THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH KIẾN AN
2.4.3.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ 2010-2012
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHTMCPCTVN – CN Kiến An)
Qua bảng số liệu trên và đồ thị trực quan ta có thể thấy được nguồn nội tệ VNĐ huy động được luôn có tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ quy đổi. Trong năm 2010 nội tệ huy động được là 289,8 tỷ đồng (chiếm 63,7%) tổng nguồn vốn huy động còn nội tệ huy đông được năm trước đó chỉ khoảng 173,3 tỷ. Như vậy nguồn nội tệ năm 2010 đã tăng 116,5 tỷ đồng so với năm 2009 (tương đương tăng 67,5%) và tăng 21 tỷ đồng so với kế hoạch được giao.Còn ngoại tệ quy đổi đạt 165,2 tỷ đồng (chiếm 36,3% tổng nguồn vốn huy động của năm) và tăng 14 tỷ so với năm 2009, tuy nhiên mới chỉ đạt 98,8 % kế hoạch được giao. Cho thấy năm 2010 nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là đồng nội tệ. Bước sang năm 2011 nguồn nội tệ huy động của chi nhánh có phần giảm nhẹ so với năm 2010 với số vốn huy động được là 272 tỷ đồng (chiếm 57,4% tổng nguồn vốn huy động) giảm 17,8 tỷ đồng so với năm 2010 và thiếu 12 tỷ mới đạt được chỉ tiêu kế hoạch được giao. Còn về khối lượng vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi thì năm 2011 không những không giảm mà lại tăng với tổng vốn ngoại tệ huy động quy đổi là 202 tỷ đồng (chiếm 42,6 % tổng nguồn vốn huy động) tăng 36,8 tỷ đồng so với năm 2010 và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 19 tỷ đồng. Đến năm 2012, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng cao về mặt quy mô, còn về cơ cấu thì nội tệ đạt 383,5 tỷ đồng (đạt 68,7% tổng nguồn
vốn huy động) trong khi nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng chiếm 174,5 tỷ đồng (đạt 31,3% tổng nguồn vốn huy động) cho thấy nguồn nội tệ vẫn luôn đóng vai trò khẳng định trong nền kinh tế. Từ cơ cấu loại tiền gửi có thể thấy được chi nhánh luôn lấy việc duy trì việc huy động vốn nội tệ làm trọng tâm. Sự xê dịch trong tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ có phần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngoại tệ và giảm tỷ trọng nội tệ vào năm 2011 là do nền kinh tế biến động, đồng ngoại tệ lên giá nên người dân chuyển sang tích lũy các loại ngoại tệ mạnh để hưởng lãi suất tiết kiệm và chênh lệch về tỷ giá. Đặc biệt là năm vào thời điểm cuối năm 2011, đồng USD tăng mạnh và liên tục so với trước nên nhiều người chuyển sang dự trữ USD nhiều hơn do đó tỷ trọng đồng ngoại tệ được gửi trong chi nhánh cũng tăng cao.
Từ những phân tích khái quát trên chúng ta có thể thấy được rằng nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của chi nhánh luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn và đóng vai trò to lớn trong tổng nguồn huy động. Sự duy trì tỷ lệ này cũng khá ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng của chi nhánh.