Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh huy động tại ngân hàng TMCP Công thương VN- chi nhánh Kiến An (Trang 66)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH KIẾN AN

2.4.3.3.Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn huy động 2010-2012.

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHTMCPCTVN – CN Kiến An)

đều chiếm tỷ trọng khá đều nhau trong tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng cũng khá đều đặn.

Đặc biệt tiền gửi không kì hạn : Vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2010 tiền gửi không kì hạn là 127 tỷ đồng, tăng 24 tỷ so với năm 2009 và chiếm 28,8% tổng nguồn vốn. Đến năm 2011 loại tiền gửi này tăng lên 23 tỷ đồng với quy mô huy động là 150 tỷ đạt 31,64% trong tổng nguồn vốn huy động. Cho đến năm 2012 nguồn này lại tiếp tục tăng 13 tỷ đồng đạt quy mô huy động loại tiền gửi này là 163 tỷ đồng tương ứng với 29,2% tổng nguồn huy động. Đây là nguồn vốn huy động có lãi suất thấp tuy nhiên nó lại không ổn định. Ba năm qua, nguồn vốn này vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn tuy vào năm 2012 có giảm đôi chút về mặt tỷ trọng. Đây có thể là một hạn chế của chi nhánh bởi nguồn này không chỉ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động mà còn chủ yếu tập trung vào một số khách hàng có tiền gửi ngoại tệ. Do đó khi nguồn vốn này chuyển đi một lúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số dư nguồn vốn huy động. Chính vì thế chi nhánh cần phải nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn bù đắp sự thiếu hụt khi nguồn này bị đột ngột chuyển đi cũng như cần phân tích, nắm rõ nguồn này để chủ động trong việc sử dụng nguồn hợp lý.

Đối với loại tiền gửi dưới một năm: Đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn so với các loại kì hạn khác trong tổng nguồn vốn bởi tính đa dạng trong các sản phẩm tiền gửi, tính hữu ích trong việc sử dụng cũng như sinh lời của khách hàng. Trong năm 2010 khối lượng huy động của chi nhánh trong nguồn này đạt 177 tỷ đồng tăng 75 tỷ đồng so với năm 2009 và chiếm 39,8% trong tổng nguồn huy động. Sang đến năm 2011 loại tiền này đạt số vốn là 175 tỷ đồng, giảm 2 tỷ đồng so với năm 2010 và chiếm 36,92% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Đây có thể thấy là do nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và những cơn chấn động kinh tế đã khiến cho người dân không muốn gửi vào ngân hàng với thời gian có kì hạn vì như thế sẽ làm cho số vốn của họ khó chủ động trong việc sử dụng. Nhưng đến năm 2012 thì loại tiền này đã tăng khá cao với nguồn huy động đạt 196 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng so với năm 2011 cũng là do nửa cuối năm 2012 nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau cơn địa chấn kinh tế cùng với đó là việc chi nhánh xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, cải

tiến phương thức giao dịch, bước đầu thực hiện đa dạng hóa các loại kỳ hạn gửi tiền và các hính thức trả lãi phong phú ( trả lãi trước, trả lãi sau),... Điều này cho thấy chi nhánh đã rất cố gắng nỗ lực trong việc huy động nguồn vốn có tính ổn định này.

Đối với tiền gửi từ một năm trở lên: Là loại tiền gửi trung và dài hạn. Đây là nguồn có tính ổn định cao, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi và chỉ rút ra khi đến hạn. Năm 2010 chi nhánh ngân hàng huy động được 140 tỷ đồng, tăng 36 tỷ đồng so với năm 2009. Đây là một con số tương đối lớn đối với chi nhánh bởi loại vốn huy động này luôn được các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt. Đến năm 2011 tiền gửi có thời hạn trên một năm là 149 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng so với năm 2010 và chiếm 31,44% trên tổng nguồn vốn huy động. Bước sang năm 2012 nguồn vốn huy động của loại kì hạn này là 199 tỷ đồng tương ứng với 35,7% và tăng 50 tỷ đồng so với năm 2011. Số liệu trên thể hiện các hình thức tiết kiệm của chi nhánh cũng là khá hấp dẫn với khách hàng. Nguồn vốn này càng lớn càng giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn huy động được tuy nhiên thì nguồn vốn này có một nhược điểm lớn đó là nguồn vốn có chi phí về lãi suất khá cao. Như vậy chi nhánh cần quan tâm đến các khách hàng truyền thống có uy tín có doanh thu cao đồng thời tạo lập những mối quan hệ mới, thu hút được thêm nhiều khách hàng có quan hệ mật thiết với ngân hàng.

Nhìn chung nguồn vốn huy động theo cơ cấu tiền gửi của chi nhánh là tương đối đều nhau, trong đó thì nguồn ngắn hạn( dưới 1 năm) thường chiếm tỷ trọng lớn nhất và nguồn tiền gửi không kì hạn cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Chi nhánh cũng đã rất nỗ lực trong việc huy động nguồn dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tham gia dự án của chi nhánh ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh huy động tại ngân hàng TMCP Công thương VN- chi nhánh Kiến An (Trang 66)