- Việc quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt nó tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của thầy và trò đến chất lượng giáo dục của Trung tâm. Chất lượng hiệu quả của công tác giảng dạy thể hiện ở giờ lên lớp, bởi vậy Ban giám đốc phải có biện pháp quản lý phù hợp với đối tượng học viên nhằm đạt được hiệu quả cao.
- Thực tế, Ban Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Văn Lãng, đã chủ động đưa ra một số biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên
+ Tổ chức cho giáo viên học tập qui chế, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tiết dạy (theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, tiết dạy của Bộ Giáo dục - Đào tạo thang điểm 20) làm cho giáo viên nắm vững thực hiện theo quy chế một cách nghiêm chỉnh, không được tuỳ tiện thay đổi thêm bớt, làm sai lệch chương trình dạy học.
+ Kết quả thu được qua phiếu điều tra đối với 18 giáo viên dạy tại Trung tâm cho thấy 100% giáo viên khẳng định các biện pháp trên làm tốt. Qua đó ta có thể khẳng định muốn đội ngũ giáo viên nhà trường làm tốt là ngay từ đầu năm học, Ban Giám đốc Trung tâm cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và học tập quy chế các văn bản có liên quan đến công tác giảng dạy.
+ Về biện pháp yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học có 100% thành viên Ban giám đốc đã khẳng định là cần thiết
+ Biện pháp xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để đánh giá quản lý giờ lên lớp của giáo viên có 88,9%.
Bảng 2.8. Tự đánh giá của Ban Giám đốc về các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp
TT Các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp
Nhận thức của Giám đốc Trong thực thế Rất cần Cần Không cần Làm tốt Đang làm Không làm SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1
Tổ chức cho giáo viên học tập qui chế tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cán bộ
18 100 0 0 0 0 18 100 0 0 0 0
2
Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch giảng dạy có ý kiến của tổ và ban giám đốc
18 100 0 0 0 0 15 83,3 3 16,7 0 0
3
Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để đánh giá giờ lên lớp của giáo viên
16 88,9 2 11,1 0 0 15 83,3 3 16,7 0
4 Xây dựng thời khoá
biểu khoa học hợp lý 16 88,9 1 11,1 0 0 17 94,4 1 5,6 0 0 5 Xây dựng nề nếp dạy
học 18 100 0 0 0 0 16 88,9 1 11,1 0 0
6
Xây dựng qui chế dạy học phù hợp với đặc điểm riêng của trường
14 77,8 4 22,2 0 0 14 77,8 4 22,2 0 0
7
Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên
Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên về biện pháp quản lý giờ dạy của Ban Giám đốc Trung tâm
TT Các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp
Trong thực tế
Làm tốt Có làm Chưa làm tốt
SL % SL % SL %
1 Tổ chức cho giáo viên học tập qui chế, tiêu chuẩn.
18 100 0 0 0 0
2 Yêu cầu giáo viên lập
kế hoạch 18 100 0 0 0 0
3 Xây dựng tiêu chuẩn giờ
lên lớp 14 77,8 4 22,3 0 0
4 Xây dựng thời khoá
biểu khoa học hợp lý 13 72,2 2 11,1 3 16,6 5 Xây dựng nề nếp dạy
học 15 83,3 3 16,7 0 0
6 Xây dựng qui chế dạy học phù hợp với đặc điểm riêng của trường
12 66,6 3 16,7 3 16,7
7 Thường xuyên kiểm tra 10 55,6 2 11,1 6 33,3 Qua kết quả điều tra thu được chúng ta nhận thấy, Ban Giám đốc cho rằng cần thiết và có 83,3% được đánh giá đã làm tốt, còn 16,7% đánh giá là đang thực hiện.
Đối với biện pháp này qua thăm dò ý kiến của giáo viên ta thấy đa số giáo viên ở Trung tâm cho rằng: việc xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp ở Trung tâm là rất phù hợp, chỉ có một số ít giáo viên cho rằng chưa phù hợp, cần thay đổi điều chỉnh một số tiêu chuẩn phù hợp với giáo viên dạy bổ túc THPT vì một số tiêu chuẩn không thể đánh giá như trường THPT.
+ Xây dựng thời khoá biểu phải hợp lý khoa học, thời khoá biểu là phương tiện quản lý quan trọng của Ban Giám đốc Trung tâm. Vì thời khoá biểu giúp Ban Giám đốc giám sát việc dạy học của thầy và học trò, để xây dựng thời khoá biểu khoa học hợp lý phải căn cứ vào phân phối chương trình của từng bộ môn, số giờ qui định của từng môn, nội dung giảng dạy, đồng thời phải quan tâm đến đặc thù tính chất của mỗi môn để sắp xếp sao cho hài hoà giữa các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, làm như vậy là để đảm bảo tính khoa học, tính logic trong quá trình nhận thức của học viên (phù hợp với đối tượng học bổ túc văn hoá). Ngoài ra trong quá trình xây dựng thời khoá biểu ta phải chú ý đến những môn cơ bản nên xếp những tiết đầu của buổi học và tuy theo điều kiện, sức khoẻ, hoàn cảnh của giáo viên mà ta bố trí sao cho hợp lý, để mọi người có thể thoải mái, phấn khởi, yên tâm công tác hoàn thành nhiệm vụ, xếp thời khoá biểu hợp lý sẽ tạo ra sự cân đối hài hoà trong hoạt động giảng dạy.
