nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh
Luật NSNN đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996, sau đó đã qua 2 lần sửa đổi, lần thứ 2 năm 2002, có hiệu lực từ năm 2004.
Luật Xây dựng được Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003, Luật quy định về hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật Đấu thầu 61/2005/QH XI ngày 29/11/2005 quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn NSNN từ 30% trở lên cho đầu tư phát triển; dự án sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; dự án sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm tài sản phục vụ việc cải tạo, sửa chữa các thiết bị, dây truyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của Doanh nghiệp Nhà nước.
Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn ban hành Luật NSNN sửa đổi năm 2002.
Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.
Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đối với tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.
Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn đấu thầu xây dựng theo luật xây dựng.
Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Thông tư 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán VĐT đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Thông tư 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN.
Thông tư 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
Công văn số 16989/BTC-ĐT ngày 13/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thanh toán VĐT từ kế hoạch năm 2012.
Kết luận Chương 2
Chương 2, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức công tác hoạt động KSC NSNN qua KBNN.
Việc tổ chức hoạt động công tác KSC NSNN qua KBNN tỉnh đều xuất phát từ mục tiêu KSC NSNN là sử dụng phương thức, công cụ, biện pháp, thủ tục nhằm làm cho công tác chi NSNN đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức theo quy định của pháp luật, đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội, ngăn ngừa lãng phí tham nhũng.
Tổ chức bộ máy KSC NSNN phải được tổ chức khoa học, đồng nhất, gọn nhẹ theo hướng cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình và thủ tục, sao cho đạt hiệu quả chính xác cao, không gây phiền hà, tốn nhiều thời gian và kinh phí.
Nghiên cứu KSC NSNN và vai trò của KBNN tỉnh trong KSC NSNN, kết hợp với đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động của KBNN tỉnh với KSC là tiền đề cho việc hoàn thiện phù hợp với yêu cầu và phát triển của hệ thống KBNN.
Chương 3
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
CẦN THƠ
3.1. Phân tích tổ chức kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cần Thơ
3.1.1. Thiết kế bộ máy kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Cần Thơ
Hệ thống KBNN được thành lập và đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước từ ngày 04/01/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chuyển giao công tác quản lý quỹ NSNN từ ngành Ngân hàng Nhà nước sang Bộ Tài chính. Qua quá trình hoạt động và phát triển hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống Tài chính Quốc gia.
Cùng với hệ thống Kho bạc cả nước, KBNN Cần Thơ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990. Qua hơn 20 năm hoạt động, KBNN Cần Thơ cùng với sự phát triển của hệ thống KBNN, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN Cần Thơ không ngừng được hoàn thiện, mở rộng. Theo Quyết định số 362/QĐ-BTC ngày 11/02/2010 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì KBNN Cần Thơ có những chức năng, nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Cần Thơ
KBNN Cần Thơ thực hiện các nhiệm vụ theo sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của KBNN Trung ương, Bộ Tài chính, đồng thời có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương về các vấn đề kinh tế, xã hội, mà trực tiếp là công tác thu, chi NS, đặc biệt là công tác KSC NSNN.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các KBNN huyện thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của KBNN.
Tập trung các khoản thu NSNN, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp NS.
Thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Tổ chức huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN.
Quản lý, điều hòa tồn ngân quỹ KBNN theo hướng dẫn của KBNN; thực hiện tạm ứng tồn ngân KBNN cho NS địa phương theo quy định của Bộ Tài chính.
Quản lý quỹ NS, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản lý, quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN Cần Thơ.
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN Cần Thơ và KBNN huyện trực thuộc.
Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN Cần Thơ.
Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán liên kho bạc tại địa bàn Cần Thơ. Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN Cần Thơ quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN Cần Thơ quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi NSNN các cấp.
Quyết toán các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN Cần Thơ và trên toàn địa bàn.
Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN Cần Thơ và KBNN huyện trực thuộc.
Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động KBNN trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Quản lý bộ máy, biên chế, công chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của KBNN Cần Thơ theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, XDCB nội bộ theo quy định của pháp luật.
Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN Cần Thơ.
Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động KBNN; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN Cần Thơ.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc KBNN giao.
