THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH KIẾN AN
2.9.2 Nguyên nhân khách quan
• Môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi
Nền kinh tế trong nước có những diễn biến bất thường. Tỷ lệ lạm phát mặc dù ở mức thấp dưới 7% tuy vậy giá giảm không phải vì năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng mà do sức mua suy kiệt. Chỉ số GDP trong nước chỉ đạt 5,03% đã giảm 0,86 điểm phần trăm so với năm 2011. Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp trong điều kiện nền kinh tế
đang khó khăn, tổng cầu suy giảm quá mức sẽ gây những khó khăn cho kinh tế vĩ mô. Nhà nước phải trả giá bằng việc giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá và kiểm soát giá tuy nhiên chưa hỗ trợ cải thiện được thực trạng tổng cầu nền kinh tế giảm, sản xuất kinh doanh khó khăn, thất nghiệp tăng. Điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. Đây là năm đầy khó khăn, thách thức đối với ngành ngân hàng do ảnh hưởng của hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Các NHTM luôn phải đối mặt với những thay đổi trong điều hành vĩ mô của các cơ quan quản lý, các vấn đề nội tại của nền kinh tế.
Lãi suất và tỷ giá diễn biến phức tạp, khó lường, gây tình trạng thiếu minh bạch, công khai cho khách hàng cũng như khó khăn cho ngân hàng đồng thời gây tâm lý lo sợ cho người dân không dám lựa chọn hình thức gửi tiền vào ngân hàng mà chọn hình thức đầu tư khác. Ngoài ra còn là do tâm lý, thói quen dùng tiền mặt của người dân cộng với sự phát triển cơ sở hạ tầng còn thấp kém làm cho việc triển khai công tác thanh toán không dùng tiền mặt cũng trở lên khó khăn hơn. Phần lớn người dân mở tài khoản tại ngân hàng chỉ là để gửi hoặc thậm chí không sử dụng để chuyển tiền. Những hiểu biết của người dân về hoạt động dịch vụ ngân hàng còn hạn chế, nhiều người còn dè dặt khi gửi tiền vào ngân hàng hoặc thanh toán qua ngân hàng còn sợ sệt do đó đã làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của chi nhánh ngân hàng.
•Hệ thống pháp lý chưa đồng bộ và thiếu nhất quán, còn nhiều bất cập
Văn bản của NHNN vừa mới ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung. Môi trường pháp lý cho hoạt động của NHTM năm qua có nhiều thay đổi theo hướng “xiết chặt”, áp lực lớn hơn với sự ra đời của Thông tư 13, 19, Luật các TCTD mới,… và những diễn biến đầy kịch tính trong việc áp dụng các văn bản này khi những điều chỉnh, sửa đổi chỉ đến vào giờ chót đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh Kiến An nói riêng.
Các chính sách pháp lý cho các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều khe hở dẫn đến thiệt thòi cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng trong nước. Ngoài ra tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng nhanh là điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu đồng thời cũng là nhưng bất lợi cho ngân hàng trong việc khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn ngoại tệ.
•Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước
Trên thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng có chức năng huy động vốn làm cho thị phần mỗi ngân hàng có nguy cơ thu hẹp. Trong quá trình cạnh tranh để giữ và mở rộng thị phần, các tổ chức này đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cung - cầu về vốn làm mặt bằng lãi suất trên thị trường dâng cao, gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn.
Quá trình tiến tới tự do hoá trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam, các NHTM trong nước chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng ngoại trong mọi lĩnh vực hoạt động từ nghiệp vụ kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động cho đến thu hút nguồn lao động có kỹ năng trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và có sự lựa chọn nhiều hơn. Từ đó dẫn đến sự dịch chuyển thị phần từ ngân hàng trong nước sang thị phần ngân hàng ngoại-vốn có ưu thế về cơ chế quản lý kinh doanh linh hoạt, hệ thống thiết bị ngân hàng hiện đại tiên tiến và sản phẩm dịch vụ đa dạng.
CHƯƠNG 3