Thực tế cho thấy, Ban Giám đốc Trung tâm chưa quan tâm đến biện pháp này mà giao cho thư ký hội đồng sắp xếp thời khoá biểu để cho giáo viên lên lớp chưa kiểm tra, xem xét việc bố trí các môn học đã hợp lý chưa.
Qua tìm hiểu ý kiến của giáo viên đang giảng dạy thì một số giáo viên cho rằng có lúc chưa thực sự khoa học và hợp lý vì chưa cân đối kịp thời gần kết thúc năm học có môn thì dạy nhanh so với phân phối chương trình, có môn còn quá chậm.
+ Xây dựng nề nếp dạy học: Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD- ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên, qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ của giáo viên, giám đốc, phó giám đốc và các loại hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm GDTX từ đó Trung tâm nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, có bổ sung kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế của trong Trung tâm, đó là những căn cứ để Ban Giám đốc Trung tâm kiểm tra, đánh giá, quản lý hoạt động dạy học của giáo viên.
+ Thực hiện ngày công, giờ giấc nghiêm chỉnh + Thực hiện kế hoạch dạy học
+ Quy định về soạn bài giảng, chấm, chế độ cho điểm. + Công tác chủ nhiệm lớp.
Để quản lý giờ lên lớp của giáo viên có hiệu quả, Ban Giám đốc yêu cầu giáo viên phải xây dựng kế hoạch cá nhân (kế hoạch đã được thống nhất mẫu cơ bản về kế hoạch do Trung tâm quy định) căn cứ nào đó giáo viên xây dựng kế hoạch của mình, đặc biệt là giáo viên trẻ mới vào nghề, dễ thực hiện ngoài ra còn thuận lợi cho Ban Giám đốc kiểm tra, tổng hợp nhận xét đánh giá.
Ban Giám đốc kiểm tra giờ dạy trên lớp bằng việc quản lý kế hoạch của giáo viên, giao cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra lần thứ nhất, sau đó thành lập Ban kiểm tra do Giám đốc Trung tâm xem xét, phê duyệt kế hoạch (thường vào cuối tháng 9). Kiểm tra như vậy nhằm phát hiện những yêu cầu trong kế hoạch đã làm được và những tồn tại trong việc lập kế hoạch cá nhân để từ đó giúp giáo viên bổ sung điều chỉnh những thiếu sót trong việc lập kế hoạch để có thể điều chỉnh cho hoàn hoàn thiện hơn.
Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục theo quy định của Bộ, dạy đúng chương trình, soạn bài, chấm, trả bài đầy đủ theo quy định, quản lý học viên, học sinh trong mọi hoạt động do Trung tâm tổ chức, thực hiện tốt Quy chế chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm trực tiếp với trung tâm về các hoạt động của lớp chủ nhiệm, dự giờ, thăm lớp rút kinh nghiệm.
Căn cứ vào các quy định đối chiếu với tình hình thực tế đã thực hiện, hàng tháng Ban Giám đốc Trung tâm đều đánh giá nhận xét cụ thể đối với giáo viên về nề nếp dạy học. Ban Giám đốc yêu cầu tổ trưởng chuyên môn bám sát đôn đốc thường xuyên kiểm tra và giúp đỡ giáo viên thực hiện những mặt làm chưa tốt trong kế hoạch đã đề ra. Qua phiếu điều tra, chúng tôi thu được kết quả rằng 100% Giám đốc đều khẳng định rằng việc xây dựng nề nếp
dạy học là rất cần thiết, trên 90% giám đốc đánh giá đã thực hiện tốt và 100% ý kiến của giáo viên đều công nhận là đã làm tốt.
+ Xây dựng qui chế dạy học phù hợp với đặc điểm của Trung tâm GDTX của mình.
Việc xây dựng qui chế làm việc riêng của từng Trung tâm được tiến hành vào đầu năm học (khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10) trong Đại hội công chức đầu năm, Ban Giám đốc Tung tâm GDTX thay mặt hội đồng giáo dục trung tâm thông qua quyết định về việc ban hành qui chế làm việc của cán bộ, giáo viên, nói rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong đơn vị cần phải thực hiện. Qua điều tra một số phiếu không có ý kiến gì về biện pháp này 22,2% Giám đốc bắt đầu làm và qua kết quả phiếu điều tra đối với giáo viên cho thấy quy chế cần phải cụ thể và sát với tình hình thực tế của Trung tâm.
+ Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy thông qua sổ bài giảng, sổ đầu bài, sổ điểm có biện pháp xử lý kịp thời những sai sót.