KBNN Cần Thơ có quyền:
Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật.
Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Thời gian qua KBNN Cần Thơ luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành là quản lý Quỹ NSNN. Tập trung đầy đủ, kịp thời,
hạch toán chính xác mọi nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí vào NSNN để đáp ứng các nhu cầu chi NSNN trên địa bàn; chủ động tăng cường phối hợp với các cơ quan thu thực hiện tốt công tác tập trung nguồn thu; chú trọng công tác cải cách hành chính gắn với hiện đại hóa trong công tác quản lý thu NSNN. Tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2010 là 5.045.632 triệu đồng, đến năm 2012 là 9.272.079 triệu đồng, tăng 184% so năm 2010.
Trong những năm đầu mới thành lập KBNN Cần Thơ chỉ thực hiện các nghiệp vụ đơn thuần là xuất quỹ NSNN mà chủ yếu là chi thường xuyên, đến nay KBNN Cần Thơ đã thực hiện có hiệu quả công tác KSC đối với toàn bộ các khoản chi NSNN theo Luật NSNN đều được quản lý, thanh toán và chi trả kịp thời, đảm bảo mọi khoản chi NSNN được kiểm soát thanh toán đúng chế độ quy định.
Trong những năm qua KBNN Cần Thơ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản của Nhà nước giao quản lý. Tăng cường biện pháp quản lý, chấp hành nghiêm các quy trình nghiệp vụ, chú trọng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Công tác quản lý và điều hòa vốn Kho bạc được theo dõi chặt chẽ, thực hiện quản lý đúng nguyên tắc, chế độ quy định, đảm bảo an toàn, chính xác, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của KBNN từ thành phố đến huyện.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN Cần Thơ được tổ chức thành một hệ thống chuyên ngành dọc, tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất từ trung ương đến các tỉnh, thành phố, thị xã, quận, huyện. Trong đó tại KBNN Cần Thơ được hình thành như sau:
KBNN Cần Thơ trực thuộc KBNN, gồm 9 phòng nghiệp vụ: Kế hoạch tổng hợp, KSC, Kế toán Nhà nước, Kho quỹ, Tin học, Tổ chức - cán bộ, Thanh tra, Hành chính - quản trị, Tài vụ và 9 đơn vị KBNN quận, huyện trực thuộc.
Sơ đồ 3.1 - Mô hình tổ chức bộ máy KBNN Cần Thơ
KBNN Cần Thơ KSC NSNN các cấp cho các đơn vị trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp của cấp có thẩm quyền. Thực hiện chuyển tiếp và chuyển vốn xuống chi NS cấp dưới với KBNN cấp trên và cơ quan tài chính địa phương.
Thứ hai, KBNN Cần Thơ thực hiện nhiệm vụ KSC NSNN
Tại KBNN Cần Thơ thực hiện nhiệm vụ KSC NSNN có hai phòng chức năng chính đó là:
Phòng KSC NSNN:
Số Cán bộ, Công chức làm công tác KSC VĐT XDCB là 20 người. Trong đó: Tại Văn phòng KBNN Cần Thơ là 11 người; tại KBNN quận, huyện là 09 người.
Tham mưu, giúp Giám đốc KBNN Cần Thơ dự thảo các văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán và tất toán VĐT XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn
BAN GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Kho quỹ Phòng Hành chính-quản trị trijtrijtrtrị Phòng Tin học Phòng Tổng hợp Phòng Kế toán Nhànước Phòng Thanh tra Phòng KSC NSNN Phòng Tài vụ 9 KBNN quận, huyện
chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác được giao quản lý đối với các đơn vị trực thuộc.
Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình kiểm soát, thanh toán VĐT XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác được giao quản lý với KBNN, cơ quan tài chính địa phương và các cơ quan có thẩm quyền.
Xác nhận số thanh toán VĐT cho dự án theo quy định do phòng KSC NSNN trực tiếp kiểm soát, thanh toán.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Cần Thơ giao.
Phòng Kế toán Nhà nước:
Số cán bộ công chức làm công tác KSC thường xuyên NSNN là 62 người. Trong đó: Tại Văn phòng KBNN Cần Thơ là 13 người; tại KBNN quận, huyện là 49 người.