Kháng thể là các phân tử immunoglobulin (Ig) có trong huyết thanh của động
vật có vú, có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Kháng thể có bản chất protein và bị biến tính bởi các tác nhân hóa học, hóa lý và sinh học.
Hình 1.12. CấuTrúc của kháng thể
Tất cả các dạng kháng thể đều có cấu tạo giống nhau do một hay nhiều đơn vị
monomer tạo thành, có dạng hình chữ Y. Đơn vị cơ bản của phân tử kháng thể gồm 4
chuỗi polyleptit hai chuỗi nặng có trọng lượng phân tử lớn (2H) và hai chuỗi nhẹ có
trọng lượng phân tử lượng thấp (2L) nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị (-S-S-) và liên kết không cộng hóa trị.
Chuỗi nặng gồm vùng biến đổi VH, vùng đa dạng D, vùng liên kết JH và vùng cố định CHtrong khi đó chuỗi nhẹ có VL, JLvà CL. Một cặp chuỗi nặng có vùng V-D- J và chuỗi nhẹ là V-J tạo nên vị trí bám của kháng thể nơi nhận diện ra vị trí gắn kết
kháng nguyên.
Kháng thể có hai đặc tính hữu dụng: tính đặc hiệu và tính ghi nhớ. Tính đặc
hiệu thể hiện ở việc mỗi loại kháng thể chỉ liên kết và tấn công một loại kháng
nguyên nhất định. Loại kháng thể đó được gọi là kháng thế đơn dòng. Kháng thể đơn
dòng chủ yếu được ứng dụng trong việc chẩn đoán bệnh. Hai công trình tiêu biểu
trong số nhiều công trình mà sử dụng kháng thể đơn dòng trong chẩn đoán là:
Gần đây, Jianfeng Chen (năm 2007) [20] và các đồng sự đã thành công trong việc phát hiện nhanh cúm gia cầm H5N1 từ dịch niệu gà, miếng gạc khí quản và các mô. Ở đây họ đã sử dụng kháng thể đơn dòng đặc hiệu với glycoprotein HA của H5N1 để gắn lên nhóm cacboxyl của hạt latex bằng các nhóm cacbondiimide tan
trong nước để tạo nên các “hạt latex nhạy”. Phương pháp này có khả năng phát hiện đặc hiệu sự có mặt của H5N1 trong dịch niệu mà không có mặt các tuýp khác như
H1N1, H3N2, H4N6, và H9N2.