẻ, năng lực sư phạm còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất: Chưa có phòng thực hành, thí nghiệm cho dạy và học. - Giáo viên còn chưa đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng.

- Giáo viên còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý học viên. - Học viên đa dạng, nhiều thành phần chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa, cán bộ xã đã bỏ học lâu nên nhận thức còn hạn chế.

- Có 01 cán bộ quản lý, chưa có biện pháp hữu hiệu để tạo động lực cho người dạy và người học.

Kết luận Chƣơng 2

Sau khi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên ở Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đối chiếu với cơ sở lý luận, nhận thấy việc quản lý hoạt động của Ban Giám đốc trung tâm GDTX huyện Văn Lãng có những điểm nổi bật sau:

- Ban Giám đốc Trung tâm GDTX đã nhận thức được vai trò quan trọng của các nội dung quản lý HĐDH, nhưng chưa thấy được mối quan hệ tác động qua lại giữa các nội dung đó với mỗi nội dung quản lý hoạt động dạy học của giáo viên Trung tâm GDTX, Ban Giám đốc Trung tâm GDTX đã xây dựng được một số biện pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện. Có những biện pháp thực sự đem lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cho Trung tâm,

tuy nhiên cũng có những biện pháp mà tính hiệu quả chưa thật cao. Những biện pháp thực sự đem lại hiệu quả tốt, song trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn bộc lộ những vấn đề cụ thể dưới đây:

- Thứ nhất, phương pháp quản lý mà giám đốc lựa chọn là kiểu quản lý hành chính, với kiểu quản lý này chủ yếu là quản lý đầu việc, chưa can thiệp trực tiếp vào các nội dung cụ thể để nâng cao chất lượng dạy học.

- Thứ hai, quá trình thực hiện biện pháp quản lý HĐDH ở một số nội dung Ban Giám đốc đã giao quyền quản lý và thực hiện cho tổ trưởng, nhưng chưa định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn, chức năng cho mỗi thành viên. Do vậy sự phối hợp chỉ đạo chưa thực sự chặt chẽ, chưa thường xuyên.

- Thứ ba, nhận thức cơ sở khoa học về quản lý HĐDH của Ban Giám đốc chưa đầy đủ, vận dụng còn máy móc, thiếu tính sáng tạo và tính thực tiễn.

- Thứ tư, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên Trung tâm GDTX chưa thực sự đổi mới, chưa sát với đối tượng.

Tuy nhiên Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng trong những năm qua mặc dù điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học còn khó khăn, nguồn kinh phí hạn hẹp, thiếu nhưng đã phấn đấu vươn lên và có nhiều cố gắng trong quá trình, hoạt động dạy học thực hiện tốt đổi mới phương pháp nội dung, chương trình, đổi mới quản lý dạy của thầy và học của trò.

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN HUYỆN VĂN LÃNG, TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)