THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH KIẾN AN
2.6. Cơ cấu nguồn vốn huy động so với việc sử dụng vốn
Cũng giống như những ngân hàng thương mại khác NHTMCPCTVN – CN Kiến An cũng nên huy động nguồn và sử dụng nguồn huy động một cách tương thích để nhằm đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh. Tuy nhiên CN Kiến An là chi nhánh trực thuộc của NHTMCPCT Hải Phòng do đó chi nhánh cũng cần phải thực hiện những kế hoạch mà NHTMCPCT giao cho. Khối lượng vốn huy động của chi nhánh cũng phải nộp chuyển cho hội sở chính để tiến hành hoạt động kinh doanh. Do đó nguồn huy động của chi nhánh không phải được toàn quyền thực hiện kinh doanh. Chi nhánh cũng thực hiện cho vay nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động thường nhỏ hơn 100% rất nhiều.
Bảng dưới đây phản ánh tình hình huy động vốn và cho vay cùng với tỷ lệ vốn cho vay trên vốn huy động của chi nhánh trong 3 năm gần đây.
Bảng 2.10: Tình hình huy động và cho vay từ 2010 – 2012.
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Huy động Cho vay % cho vay trên huy động Huy động Cho vay % cho vay trên huy động Huy động Cho vay % cho vay trên huy động
1.Theo cơ cấu tiền gửi 445 77,4 17,4 474 118,1 24,9 558 208,3 37,3
VNĐ 289,8 27,6 9,5 272 73,4 27,0 383,5 169 44,1
Ngoại tệ 165,2 49,8 30,2 202 44,7 22,1 174,5 39,3 22,5
2.Theo thời hạn 445 77,4 17,4 474 118,1 24,9 558 208,3 37,3
Ngắn hạn 305 28,3 9,3 325 28,5 8,8 359 83,5 23,3
Trung và dài hạn 140 49,1 35,1 149 89,6 60,1 199 124,8 64,2
Về cơ cấu tiền gửi:
Nhìn vào bảng trên cho thấy rằng tỷ lệ cho vay của chi nhánh thấp hơn rất nhiều so với nguồn vốn huy động được. Cũng bởi vì nguồn huy động được chi nhánh nộp chuyển cho NHTMCPCTVN và thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác, đặc biệt là nguồn dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản cho chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên trong những năm gần đây chi nhánh cũng luôn quan tâm nâng cao chất lượng cũng như quy mô tín dụng. Điển hình là nợ xấu đến thời điểm này là tương đối nhỏ dưới 6%, nợ nhóm 5 không còn và tỷ trọng cho vay so với nguồn huy động cũng đang tăng dần lên. Nếu như ở năm 2010 tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy dộng được chỉ đạt 17,4% thì đến năm 2011 đã tăng lên đến 24,9% và đến năm 2012 đã đạt 37,31%. Cho thấy dư nợ cho vay đang tăng lên từng năm đều đặn nhưng tỷ lệ huy động vốn và cho vay vốn theo cơ cấu tiền gửi còn chưa hợp lý. Nếu như tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động là 17,4% vào năm 2010 thì tỷ lệ này ở đồng nội tệ chỉ là 9,5% và ở đồng ngoại tệ là 32% cho thấy sự mất cân đối trong việc cho vay, ngay cả năm 2011 và năm 2012 cũng tương tự với tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động là 24,9% trong khi cho vay ngoại tệ 27 % và cho vay nội tệ là 22,1% những con số này có phần hợp lý hơn. Tuy nhiên đến năm 2012 khoảng cách của việc mất cân đối vốn lại lớn dần lên khi tổng cho vay trên huy động là 37,3% trong khi đó tỷ lên này ở cho vay nội tệ là 44,1% và ở ngoại tệ lại là 22,5%. Cho thấy chi nhánh chưa chú trọng đến việc cân đối vốn cho vay so với huy động các loại tiền gửi để đạt cơ cấu hợp lý, tránh những thiệt hại do việc chuyển đổi tiền cho vay dẫn đến thiệt hại do chênh lệch về tỷ giá.
Về thời hạn:
Dựa vào số liệu trên có thể thấy được rằng xu hướng cho vay của chi nhánh là “lấy ngắn nuôi dài” khi chi nhánh huy động nguồn ngắn hạn nhiều hơn nguồn dài hạn nhưng chủ yếu lại cho vay dài hạn. Nếu như tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn huy động năm 2010 là 17,4 % thì tỷ lệ cho vay ngắn hạn trên nguồn ngắn hạn chỉ là 9,3% trong khi đó tỷ lệ cho vay dài hạn trên tổng nguồn huy động dài hạn là 35,1%. Đến năm 2012 sự mất cân đối này còn lớn hơn nữa khi tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động là 37,3% trong khi đó cho vay ngắn hạn chỉ đạt tỷ lệ 23,3% và dài hạn là 64,2%. Không chỉ có chi nhánh mà đây là tình trạng chung của các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Điều này ẩn chứa một rủi ro lớn về tính thanh khoản của ngân hàng. Nếu như những khoản huy động ngắn hạn đến thời gian đáo hạn mà ngân hàng không thanh toán được
cho khách hàng do đã đầu tư và cho vay trung và dài hạn sẽ làm mất uy tín ngân hàng thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Đây là vấn đề chi nhánh nên thận trọng và phân tích kĩ lưỡng tình hình trước khi thực hiện việc cho vay theo thời hạn chưa cân đối này.
Nhìn chung qua phân tích cơ cấu trên có thể thấy được tỷ lệ cho vay ngắn hạn và tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh chưa tương ứng và có xu hướng ngày càng gia tăng tỷ lệ cho vay dài hạn và thu hẹp tỷ lệ cho vay ngắn hạn. Đây là một vấn đề đáng lưu ý, cần được quan tâm bởi lẽ nguồn ngắn hạn đem cho vay dài hạn tạo ra lợi nhuận cao nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro lớn. Tuy nhiên nhiều ngân hàng hiện nay vẫn thường dùng nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn vì mục tiêu lợi nhuận, thực ra có thể sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay dài hạn nhưng chỉ nên dừng ở một tỷ lệ nhất định và cần phải tính toán cẩn trọng đến vấn đền này.