Khái quát về ngân hàng TMCP Công thương VN và ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Kiến An

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh huy động tại ngân hàng TMCP Công thương VN- chi nhánh Kiến An (Trang 29)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH KIẾN AN

2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Công thương VN và ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Kiến An

thương - chi nhánh Kiến An

2.1.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

*Những giai đoạn phát triển:

Quá trình hình thành và tổ chức bộ máy hoạt động NHCT Việt Nam nói chung có thể chia ra làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: Từ ngày thành lập đến hết năm 1990, hệ thống NHCT Việt Nam có 32 chi nhánh, tỉnh thành phố với 63 đơn vị trực thuộc được tổ chức hoạt động theo cơ chế NHCT_TW chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý chỉ đạo như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt-các chi nhánh thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập.

Giai đoạn hai: Từ tháng 1/1991 đến hết năm 1995, là giai đoạn hệ thống NHCT Việt Nam được thành lập lại theo Quyết định 420/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, từ đây hệ thống các ngân hàng chuyên doanh đã được thực sự trở thành NHTM hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực từ tháng 10/1990. NHCT Việt Nam là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập có các chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Đây cũng là giai đoạn bung ra của nền kinh tế nhiều thành phần, là giai đoạn mà hệ thống NHCT mở rộng cho vay, đối mặt trực tiếp nhất với cơ chế thị trường nên chứa đựng mầm mống của sự mất an toàn và khủng hoảng.

Giai đoạn ba: Từ năm 1996 đến 2007. Theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam đã kí quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 thành lập lại NHCT Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước. Quy định tại Quyết

định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của thủ tướng chính phủ, theo mô hình này NHCT Việt Nam được quản lý bởi Hội đồng quản trị, điều hành bởi Tổng giám đốc có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc (các CN cấp 1,cấp 2) có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập (các công ty)

Giai đoạn bốn: Từ năm 2008 đến nay. Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009

Hiện nay VietinBank đang hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0100111948 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 10/3/2011.

Lịch sử phát triển của VietinBank là quá trình chinh phục những gian nan, vượt qua nhiều thách thức đầy cam go nhưng cũng hết sức tự hào. Từ những ngày đầu thành lập cho tới nay, VietinBank đã trải qua nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trình độ nhân lực để đổi mới từ bộ máy nhân sự, công nghệ, đến các sản phẩm, dịch vụ..., phát triển nhanh và lớn mạnh, vươn lên trở thành một ngân hàng thương mại quy mô lớn, tiên tiến, hiện đại. Với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản hàng năm trên 30% và lợi nhuận sau thuế tăng trên 20%, thị phần chiếm khoảng trên 15% tại thị trường ngân hàng Việt Nam, VietinBank đóng góp một phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước. Sự lớn mạnh của VietinBank còn thể hiện bằng khả năng thu xếp và tham gia tài trợ hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD cho các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, VietinBank còn đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế hoạt động và đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Năm 2012, VietinBank đã tăng vốn điều lệ thành công lên 50.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Không dừng lại ở đó, VietinBank còn là định chế tài chính Việt Nam tiên phong trong việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế với việc phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế trên toàn cầu. Uy tín của VietinBank đã được khẳng định với nhiều giải thưởng danh giá. Đặc biệt hơn cả, VietinBank vinh dự là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo công bố của Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes.

Bên cạnh việc kinh doanh hiệu quả, VietinBank luôn là đơn vị đi đầu trong công tác hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo tại hầu hết 63 tỉnh, thành trên địa bàn toàn quốc. Với tình cảm, trách nhiệm và tinh thần tương thân, tương ái, tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên và người lao động VietinBank luôn xác định việc làm tốt công tác an sinh xã hội, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng cũng là một trong những mục tiêu chính trị - xã hội quan trọng đối với doanh nghiệp. Đến nay, VietinBank đã tài trợ trên 2.000 tỷ đồng để thực hiện công tác từ thiện, an sinh xã hội tại khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước.Hiện tại, hệ thống mạng lưới của VietinBank ngoài 147 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch phủ khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước, VietinBank còn đang vươn mình mạnh mẽ ra thế giới, nỗ lực thực hiện chủ trương tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và gia nhập nền tài chính toàn cầu. VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại thị trường Châu Âu với hai chi nhánh tại Frankfurt và Berlin, CHLB Đức. Ngoài ra, Chi nhánh VietinBank tại Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào cũng đã khai trương và đi vào hoạt động. Thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới ra các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như: Ba Lan, Séc, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Úc...

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, VietinBank luôn ý thức được cần phải đổi mới để trở thành một ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh, đáp ứng được các chuẩn mực tài chính của Việt Nam và các chuẩn mực tài chính quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập tích cực với các ngân hàng khu vực và thế giới. Bám sát chủ trương của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, VietinBank đã và sẽ tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại: nâng cao năng lực cạnh tranh; đổi mới công tác tổ chức và quản trị điều hành, đồng thời, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh

đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, kiểm soát nợ xấu, kiện toàn mô hình tổ chức Đảng, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, minh bạch, công khai, tích cực đóng góp cho công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm VietinBank với cộng đồng, chăm lo cải thiện tốt nhất đời sống vật chất tinh thần, điều kiện làm việc cho cán bộ nhân viên của VietinBank.

Sau 4 năm cổ phần hóa, Vietinbank đã có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và lợi nhuận hết sức ấn tượng. Bên cạnh việc nắm bắt cơ hội và khai thác tốt nội lực để phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững, Vietinbank cũng đã có những cải cách sâu rộng về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý rủi ro, nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin, tuyên truyền và xây dựng thương hiệu Vietinbank, qua đó thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư.

Năm 2012 là một năm có nhiều khó khăn và thử thách, nhưng cũng là năm Vietinbank thành công, ghi dấu mốc ấn tượng nhất. Vốn điều lệ, vốn tự có tăng lên 50.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh huy động tại ngân hàng TMCP Công thương VN- chi nhánh Kiến An (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w